Như đã có dịp nói, thuật ngữ nghĩa học, hiểu theo nghĩa rộng như quan niệm của Lyons (1995), bao gồm bộ phận nghĩa miêu tả và bộ phận nghĩa có tính chất dụng học (phi miêu tả). Do vậy, cũng có điểm tương đồng với các quán ngữ tình thái phản thực hữu, ngữ nghĩa của các vị từ hàm hư cũng là lĩnh vực thuộc ngữ nghĩa- chức năng và chịu sự chi phối các nhân tố thuộc bình diện chức năng dụng học. Trong các nhân tố đó, thái độ, ý chí, đánh giá... thuộc vai trò của người nói được thể hiện ở các vị từ hàm hư nổi bật hơn cả, do đó tính chủ quan của người nói đối với sự tình được thể hiện đậm nét. Sở dĩ như vậy là vì các đơn vị thuộc nhóm vị từ hàm hư (toan, suýt, chực, hòng) đều có một nét ngữ nghĩa chung là biểu thị nét nghĩa (P) phản thực hữu: “những khả năng, dấu hiệu, trạng thái xảy ra của sự tình nhưng trên thực tế sự tình đã không xảy ra”. Sự phân loại những nét nghĩa dụng học mang đặc trưng riêng của mỗi vị từ tình thái trong một khung nghĩa chung như vậy thông thường chỉ có thể dựa vào đánh giá, ý định... chủ quan của người nói khi thông báo sự tình. Mặt khác, ý nghĩa tình thái của vị từ hàm hư về các đặc tính chủ
ý/ không chủ ý- một phạm trù cũng được dựa trên ý định phát ngôn của người nói cũng là một cơ sở quan trọng để phân loại sự tình.
Vì vậy, luận văn sẽ đi theo hướng phân loại các nét nghĩa tường minh của các vị từ hàm hư dựa trên hai tiêu chí: đặc tính “chủ ý/ không chủ ý” trong ý nghĩa của vị từ tình thái và chuẩn đánh giá trong vai trò của người nói. Về chuẩn đánh giá, các nhà ngữ học thường kể đến một số loại chuẩn đánh giá: chân lí- đúng/ sai sự thật; lợi ích- tốt, hay, có lợi/ xấu, không hay, bất lợi; ý muốn, nhu cầu- phù hợp/ không phù hợp; mức độ- trên/ dưới bình thường; tích cực/ tiêu cực/ trung hòa...
a) Theo chuẩn đánh giá, mặc dù tất cả các vị từ hàm hư toan, suýt, chực, hòng, định đều có nét nghĩa hàm ẩn là “(P) phản thực hữu” nhưng nét nghĩa tường minh của từng đơn vị có những điểm khác biệt nhất định do những đặc trưng dụng học khác nhau thể hiện ở mỗi vị từ:
a(1) Trong 5 vị từ hàm hư trên, Suýt có nét nghĩa đánh giá rõ rệt nhất biểu thị “(P) tiêu cực”, nói cụ thể là “(P) không hay, bất lợi, không tốt, không phù hợp mong muốn của người nói”(suýt ngã, suýt chết, suýt bị tóm...).
Ví dụ:
1) Có những lần tôi suýt bị tóm. [49. 115]
2) Mới chớm chân lên biên giới tôi đã sốt ngay rồi, suýt chết. [41. 14]
Hòng thường mang nét nghĩa (P) tích cực “phù hợp mong muốn của người nói hoặc của chủ thể”. Tuy vậy trong một số ngữ cảnh vị từ tình thái này thể hiện hai cánh đánh giá trái ngược nhau của người nói và chủ thể hành động: Chủ thể cho là phù hợp, là tốt nhưng người nói cho rằng xấu, tiêu cực: “(P) phù hợp mong muốn của chủ thể nhưng trái với mong muốn của người nói”.
