˜ Tôi có biết chuyện đó một tí nào đâu 15) Tôi đâu có biết chuyện đó.
3.1.1 Đặc trƣng cấu trúc hình thức của câu phủ định
Câu phủ định chứa các phó từ phủ định không, chưa, chẳng, chả, đâu, nào có thể được phân chia theo vị trí và tầm tác động phủ định
Về vị trí, các phó từ phủ định chuyên dụng không, chưa, chẳng (chả) và tất cả các các kết cấu chứa các phó từ không, chưa, chẳng, chả đã liệt kê ở trên có thể đặt đầu câu (đầu phát ngôn) hoặc chèn vào các vị trí trong câu (đặt trước vị ngữ như một yếu tố tình thái của vị ngữ). Cũng có khi gặp trường hợp các phó từ phủ định này đặt cuối câu (mệnh đề tỉnh lược).
Các phó từ phủ định đâu, nào chỉ có khả năng đặt trước vị ngữ như một yếu tố tình thái của vị ngữ. Cần chú ý khi các từ đâu nào đặt đầu câu thì các từ đâu nào
không có chức năng là phó từ phủ định mà các kết hợp từ chứa đâu nào được xem như các quán ngữ tình thái như đã đề cập ở chương 2 (Ví dụ: Nào anh có biết đâu những nỗi ở nhà, Đâu có phải anh ta sợ cô...)
Theo tầm tác động phủ định có thể phân chia các câu phủ định chứa các phó từ phủ định nêu trên theo các kiểu: câu phủ định toàn bộ (câu phủ định thành phần chính của câu chứa phó từ phủ định đứng trước chủ ngữ và trước vị ngữ) và câu phủ định bộ phận (câu phủ định thành phần phụ của câu chứa phó từ phủ định đứng trước tân ngữ, bổ ngữ, định ngữ, và trạng ngữ).
Kết hợp 2 tiêu chí phân chia này giúp chúng ta có được các mô hình cú pháp của các phó từ phủ định như sau:
a) Phó từ phủ định không, chưa, chẳng, chả đặt ở đầu câu:
a.(1) Không, chẳng (chả), chưa trong kết hợp Không+ (Phải (Là): Câu phủ định chứa các phó từ phủ định có thể là một siêu đề có từ Là đánh dấu như không phải là, chẳng/ chả phải là, chưa phải là, hoặc câu phủ định không có từ Là: Không phải, chẳng phải, chưa phải, đâu phải...
Thực chất dạng này là một dạng phủ định mệnh đề (nòng cốt câu C- V).
Không/ chẳng (chả) / chưa/ + PHẢI LÀ,...+ C-V
Không/ chẳng (chả) / chưa/ + PHẢI LÀ,...+ C-V (Mệnh đề (P) là một cấu trúc nòng cốt câu có đầy đủ C- V) Ví dụ:
1) Chẳng phải là anh ấy giỏi nhất ở đây. [29. 78]
2) Không cứ phải là một đảng viên cách mạng thì mới biết kêu đói, đòi công. [46. 87]
Các cụm từ kết hợp không phải là, chẳng (chả) phải là sử dụng trước nòng cốt câu để phủ định bác bỏ nội dung của mệnh đề (P), chỉ ra (P) “phản thực hữu”. Ở ví dụ trên, “chẳng phải là” đặt ở đầu câu đã bác bỏ mệnh đề đứng sau, thể hiện rằng sự tình anh ấy giỏi nhất là không có thực hay có thể diễn đạt là: 1) anh ấy không phải là người giỏi nhất ở đây, còn có người khác giỏi hơn anh ta.
Ngoài ra, kết hợp từ Không phải/ Không phải là...có thể gặp trong cấu trúc:
Không/ chẳng (chả) / chưa/ PHẢI (LÀ) + DT/ DN/ C- V+ (MÀ LÀ.)..
(Dt, Dng: Danh từ hay nhóm danh từ )- ở cấu trúc này là danh từ hoặc danh ngữ không phiếm định)
Ví dụ:
1) Không phải là “nó” mà là cô ấy! [37. 1531]
a(2) Không, chưa, chẳng (chả) là những tác tử tình thái có vai trò là phó từ phủ định nằm trong cấu trúc phủ định chủ ngữ của mệnh đề và có 3 dạng tuỳ thuộc tính chất của chủ ngữ: PTPĐ Từ phiếm định/ LT + CN + Vi từ Không,chẳng(chả) Không phải/ Chẳng (Chả) phải Ai Cái gì (Cũng đều) Một/ Mọi/ Tất cả+ Người/ thứ
Bất cứ+ Ai/ Người nào
Vị từ
Trong dạng này phó từ phủ định hoặc kết hợp từ phủ định không/ chẳng (Chả)/ phủ định các chủ ngữ là các đại từ phiếm định (Ai, bất cứ, cái gì/ gì) hoặc là các danh từ các các lượng từ (LT) tổng quát Mọi, tất cả. Phó từ chưa rất hiếm gặp ở dạng này.
