˜ Tôi có biết chuyện đó một tí nào đâu 15) Tôi đâu có biết chuyện đó.
3.3.2 Đặc trƣng cấu trúc hình thức của cấu trúc câu Tôi tƣởng/ ngỡ (P)
Về lí thuyết, hai kiểu câu Tôi tưởng (P) và Tôi ngỡ (P) đều là câu chứa động từ thái độ mệnh đề chỉ trên tình thái phản thực và đều có chức năng hành chức như nhau nhưng trong thực tế sử dụng ngôn ngữ thì trong hầu hết các trường hợp người bản ngữ thường cấu trúc câu Tôi tưởng (P), cấu trúc tôi ngỡ (P) có tần số xuất hiện thấp hơn rất nhiều. Trong các tư liệu thu thập được chỉ có 4% câu có sử dụng cấu trúc tôi ngỡ (P), điều này càng khẳng định cấu trúc với ĐTTĐ tưởng có phạm vi giao tiếp rất rộng trong thực tế.
Về cấu tạo, các ĐTTĐ tưởng hoặc ngỡ có hai hình thái tồn tại: hoặc chỉ đứng một mình như một đơn vị riêng biệt trong cấu trúc CN+ tưởng+ (P) (Tôi tưởng anh đi vắng nên đã không gõ cửa) hoặc nằm trong cấu trúc CN+ tưởng là, tưởng như, tưởng rằng/ tưởng chừng + (P).
a(1) Mô hình đầy đủ nhất của cả hai hình thái tồn tại của ĐTTĐ trong cấu trúc câu chỉ tình thái phản thực: tưởng/ ngỡ/ tưởng là... thường đứng sau chủ ngữ, trước và sau tưởng / tưởng là có thể xuất hiện các phó từ chỉ thời gian(đã, đang, sẽ), phó từ chỉ sự tiếp diễn (cũng, vẫn, đều, lại, cứ), các vị từ tình thái (có thể, có lẽ, được). Sau tưởng/ ngỡ/ tưởng là... sự tình (P) có thể là một nòng cốt câu (C-V) hoặc ngữ đoạn (Danh ngữ; động ngữ, tính ngữ) hoặc có khi lại là một đại từ phiếm chỉ (thế, kia)- thực chất trong trường hợp này các đại từ này thay thế cho nội dung (P) đã được nói trước đó.
Mô hình đầy đủ: CN Phó từ/ VTTT ĐTTĐ Phó từ/ VTTT C- V/ Ngữ đoạn Đã/ đang/sẽ cũng/ vẫn/ cứ... có thể/ có lẽ/ được Tưởng / Ngỡ Tưởng (là/rằng) đã/ đang/ sẽ cũng/ vẫn/ cứ... có thể/ có lẽ/ được C- V/ ĐTPC Danh ngữ/ Động ngữ/ Tính ngữ Ví dụ:
1) Tôi cứ tưởng ngài sẽ đổi giọng lưỡi đi. [52. 162]
2) Chúng tôi cứ ngỡ cô ấy đã không còn ở đây nữa. [48. 145]
3) Thấm thoát Dung đã mười bốn tuổi, mà ai cũng tưởng là hãy còn trẻ con. [36. 78]
b) Trong thực tế, với dạng chỉ có ĐTTĐ Tưởng / Ngỡ thường gặp các dạng sau:
CN + Tưởng/ (Ngỡ) + C- V/ Dn/ Đng/ Tng Ví dụ:
1) Anh tưởng em không đến. (Nhưng thực tế em đã đến) 2) Nhẻo tưởng Khún quên, hoá ra không phải vậy. [49. 62]
CN + đã/đang / sẽ...+ Tưởng/ (Ngỡ) + C- V/ Dn/ Đng/ Tng Ví dụ: Tôi đã tưởng trên toa chỉ còn riêng mình đang thức. [41. 107]
CN + cũng/ vẫn/ cứ/ lại/ đều + Tưởng/ Ngỡ + C-V/ Dn/ Đng/ Tng Ví dụ:
1) Ai cũngtưởng thế là xong chuyện. [33. 46]
2) Nhiều người cứ tưởng hai người có họ hàng với nhau. [33. 338]
3) Con không ngờ nó lăng loàn đến thế. Con vẫn tưởng đem nó về chốn nhà quê hiền lành cho nó bắt chước. [33. 188]
4) Anh cứ ngỡ nửa vầng trăng biển