Ví dụ:
1) Vợ tôi hét rú lên và lao ngay xuống dòng nước hòng chụp lấy đứa con. [41.103]
Từ “Hòng” ở ví dụ 1 chỉ có một nét nghĩa “(P) phù hợp mong muốn của chủ thể(vợ tôi)”. Với ví dụ 2 hòng có hai nét nghĩa: “dập tắt ý chí cách mạng của nhân dân ta” là mong muốn của chủ thể là “Thực dân Pháp”, nhưng hành động đó theo người nói là xấu vì không phù hợp mong muốn của người nói.
a(2) Nét nghĩa tường minh của Toan, suýt, chực, hòng, định: - Toan: Có ý nghĩa thực hiện ngay hành động
- Suýt: Chỉ một chút nữa là xảy ra (P)
- Chực: Ở vào một tư thế, tình huống, trạng thái sắp thực hiện (xảy ra) (P) - Hòng: Nhằm để thực hiện ngay hành động (P)
- Định: Tuỳ từng văn cảnh, có thể mang nét nghĩa tường minh của “toan” hoặc nét nghĩa tường minh của “chực”.
Ví dụ:
1) Tôi toan bóc ra kiểm tra. [41.95]
2) Anh toan sập cửa lại nhưng Hảo đã ở đó, ở ngưỡng cửa. [41. 290] 3) May quá, suýt đánh vỡ cốc. [53. 1471]
4) Chị đĩ Chuột lấy liễn cơm chực moi cho con một tí. [33. 8]
5) Đầu óc đã la đà, gục mặt xuống chực ngủ, tôi giật bắn mình choàng dậy. [41. 141]
a(3) So sánh sự tương đồng giữa Toan và Định, Chực và Định
Ví dụ:
1) Diên toan nói nhiều nữa, nhưng lại thôi. [36. 146]
2) Nghị Hách toan chạy vòng quanh giường, xông đến chỗ vợ. [47. 299] 3) Mỗi lần, chàng định nói đến Trinh, nhưng rồi lại thôi. [36. 213]
4) Ông định lao vào Khún thì mọi người xông đến, giằng lấy con dao.[49. 105]
5) Chàng ngừng lại, định quay vào nhưng không biết cái gì vẫn giữ chàng lại. [36. 98]
6)Vốn nể bạn, Long toan quay vào nằm bên khay đèn nhưng bị Minh Châu níu áo giữ lại. [47. 329]
7) Y chực đưa tay lên má thị. [33. 343]
8) Dỉ định cầm tay Nhẻo, Nhẻo rụt lại. [49. 86]
9) Tôi chực hỏi thì Uyển đã bò ra, trợn mắt... [33. 352] 10) Tôi định trả lời nhưng Tỏ xua tay. [41. 115]
Trong nhóm gồm 4 ví dụ từ 1- 6, toan và định đều chỉ nét nghĩa: có ý nghĩa thực hiện ngay hành động (P), do vậy hoàn toàn dùng toan thay thế cho định mà không ảnh hưởng ngữ nghĩa của câu và ý định phát ngôn của chủ thể.
Chẳng hạn, các phát ngôn sau được xem là đồng nghĩa hoặc gần như đồng nghĩa:
1) Diên toan nói nhiều nữa, nhưng lại thôi. [36. 146] ~ Diên định nói nhiều nữa, nhưng lại thôi.
2) Nghị Hách toan chạy vòng quanh giường, xông đến chỗ vợ. [47. 299] ~ Nghị Hách định chạy vòng quay giường, xông đến chỗ vợ.
3) Mỗi lần, chàng định nói đến Trinh, nhưng rồi lại thôi. [36. 213] ~ Mỗi lần, chàng toan nói đến Trinh, nhưng rồi lại thôi.
4) Ông định lao vào Khún thì mọi người xông đến, giằng lấy con dao. [49.105]
~ Ông toan lao vào Khún thì mọi người xông đến, giằng lấy con dao. Đặc biệt ở ví dụ 4, còn có thể thay thế định bằng “chực”.
~ Ông chực lao vào Khún thì mọi người xông đến, giằng lấy con dao.
5) Chàng ngừng lại, định quay vào nhưng không biết cái gì vẫn giữ chàng lại. [36. 98]
~ Chàng ngừng lại, toan quay vào nhưng không biết cái gì vẫn giữ chàng lạ 6) Vốn nể bạn, Long toan quay vào nằm bên khay đèn nhưng bị Minh Châu níu áo giữ lại. [ 47. 329]
~ Vốn nể bạn, Long định quay vào nằm bên khay đèn nhưng bị Minh Châu níu áo giữ lại.