Ví dụ:
1) Không ai. Khôngmột người nào bước vào. [49. 45] 2) Không ai lên tiếng cả. [33. 11]
3) Chẳngai ở vậy suốt đời, chẳngai muốn đi vất vưởng mãi, ai cũng muốn có một quê hương. [37. 138]
4) Không phải ai cũng vào ông chủ dễ thế được. [46. 485]
a(3): Cụm từ kết hợp gồm Không/ chưa/ chẳng (Chả)+ Có/ còn nằm trong cấu trúc phủ định vị từ tồn tại (VTTT). PTPĐ + VTTT + CN TPC (Vị từ; C- V)/ Trợ từ) Không/ chẳng/ + Có/ còn Chả/ chưa/ DT Nào/ gì/ đó Vị từ/ C-V/ Nữa/ Cả
Các tổ hợp các phó từ phủ định kết hợp với có/ còn phủ định danh từ làm chủ ngữ đi kèm từ phiếm định nào, gì, đó, sau đó là vị từ hoặc các trợ từ như nữa, cả,
hoặc cókhi là một cấu trúc C-V là một kiểu loại của cấu trúc phủ định tồn tại.
Cũng có thể gặp các trường hợp phó từ phủ định đứng trước vị từ tồn tại có, còn cho biết sự tồn tại sự kiện một cách khái quát hoặc ở một vị trí xác định (không nơi nào) là không có trong thực tế và khi đó chỉ có đại từ phiếm định (nào/ gì/ đâu) kết hợp với danh từ chủ ngữ mà không có vị từ hoặc mệnh đề đi kèm đằng sau. Có thể kèm trợ từ nữa, cả ở cuối câu.
Ví dụ:
1) Chẳng có vị khách nào hạ cố tới cái thi am heo hút của tôi để mua cây cảnh. [29. 80]
2) Không có giả thiết nào đứng vững cả. [37. 262]
3) Không còn ai đánh giá cách cư xử của cô nữa. [37. 87] 4) Không có việc gì là khẩn cấp cả. [37. 67]
5) Không còn người đàn bà đó nữa. [29. 59] 6) Chẳng có cô nàng nào cả. [37. 5]
Sự khác biệt của các ví dụ nên trên là ở chỗ: các ví dụ 1), 2), 3) đều có vị từ (1 và 2) hoặc cấu trúc C-V (3) đi kèm sau từ danh từ chủ ngữ và từ phiếm chỉ. Nhưng các ví dụ 4) và 5) không có vị từ hoặc cấu trúc C-V đi kèm sau danh từ mà chỉ có các từ phiếm chỉ và trợ từ (nữa, cả).
a(4) Phó từ phủ định đứng đầu câu trong mệnh đề tỉnh lược chủ ngữ.
CN PTPĐ Vị từ Gì/đâu/nào
Zêrô Không/chẳng (chả)/ chưa vị từ Gì/ đâu/ nào
Thực chất cấu trúc này là cấu trúc câu tỉnh lược chủ ngữ nên phó từ phủ định đứng ở đầu câu.
Ví dụ:
3) Không nghe thầy tiếng thét của Mai nữa. [38. 207]
a(5) Không, chưa, chẳng + bao giờ/ hề/ đời nào đứng ở đầu câu để nhấn mạnh ý nghĩa thời gian. Đây là cấu trúc đảo: đảo Không/ chưa/ chẳng + hề/ bao giờ/ đời nào lên đầu câu, trước chủ ngữ.
PTPĐ + Bao giờ/ Hề/ Đời nào C-V
Không, chưa, chẳng (chả) Bao giờ/ Hề/ Đời nào C-V Ví dụ:
1) Không bao giờ Tâm có ý nghĩa cho mình, cho cuộc đời riêng của cô. [36. 189]
2) Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng sông Đà là đen. [38. 176]
b) Tất cả các nhóm phương tiện biểu thị tình thái phản thực có chứa các phó từ phủ định không, chưa, chẳng, đâu, nào và các kết hợp từ/ cụm từ chứa các phó từ phủ định vừa kể trên đều có thể nằm trong cấu trúc phủ định vị từ hạt nhân. Có thể chia làm 5 nhóm như sau.
b(1) Không, chưa, chẳng, chả, đâu, nào đứng trước các vị từ, vị từ có thể gồm cả 4 loại: vị từ chỉ hành động, chỉ tính chất, chỉ quá trình, chỉ trạng thái.