Nhớ nửa trăng rừng gửi muôn sóng hát ru. [48. 12]
CN + VTTT (có thể/ được)+ Tưởng/ Ngỡ + C-V/ Dn/ Đng/ Tng Ví dụ:
1) Nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang hơn bề dài. [33. 41]
2) Những lúc anh tưởng được thành công, (...) thì lại là lúc anh nhận được tin công việc hỏng. [36. 49]
CN +Tưởng/ Ngỡ + đã/ đang / sẽ+ C-V/ Dn/ Đng/ Tng Ví dụ:
1) Nàng tưởng sẽ thấy nét mặt vui vẻ của Huệ thò ra đón. Nhưng căn phòng vẫn yên lặng. [36. 201]
2) Những kỉ niệm xưa tưởng đã quên lãng từ lâu, phút chốc lung linh kéo đến. [38. 135]
CN + Tưởng/ Ngỡ +cũng/ vẫn/ đều/ cứ/ lại + C- V/ Dn/ Đng/ Tng
Ví dụ: Nàng tưởng vẫn là bữa cơm chiều trong gian nhà cổ ở An Lâm khi nàng với Trường mới gặp nhau. [36. 279]
CN + Tưởng/ Ngỡ + VTTT (có thể/ được)+ C-V/ Dn/ Đng/ Tng Ví dụ: Sinh tưởng có thể chết ngay trong lúc ấy. [36. 43]
CN + (Phó từ) + Tưởng/ Ngỡ + Không+ C-V/ Dn/ Đng/ Tng
CN + hãy, đừng, chớ + Tưởng/ Ngỡ + C-V/ Dng/ Thế/ Vậy... Ví dụ: Cô chớ tưởng thế. [52. 173]
CN + (PT) + Tưởng/ Ngỡ + (PT)+ Có/ Còn+ C-V/ Dn/ Đng/Tng
Trong cấu trúc này, ĐTTĐ xuất hiện trong cấu trúc câu tồn tại khi ĐTTĐ kết hợp với Vị từ tồn tại: Có, còn. Trước hoặc sau ĐTTĐ có thể có phó từ (chỉ thời gian, chỉ sự tiếp diễn) hoặc không có phó từ.
Ví dụ:
1) Thế mà chúng em cứ tưởng có một con chim đáng thương nó đến gọi cửa. [36. 65]
2) Chàng tưởng còn kịp gửi trả người thiếu nữ. [36. 117]
Tưởng/ Ngỡ + C-V/ Dn/ Đng/ Tng
Trong cấu trúc này, Tưởng đứng đầu câu, đây là cấu trúc tỉnh lược chủ ngữ vì chủ ngữ đã được nhắc đến trước đó. Trường hợp Ngỡ đứng đầu câu thường gặp trong ca dao hoặc thơ.
Ví dụ:
1) Tưởng sống lâu ở đâu thì sẽ quen ở đó nhưng không phải. [49. 57]
2) Ngỡ rằng em chưa có chồng Để anh mua cốm mua hồng sang sân Ai ngờ em đã có chồng
Để cốm anh mốc, để hồng long tai. [54. 353]
a(2) ĐTTĐ trong các cấu trúc: Tưởng là (P), Tưởng rằng (P), tưởng như (P), tưởng chừng (P).
Về tiềm năng kết hợp tất cả các cấu trúc Tôi tưởng là, tôi ngỡ như ...đều có thể xuất hiện tất cả các mô hình như trong cấu trúc tôi Tưởng P. Nhưng qua khảo sát các cấu trúc sau là phổ biến nhất.
1) Mụ chủ tưởng là mình đang mê ngủ. [47. 335]
2) Không thấy anh ta nói gì, tôi cứ ngỡ là anh ta không biết. [22. 490]
CN + (Phó từ) + Tưởng/ Ngỡ Rằng + (Phó từ) C-V/ Dn/ Đng/ Tng
Ví dụ: Bà đã tưởng rằng khi gả cho Trường, Trinh sẽ được sung sướng. [36. 270]
CN + (Phó từ) +Tưởng/ Ngỡ Như + (Phó từ) + C-V/ Dn/ Đng/ Tng
Ví dụ:
1) Người ta tưởng như cả làng Vũ Đại phải nhịn uống để đủ rượi cho chúng uống. [33. 30]
CN + Tưởng/ Ngỡ Chừng + C-V/ Dn/ Đng/ Tng
Ví dụ: Nhưng lá quân kì chiến thắng của sư 10 mà vừa nãy tưởng chừng vẫn thấy đó trên đỉnh lầu, một chớp mắt thôi tôi đã không còn thấy nữa. [41. 137]