Với nhóm gồm 4 ví dụ từ 7- 10, cả chực và định cùng mang nét nghĩa “ ở vào tư thế, trạng thái sắp xảy ra (thực hiện) (P)” và ở 4 ví dụ hai vị từ này hoàn toàn có thể thay thế cho nhau. Chẳng hạn như:
7) Y chực đưa tay lên má thị. [33. 343] ~ Y định đưa tay lên má thị.
8) Dỉ định cầm tay Nhẻo, Nhẻo rụt lại. [49. 86] ~ Dỉ chực cầm tay Nhẻo, Nhẻo rụt lại.
9) Tôi chực hỏi thì Uyển đã bò ra, trợn mắt... [33. 352] ~ Tôi định hỏi thì Uyển đã bò ra, trợn mắt...
10) Tôi định trả lời nhưng Tỏ xua tay. [41. 115] ~ Tôi chực trả lời nhưng Tỏ xua tay.
a(4) Toan, suýt, chực, hòng, định đều là những vị từ tình thái chuyên dụng. Mỗi vị từ trong nhóm vị từ hàm hư này đều có thể phân biệt các nét nghĩa tường minh như trên, tuy nhiên, do cùng một nét nghĩa hàm ẩn “chỉ khả năng xảy ra nhưng không xảy ra” nên trong một số trường hợp nhất định các từ này có thể dùng thay thế cho nhau mà không gây ra những thay đổi lớn về sắc thái nghĩa, nhất là đối với nhóm “toan, chực, định”. Khả năng thay thế “hòng” với các từ còn lại hạn chế và ít gặp hơn. Riêng “suýt” thường có khả năng thay thế cho chực (“chực” (suýt ngã- chực ngã), tuy vậy trong số ít trường hợp vẫn có thể thay thế cho toan, định nếu sự việc (P) được đánh giá là bất lợi không tốt. Do vậy, sự phân chia các nét nghĩa tường minh như trên chỉ có tính chất tương đối mà thôi. Xét các ví dụ sau:
1) Huệ cầm lấy một quả toan bóc. Liên giằng lấy. [36. 203] 2) Gã lè nhè chửi bới, còn chực đánh ông. [49. 136]
3) Nó cúi xuống định lục vào gánh hàng. Tâm vội bảo em “để chị lấy”. [36. 185]
5) Nhưng ăn uống xong, lúc tôi chực về thì Uyển gọi giật tôi lại. [33. 354] 6) Hai người toan đánh nhau nhưng đã kịp ngăn lại. [22. 1001]
Ở ví dụ 1), 2), 3), 4) và 6) các hành động “cầm lấy một quả”, “lè nhè chửi bới”, “định lục vào gánh hàng, “bắt tay tôi”, là những tư thế, dấu hiệu chứng tỏ sắp thực hiện (hoặc xảy ra) các sự tình sau đó (P), do vậy về ý nghĩa đều dùng
“chực” để biểu thị trạng thái này như các phát ngôn cải biến sau: ~ (1) Huệ cầm lấy một quả chực bóc. Liên giằng lấy.
~ (2) Gã lè nhè chửi bới, còn chực đánh ông.
~ (3) Nó cúi xuống chực lục vào gánh hàng. Tâm vội bảo em “để chị lấy”... ~ (4) Anh bắt tay tôi, chực quay đi thì tôi hỏi.(...), tôi giữ anh lại.
Nhưng trên thực tế sử dụng ở các phát ngôn này chỉ có 1 trường hợp dùng
chực (ví dụ 2), các trường hợp khác dùng toan hoặc định mà vẫn có thể giữ nguyên ngữ nghĩa.
Tương tự, ở ví dụ 5), 6) có thể dùng các vị từ khác thay thế cho các vị từ đã có. Chẳng hạn, ở ví dụ 5)- tôi chực về thì không có dấu hiệu và tư thế nào chứng tỏ khả năng đó cả, đây có thể là ý định của người nói (ăn uống xong thì về) vì vậy có thể dùng “toan” thay thế cho “chực” ( Tôi toan về) nhưng việc sử dụng “chực” ở đây cũng có thể là một kiểu chấp nhận được.