CN (+ Phó từ) + Phó từ PĐ (Phó từ) Vị từ (Bn+TPĐ+..). DT NDT TT (+Đã/Sẽ/ Đang/Sắp) Cũng/ vẫn.. Không/ chả/ chẳng/ chưa Đâu/ Nào (+ Đang) (Bn+ Trn+ Nào/gì/ đâu... / C- V Các phó từ phủ định có thể chỉ đứng một mình không có các phó từ khác đi kèm hoặc có các phó từ chỉ thời gian (đã, đang, sẽ, sắp, vừa, mới) hoặc phó từ chỉ sự tiếp diễn (cũng, vẫn, đều, lại, cứ...) đứng trước hoặc đúng sau. Cũng có khi gặp các phó từ chỉ cách thức (với, bằng) hoặc phó từ chỉ tần số xuất hiện (thường). Sau vị từ hạt nhân có thể là từ phiếm định nào, gì, đâu hoặc mệnh đề ( C- V) tùy theo tính chất của vị từ hạt nhân đòi hỏi ở bổ ngữ.
1) Anh vẫn nằm không nhúc nhích. [33. 360] 2) Ngạn đãcố không nghĩ nữa. [33. 361]
3) Nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này. [38. 114]
4) Anh sẽ không để họ làm thế đâu. [37. 117]
5) Toàn bộ quá khứ của em trước khi gặp anh cũng không bằng một trong những giây mà chúng ta được cùng nhau trải qua. [37. 285]
6) Nó thường không ở nhà vào giờ này.
7) Cậu giúp tôi đi thì hơn, chúng ta còn nhiều việc phải làm.- Tôi chẳng đang
giúp cậu là gì. [37. 167]
8) Mà cũng lạ, ông cụ đâu thân thiết từ trước, tự nhiên anh cởi lòng. [49. 147] 9) Gớm ác nghiệt thế chả trách được không có con. Trời nào cho con những người như thế. [36. 137]
Tuỳ thuộc vào tính chất của vị từ hạt nhân mà phần phụ sau của vị từ là các bổ ngữ. Hoặc sau vị từ có thể là mệnh đề (nòng cốt câu C- V) thường gặp với các vị từ như cho, được, làm...như các ví dụ sau:
10) Thầy bu con đã không cho bà cậy được rồi. [33. 366] 11) Sách của ông không được ai hoan ngênh cả. [36. 109]
b(2) Không, chưa, chẳng (chả) kết hợp với Hề/ Bao giờ /đời nào... (vị từ tình thái- VTTT) tạo thành cụm từ không hề, không bao giờ, chưa bao giờ/ không đời nào... đứng trước vị từ hạt nhân.
CN (+ Phó từ) + PTPĐ VTTT Vị từ (Bn+Trt+..). Dt/Tt NDt (+Đã/Cũng/ vẫn...) Không/ chẳng (Chả)/Chưa Hề/Bao giờ / Đời nào (Bn+ Trt+ Nào/gì/ Mệnhđề Ví dụ:
2) Khi có đủ ăn đủ mặc, chàng không hề để ý đến cái đói, không bao giờ nghĩ đến nó. [36. 39]
3) Dù có thế nào tôi cũng không bao giờ bán ngôi nhà này đâu. [37. 261] 4) Tôi cũng không đời nào bằng lòng đâu. [37. 265]
b(3) Không, chưa, chẳng (chả), đâu, nào kết hợp với các vị từ tình thái thể, có thể, dám, cần,bị, được, muốn... đứng trước vị từ chính.
CN (+ Phó từ) + PTPĐ VTTT Vị từ (Bn+Trn+..). Dt/Tt NDT (+Đã/Sắp) Cũng/ vẫn.. Không/chẳng (Chả)/Chưa + Thể/muốn /Dám/ Cần.. (Bn+ Trn+ Nào/gì/ Mệnh đề Ví dụ: 1) Tôi chẳng cần nhờ nó. [48. 65]
2) Tao không thể làm người lương thiện nữa. [33. 47] 3) Tôi chả dám. [33. 344]
4) Anh cúi đầu không dám nhìn vào mắt cô nữa. [36. 58] 5) Mẹ nói oan cho con, chứ con đâu dám thế. [36. 24] 6) Tôi đâu cần chớ. [41. 272]
b(4) Cụm từ/ kết hợp từ không/ chẳng / chả, chưa, đời, nào (PHẢI (LÀ) đứng trước vị từ hạt nhân: CN (+ Phó từ) + PT PĐ VT (Phó từ) (Bn+Trn+..). Dt/ TT/ NDT (+Đã/ Cũng... Không/chẳng /Chả/Chưa(+ Thể) + phải là / Phải / là (Đang / Vẫn) (Bn+ Trn+ Nào/gì/ Dt/ C-V. Ví dụ:
1) Em không phải là tội phạm. [49. 8]
2) Cảnh nước lụt trong nhà ông Chánh Mận chẳng phải là một cảnh thương tâm! [46. 130]
4) Ông không là quan cai trị chỗ này. [46. 49]
5) Ông huyện chẳng phải vì Dung mà bị huyền chức. [46. 130] 6) Tôi đâu phải là hẹp hòi gì.
