Đặc trƣng cấu trúc hình thức của vị từ tình thái hàm hƣ

Một phần của tài liệu Khảo sát các phương tiện biểu thị tình thái phản thực hữu (counter - factive) trong tiếng Việt (Trang 42)

Đối với một ngôn ngữ đơn lập, không biến đổi hình thái như tiếng Việt, về mặt cú pháp, nói đến đặc điểm cấu trúc- hình thức của của một từ chính là nói đến khả năng kết hợp của nó. Vị từ tình thái có khả năng làm thành tố chính của một ngữ đoạn có quan hệ chính phụ. Ngữ đoạn vị từ có chứa vị từ tình thái hàm hư làm chính tố đứng trước sau đó có một vị từ thường làm thành tố phụ còn được gọi là

ngữ đoạn vị từ tình thái hàm hư vẫn tuân theo quy tắc của ngữ đoạn của vị từ tình thái nói chung.

Mô hình bất biến của ngữ đoạn vị từ tình thái hàm hư theo quy tắc cấu trúc : Thành tố chính Thành tố phụ sau Vị từ hàm hư + Đt thường Ví dụ: Nó toan chạy Nó suýt ngã Nó chực khóc Nó định nói

Trong thực tế sử dụng: Ở dạng đầy đủ nhất, ngữ đoạn vị từ tình thái hàm hư được chia làm 3 phần:

Thành tố phụ trước Trung tâm Thành tố phụ sau

Tiền phó từ Vị từ hàm hư Phó từ- Đt làm bổ ngữ

Ví dụ: Cái cử chỉ ấy làm tôi sinh ghét thêm, đã toan không đi, nhưng lúc ấy không có cái xe nào khác. Tôi giận dữ bước mạnh lên xe. [36. 28]

Trong ví dụ trên vị từ “toan” có tiền phó từ là “đã” và thành tố phụ sau là động từ là “đi” với phó từ chỉ sự phủ định đi kèm nó là “không”. Đây là cấu trúc đầy đủ nhất của ngữ đoạn vị từ tình thái hàm hư. Thông thường, các ngữ vị từ gồm có tiền phó từ- vị từ hàm hư- động từ làm bổ ngữ (không có phó từ) là kiểu phổ biến hơn, hoặc dạng chỉ có hai thành tố gồm vị từ hàm hư và động từ (mô hình bất biến) cũng hay gặp hơn.

Thành tố phụ trước- trung tâm- thành tố phụ sau Tiền phó từ VT hàm hư Đt bổ ngữ

Ví dụ: Cô vừa suýt va phải một người ở ngõ rẽ ra. [36. 184] Qua các sơ đồ về hình thức trên đây có thể thấy:

a) Các vị từ: toan, suýt, chực, hòng, định là trung tâm của vị từ tình thái có khả năng tập hợp xung quanh nó các thành tố phụ trước (tiền phó từ) và thành tố

định khả năng kết hợp thực tế của các vị từ hàm hư với phần phụ trước và phần phụ sau phải xuất phát từ đặc điểm về ngữ nghĩa của các vị từ. Đặc điểm phổ quát đó là: các vị từ hàm hư toan, suýt, chực, hòng định đều biểu thị tình thái “có khả năng, dấu hiệu, trạng thái... xảy ra nhưng đã không xảy ra của sự tình”. Tất cả những khả năng, dấu hiệu, trạng thái đó đều dựa trên những bằng chứng mà người nói nhận thức được. So sánh các phát ngôn:

1) Tôi toan cãi nhưng lại thôi, lòng cũng hơi thích vì câu nói ấy. [36. 154] 2) Tôi suýt kêu toáng lên và lao ra khỏi bụi rậm nhưng bất giác kìm mình lại. [49. 131]

3) Lão nhảy xô đến, toan giật súng một lần nữa. [47. 299]

Với phát ngôn 1) và 2), người nói là “nhân vật tôi” nhận thức được điều có khả năng xảy ra trong hành động của mình “có thể cãi; kêu toáng lên” nhưng những hành động ấy đã không xảy ra. Phát ngôn 3) người nói nhận thức được những dấu hiệu nhân vật lão “toan giật súng” do những bằng chứng người nói cảm nhận được với những dấu hiện nào đó.

b) Về lí thuyết, vị từ tình thái hàm hư có khả năng tiếp nhận các loại tiền phó từ của ngữ đoạn động từ, tuy nhiên, do đặc trưng về ngữ nghĩa cần có sự tương hợp về ngữ nghĩa về ý nghĩa tình thái của tiền phó từ đi kèm với ý nghĩa tình thái của vị từ hàm hư về các đặc tính động/ tĩnh, chủ ý/ không chủ ý, hữu kết/ vô kết, điểm tính/ đoạn tính nên vị từ hàm hư thường không thể chấp nhận những kết hợp không bình thường. Chẳng hạn, chúng ta không thể nói: “Nó rất toan đánh tôi”. Vì vậy, theo chúng tôi các vị từ tình thái hàm hư thông thường chỉ có khả năng kết hợp các tiền phó từ chỉ quan hệ thời gian, chỉ sự tiếp diễn tương tự.

b(1). Các vị từ toan, suýt, chực, hòng, định có khả năng kết hợp với các tiền phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự: đều, cũng, vẫn, cứ, lại, còn... Đặc trưng khiến cho các vị từ hàm hư kết hợp được với các tiền phó từ loại này là do những “khả năng xảy ra nhưng không xảy ra” mà vị từ hàm hư biểu thị hoàn toàn có thể mang tính

Ví dụ:

1) Huệ ậm ự mở mắt lờ đờ nhìn, lại định quay mặt vào trong ngủ. [36. 201] 2) Thị cũng lim dim chực ngủ. [33. 36]

3) Mấy lần gặp cô, tôi đềutoan nói nhưng lại không mở lời được. 4) Nó vẫn hòng chiếm đoạt cái gia tài mà ông cụ để lại để lại đấy! 5) Bà còn cố giấu nước mắt cứ chực rơm rớm ra mi nữa. [33. 446]

b(2). Các đơn vị của nhóm vị từ tình thái hàm hư còn có khả năng kết hợp với các tiền phó từ biểu thị quan hệ thời gian của hoạt động, trạng thái: đã, sẽ, đang, từng, mới, vừa...Sở dĩ như vậy vì các tiền phó từ này có tính chất nhấn mạnh vào khả năng xảy ra của sự tình đã được người nói nhận thức và quan sát theo thời gian.