Riêng ở ví dụ 6, có thể dùng chực, định và suýt thay thế cho toan, vì vậy có thể xem các phát ngôn sau là đồng nghĩa:
6) Hai người toan đánh nhau, nhưng đã kịp ngăn lại. [22. 1001] ~ (6) Hai người suýt đánh nhau, nhưng đã kịp ngăn lại.
~ (6) Hai người chực đánh nhau, nhưng đã kịp ngăn lại. ~ (6) Hai người định đánh nhau, nhưng đã kịp ngăn lại.
Với ví dụ này, Suýt có khả năng thay thế cho toan vì sự việc “hai người đánh nhau” thường được xem là bất lợi, không tốt.
chẳng hạn ở ví dụ: 1) Sau cái việc bậy bạ ấy, ông còn phái con đào Lan về, toan hối lộ lão huyện nhưng mà ông đã thất bại. [47. 35]
Có thể thay thế như sau mà phát ngôn vẫn giữ nguyên nghĩa:
~ (1) Sau cái việc bậy bạ ấy, ông còn phái con đào Lan về, hòng hối lộ lão huyện nhưng mà ông đã thất bại. [47. 35]
Sở dĩ có thể dùng hòng thay thế cho toan vì “ý định mà nhân vật “ông” muốn thực hiện là nhằm mục đích có lợi nhưng rất khó và đã không thể thực hiện được”, như vậy ngữ nghĩa của toan trong trường hợp này nghiêng hẳn về ngữ nghĩa của hòng nên mới có thể thực hiện khả năng thay thế.
a(5) Toan, hòng là những vị từ hàm hư có hàm ý [+ chủ ý], suýt mang hàm ý [-chủ ý],. Riêng vị từ “chực” có hai khả năng [+/ - chủ ý] tùy thuộc vào ngữ cảnh. Thử so sánh:
1) Cám suýt ngã mấy lần. - chực [- chủ ý], 2 Y chực nhảy lên xe. [33. 352] chực [+ chủ ý], 3) Những gói giấy chỉ chực chòng chành rơi. [36. 201]
Chực ở ví dụ 3 không có hàm ý về tính chủ ý hay không, nhưng vì chủ thể của vị từ này là một vật vô tri giác (những gói giấy) nên sự tình ở đây được hiểu là sự tình không chủ ý.
Cần phải nói thêm rằng, chỉ khi mang ý nghĩa tình thái về hàm ý [+/ - chủ ý] thì mới phải xem xét các trường hợp vị từ trên bằng cách phân chia có chủ ý hoặc không có chủ ý. Một số trường hợp sử dụng các vị từ trên mà chỉ có hàm ý “trung hoà” nghĩa là không có hàm ý về tính chủ ý hay không (như ở ví dụ 3). Cũng như vậy, các vị từ hàm hư ở các ví dụ sau không có nét nghĩa hàm ý về tính chủ ý:
1) Tôi chực khóc, ngay lúc này đây, dường như chị đang chết. [44. 203] 2) Cái buồn ghê gớm chỉ chực kéo đến giày vò nàng. [36. 202]
a(6) Các nét nghĩa riêng của từng VTHH toan, suýt, chực, hòng vừa có nét giống nhau vì đều xuất phát từ một nét nghĩa chung “có khả năng xảy ra nhưng
của chủ thể ngôn ngữ khi sử dụng các vị từ đều có những sắc thái nghĩa phân biệt rất tinh tế. Do vậy, có thể thiết lập một mạng ngữ nghĩa riêng cho các VTHH toan, suýt, chực, hòng, (VTHH Định có thể suy ra từ nét nghĩa của chực, toan) như sau: NTT: Nghĩa trung tâm (Nghĩa khái quát)
NTT: có khả năng xảy ra (P) nhưng không xảy ra (P).
Toan, suýt, chực : Không phải là chủ định có trước nhằm có lợi mà do tác động của hành động khác nên có khả năng xảy ra (P): toan hỏi, suýt ngất...
