Tiểu kết chƣơng

Một phần của tài liệu Khảo sát các phương tiện biểu thị tình thái phản thực hữu (counter - factive) trong tiếng Việt (Trang 68)

˜ Tôi có biết chuyện đó một tí nào đâu 15) Tôi đâu có biết chuyện đó.

2.4 Tiểu kết chƣơng

Trong chương này, chúng tôi đã tập trung miêu tả, phân tích đặc trưng cấu trúc hình thức và đặc trưng ngữ nghĩa- ngữ dụng của các phương tiện từ vựng thể hiện tình thái phản thực hữu trong tiếng Việt gồm quán ngữ tình thái, vị từ tình thái hàm hư, các tiểu từ tình thái cuối câu chỉ tình thái phản thực.

2.4.1 Ngoài việc điểm qua lịch sử nghiên cứu các quán ngữ tình thái, tiểu từ tình thái, vị từ tình thái hàm hư, chúng tôi đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Xác lập một khái niệm đầy đủ nhất và có tính tiện dụng nhất cho đề tài nghiên cứu về quán ngữ tình thái và quán ngữ biểu thị tình thái phản thực hữu , tiểu từ tình thái phản thực, vị từ tình thái và vị từ tình thái hàm hư.

b) Áp dụng thủ pháp mô hình hoá, thủ pháp cải biên so sánh, thủ pháp phân tích ngữ nghĩa để xác định các đặc trưng cấu trúc hình thức và đặc trưng ngữ nghĩa-

b(1) Quán ngữ tình thái biểu thị tình thái phản thực: làm như (P), đáng lẽ (P)... Về cấu trúc hình thức: các quán ngữ có thể đứng trước hoặc sau điều được nói đến (P), có thể được phân chia thành các nhóm quán ngữ hai hoặc ba thành tố; các nhóm này không có khả năng chêm xen thêm một nhân tố X vào giữa cấu trúc (ví dụ đáng X lẽ (P), nhưng nếu tạm bỏ qua những sắc thái nghĩa quá chi tiết các quán ngữ biểu thị tình thái phản thực có thể được phân chia thành 7 tiểu nhóm nhỏ hơn.

Về đặc trưng ngữ nghĩa- ngữ dụng: Ngữ nghĩa- ngữ dụng của các QNTTPTH là ngữ nghĩa học được hiểu theo nghĩa rộng, có tính chất phi miêu tả, ngữ nghĩa gắn liền ngữ dụng. Do vậy, sự phân chia các quán ngữ trong nhóm thành 7 tiểu nhóm nghĩa nhỏ hơn là sự phân chia ngữ nghĩa học ở chiều sâu. Mỗi nét nghĩa trong mỗi tiểu nhóm đều có tác dụng tạo ra giá trị riêng của các đơn vị trong tiểu nhóm có sự phân biệt tinh tế với tiểu nhóm khác. Sự phân chia này đã thể hiện nội dung quan niệm hình thức nào tương ứng với nội dung nội dung ấy trong cách dùng và sự lựa chọn của người bản ngữ đối với mỗi quán ngữ. Các nét nghĩa được phân biệt tinh tế về sắc thái đánh giá (có lợi/ bất lợi, phù hợp mong muốn/ không phù hợp...) đã thể hiện hướng đi đúng của chúng tôi khi đi tìm bản chất nghĩa bề sâu của quán ngữ tình thái là sự khúc xạ nghĩa từ nghĩa hầm ẩn đến nghĩa bề sâu của từng đơn vị.

b(2) Vị từ tình thái hàm hư (toan, suýt, chực, hòng, định)

Về cấu trúc hình thức: các VTHH đóng vai trò trung tâm trong ngữ đoạn vị từ trong mô hình bất biến gồm vị từ hàm hư và một vị từ khác là phần phụ sau. Vị từ hàm hư có khả năng tiếp nhận các tiền phó từ và hậu phó từ nên có khả năng sản sinh các mô hình trong thực tế gồm 3 hoặc 4 thành tố.

Thành tố phụ sau (hậu phó từ) của các VTHH là các động từ thuộc bốn loại chỉ hành động, tính chất, tư thế, quá trình. Các tiền phó từ của VTHH có thể các tiền phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự (cũng, vẫn, đều, lại cứ) hoặc phó từ chỉ thời gian (đã, đang, sẽ, vừa, mới), hay có khi là phó từ khẳng định sự tồn tại của hành động (chỉ). Riêng “hòng” còn có khả năng kết hợp với phó từ chỉ mục đích “để”.

VTHH thường không kết hợp các tiền phó từ chỉ tần số, mức độ, và chỉ sự sai khiến khuyên nhủ.

Về đặc trưng ngữ nghĩa- ngữ dụng: ngữ nghĩa của các VTHH vừa có sự liên quan với nhau do đều cùng xuất phát từ một nét nghĩa trung tâm (nghĩa cơ bản) vừa có khả năng phân biệt các nét nghĩa tinh tế về tính chủ ý, tính kiểm tra, tính mục đích, tác động của nhân tố khác trước khi phát ngôn...thậm chí có khả năng sản sinh ra nét nghĩa khác nên có thể tập hợp trong một mạng lưới ngữ nghĩa. Mạng lưới ngữ nghĩa cũng thể hiện sự chi phối rất lớn của vai trò người nói và dụng ý phát ngôn mỗi vị từ hàm hư.

Luận văn cũng đã làm rõ khả năng thay thế lẫn nhau và sự tương đồng hay khác biệt của các VTHH qua các thao tác cải biên so sánh.

b(3): Tiểu từ tình thái phản thực(đâu, nào, gì, chứ, ư, sao)

Về cấu trúc hình thức: Các tiểu từ phản thực thường có thể xuất hiện trong 4 loại mô hình cấu trúc.

Về đặc trưng ngữ nghĩa- ngữ dụng: Dụng ý của người nói khi bác bỏ (P) với các phương thức chất vấn- bác bỏ (P), tiền giả định của các phát ngôn chứa tiểu từ phản thực, sự kết hợp của các tiểu từ phản thực với nhau. Tất cả các nhân tố này đều bộc lộ lí do ngữ nghĩa- ngữ dụng ở chiều sâu của việc lựa chọn mỗi tiểu từ phản thực đồng thời nói rõ chiều, hướng của hành vi ngôn ngữ.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Khảo sát các phương tiện biểu thị tình thái phản thực hữu (counter - factive) trong tiếng Việt (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)