Ví dụ:

1) Anh đãtoan để cho vợ anh cầm lấy cả số bạc. [46. 477] 2) Ấy nhà tôi cũng đã định thuê chỗ rộng rãi hơn. [36. 222] 3) Ông này đang ngửa cổ toan uống cốc rượu. [46. 436]

b(3) Các vị từ tình thái hàm hư cũng có khả năng kết hợp với tiền phó từ dùng để khẳng định sự tồn tại của hành động: chỉ.

Ví dụ:

1) Những gói giấy chỉ chực tròng trành rơi. [36. 201]

2) Cái buồn ghê gớm chỉ chực kéo đến giày vò nàng, Liên vội cười lên. [36. 202]

Riêng hòng còn có khả năng kết hợp với tiền phó từ chỉ mục đích “để”, điều này là do ngữ nghĩa của hòng là thường dùng khi mong muốn thực hiện một hành động (P) nhằm một mục đích có lợi.

Ví dụ: Chàng hiểu ngay cái dã tâm của bọn sai nha muốn định buộc tội lương dân, những người có máu mặt để hòng bóp nặn, vơ vét. [43. 88]

b(3). Nhóm vị từ hàm hư không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, khí, quá...), cũng không thể kết hợp với các từ chỉ tần số xuất hiện (thường,

hay, năng, ít, hiếm...), cũng rất khó đi với các từ chỉ sự sai khiến khuyên nhủ (hãy, đừng, chớ).

b(4). Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ đáng chú ý: có thể bắt gặp sự kết hợp “hãy, đừng, chớ” với từ hòng nhằm nhấn mạnh một ý nghĩa phủ nhận nào đó, ví dụ như:

- Chúng mày đừng hòng bắt tao khai ra nửa lời. - Chớ hòng sai khiến được nó.

Các vị từ hàm hư biểu thị tính chất không tồn tại của sự tình nên không cần phủ định bằng các từ không chưa, chẳng nhưng trong ngôn ngữ khẩu ngữ lại có kết hợp kiểu: “không, chẳng + suýt, chực, hòng, toan + là gì, còn gì”. Có thể xem những kết hợp như vậy là dạng khẳng định của ngôn ngữ khẩu ngữ.

Ví dụ: 1) Ông còn bênh vực nó nữa à? Nó chẳng chực đánh ông còn gì? 2) Tôi có trốn đâu !

Anh chẳngtoan chạy còn gì ! 3) Chẳng suýt ngã là gì !

c) Về thành tố phụ sau, các vị từ hàm hư có khả năng kết hợp với tất cả các động từ bổ ngữ thuộc 4 nhóm: chỉ tư thế, chỉ trạng thái, chỉ hành động, chỉ quá trình.

Các động từ bổ ngữ là các vị từ chỉ hành động (suýt chạy, toan nói, chực đánh, định lao vào, hòng trốn thoát...), trạng thái (suýt ngã, suýt chết, toan nhịn, toan nín thở, định chịu đòn, hòng tránh) là các thành tố phụ phổ biến nhất sau các vị từ hàm hư. Kế đến là các động từ bổ ngữ chỉ quá trình (suýt rơi, chực tan chảy, hòng phát triển), sau cùng là các động từ bổ ngữ chỉ tư thế (toan đứng lên, suýt ngồi bệt xuống, chực khuỵt xuống). Đây là một đặc trưng hiển nhiên bởi vì các đơn vị trong nhóm vị từ hàm hư đều biểu thị “khả năng xảy ra nhưng không xảy ra” của hành động, trạng thái, quá trình có khi là tư thế.

2) Tôi cố vùng ra và chực chạy. [33. 354]

3) Tôi định quát lên với nàng nhưng chợt nghĩ ra và sượng sùng. [49. 122] 4) Cám suýt ngã mấy lần. [49. 205]

5) Đã chực nín lặng (...) vậy mà cuối cùng Phúc lại thổ lộ. [41. 191]

6) Lão Khúng đã toan trở dậy nhưng cái cảm giác tối tăm nặng trĩu cứ níu kéo lão không cho lão ngồi dậy. [34. 856]

7) Tôi vội bám lấy cô, cô suýt khuỵt xuống trong tay tôi.

Ba phát ngôn 1), 2), 3) đều có động từ bổ ngữ cho các vị từ hàm hư là vị từ hành động: toan gào, chực chạy, định quát lên. Hai phát ngôn tiếp theo có vị từ chỉ trạng thái đóng vai trò là động từ bổ ngữ cho vị từ tình thái: suýt ngã, chực nín lặng. Các phát ngôn còn lại có vị từ chỉ tư thế là các động từ bổ ngữ cho vị từ hàm hư: toan trở dậy, suýt khuỵt xuống.

Một phần của tài liệu Khảo sát các phương tiện biểu thị tình thái phản thực hữu (counter - factive) trong tiếng Việt (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)