Hòng: Dự định có trước để thực hiện (P) nhằm mục đích có lợi dù biết rất khó thực hiện, thậm chí không thể thực hiện: hòng bịt đầu mối...
Suýt: xác xuất để xảy ra biến cố (P) là rất cao, (P) thường là bất lợi, không chủ ý của người nói, không kiểm tra: suýt ngã, suýt chết...
Toan: người nói có ý đồ thực hiện (P), không kèm sắc thái có lợi hay không, (P) có chủ ý, có kiểm tra:
toan nói, toan chạy..
Như vậy, qua sơ đồ này, xuất phá từ nghĩa trung tâm (NTT) và khái quát của 4 các vị từ hàm hư là “có khả năng xảy ra nhưng không xảy ra”, chúng tôi xếp toan, suýt, chực (và định) vào một nhóm lớn để phân biệt với hòng (tách riêng một nhóm). Sở dĩ như vậy vì khi sử dụng toan, suýt, chực (và định) thường thể hiện khả năng xảy ra (P) mà không kèm theo mục đích có lợi cho mình của chủ thể và khả năng xảy ra này không phải là dự định có sẵn trước đó của người nói mà do tác
Chực: ở vào trạng thái, tư thế, tình huống diễn ra (P) rất cao, có thể có chủ ý, có kiểm tra hoặc không có chủ ý, không có kiểm tra:
động của một hành động, sự việc khác đi trước. Như thế tính chủ ý của người nói khi sử dụng toan, chực đã bị “hao đi” so với khi sử dụng “hòng”.
Hòng thường biểu hiện ý muốn của người nói nhằm thực hiện một hành động (P) có lợi cho mình và ý đồ này là dự định có sẵn, có trước khi xảy ra (P) và hòng
mang nghĩa “định tâm thực hiện một điều gì đó có lợi cho chủ thể nhưng điều đó là rất khó khăn, thậm chí không thể thực hiện được”. Như vậy, chính quan niệm của người bản ngữ khi lựa chọn và sử dụng mỗi vị từ hàm hư đã là nhân tố dụng học quan trọng quy định những sắc thái nghĩa tinh tế của các đơn vị.
Các vị từ hàm hư được tập hợp trong mạng ngữ nghĩa trên không những có sự ohân biệt với nhau mà còn có sự quan hệ qua lại và mối quan hệ qua lại đó trong một số trường hợp nhất định còn có khả năng “sản sinh” ra lớp nghĩa của đơn vị khác. Chẳng hạn, trong nhóm “Toan, suýt, chực” thì có thể chia hai nhóm nhỏ là
“toan” và “suýt” dựa trên sự phân biệt đặc tính có chủ ý (toan) và không có chủ ý
(suýt) nhưng mối liên hệ qua lại của hai vị từ “toan” và “suýt” có thể xem là có liên hệ mật thiết, có khả năng sản sinh ra ngữ nghĩa của vị từ “chực”. Vì đặc tính ngữ nghĩa của “chực” là sự kết hợp những nét nghĩa của “toan” và “suýt”: có thể có chủ ý hoặc không có chủ ý tuỳ thuộc vào ngữ cảnh, có thể là ý định thực hiện hành động (chực nói, chực kêu lên) giống như “toan” hoặc có thể là trạng thái như
suýt (chực ngã).
a(7) Trong bốn vị từ hàm hư trên, theo khảo sát chúng tôi, toan có tần số sử dụng phổ biến nhất (73 câu/167 câu chiếm 43.71%), tiếp theo là chực (40 câu (23.95%). Suýt, hòng, định có tần số sử dụng khá thấp, trong đó suýt và định đều có 20 câu (11.9 %), hòng có mức độ thấp nhất, chỉ có 14 câu (8.38%). Lí do của khả năng xuất hiện này là do bản chất ngữ nghĩa của từng VTHH như đã biểu diễn ở mạng lưới ngữ nghĩa trên quy định. Toan có khả năng ngữ nghĩa phong phú nhất vì ý định của người nói và sắc thái đánh giá khi dùng toan rất đa dạng, có thể mang