7) Nó nào phải là đứa nhút nhát đâu.
b(5): Không chưa, chẳng, chả, đâu, nào kết hợp với CÓ/ CÒN trong cấu trúc phủ định bác bỏ tồn tại: CN (+ Phó từ) + Phó từ PĐ + Vt tồn tại (Phótừ) (Bn+Trn+..). Dt/ TT NDT (+Đã/ Sẽ/Cũng/ vẫn.. Không/ chẳng /Chả/ Chưa Đâu/ Nào Có/ còn+ (là) (Đang / sẽ...) (Bn+ Trn+ Nào/gì/ đâu... / Mệnh đề Ví dụ: 1) Tôi chẳng có đâu. [41. 176] 2) Con chả có đồng nào để ra cả. [36. 198]
3) Số tiền một vạn của anh không còn một xu nhỏ. [36. 52] 4) Hình như họ không có cuộc đi chơi gì nữa. [36. 121] 5) Vợ Dỉ chưa có một ngày nào sung sướng với Dỉ. [49. 76] 6) Nhưng anh đâu có biết, anh đâu có bận tâm. [41. 256] 7) Ông em đâu còn tỉnh trí. [41. 232]
8) Muốn vế sống lại ở quê hương nào còn ai. [38. 132] 9) Tôi nào có biết chuyện đó. [24. 168]
c) Không, chưa, chẳng, chả có thể đứng ở cuối câu trong một số trường hợp mệnh đề tỉnh lược.
c(1) Trong cấu trúc phủ định mệnh đề tỉnh lược sau động từ: CN
NDT/ DT
+ Đt/ VT + Là/ thì+ Không/ chưa, chẳng+ (có)
đều có tác dụng thay cho cả mệnh đề phủ định bị tỉnh lược (chỉ có thể sử dụng như vậy khi cả người nói người nghe ngầm hiểu được mệnh đề tỉnh lược nên trường hợp này chỉ xảy ra trong đối thoại trực tiếp)
Ví dụ:
1) - Tôi nói là không (Tôi nói là tôi không làm việc đó) 2) - Tôi nói không (Từ chối một đề nghị hoặc lời mời)
3) - Cậu đoán anh ta sẽ đến chứ ?- Mình nghĩ là không. (Mình nghĩ anh ta sẽ không đến).
c(2) Trong cấu trúc phủ định mệnh đề tỉnh lược kết hợp với một số vị từ tình thái tình thái(chắc chắn, dĩ nhiên, có khả năng, hoàn toàn, có thể, tuyện đối) hoặc từ chỉ mức độ như (mọi, nhiều, tất cả) tạo thành cấu trúc phủ định đặc biệt chỉ có trạng từ và phó từ phủ định:
VTTT chỉ tần suất/ Từ chỉ mức độ + Không, chưa, chẳng/ chả Ví dụ:
1) Cô không làm việc đó à?- Chắc chắn là không. 2) Các anh có tiền dự trữ không?- Tất cả đều không có.
d) Không, chưa, chẳng, chả nằm trong những cấu trúc phủ định đặc biệt để bác bỏ điều được nói trước đó. Thường các cấu trúc này chỉ gồm một kiểu kết hợp và đứng làm thành một đơn vị riêng không có đơn vị nào đi kèm và xuất hiện trong đối thoại như Không ! Không bao giờ! Không hề! Chưa bao giờ! Chẳng bao giờ...
Ví dụ:
1) Nó lắc đầu
- Em không sợ. Em làm ra tiền mà ăn. Không đi ăn mày Đức bảo nó:
- Thì tội gì mà khổ thân. Cứ ở nhà này.
- Không.
- Không. [33. 455] 2) Lại một cơn ho, me Xừ không ngừng kể:
- Tôi đã nghĩ ngay rằng nếu Xôphi còn sống nhưng mà vướng phải cuộc xâm lăng này thì chúng tôi cũng không hòng gì còn có thể gặp nhau. Quả nhiên là như vậy ông ạ. Không bao giờ! [41. 230]
3) Cô gái quay vào, nói:
- Không phải đâu. Trăng đó anh ạ ! [38. 239] 4) Nhưng Tá vẫn xua tay, vẫn hăng hái: - Không đời nào ! Không đời nào ! [33. 72]
e) Không, chưa, chẳng (chả) là từ bắt đầu các những thành ngữ, số lượng các thành ngữ như vậy rất phong phú và các thành ngữ này thường có khả năng tạo thành một phát ngôn riêng biệt. Chẳng hạn các thành ngữ: Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời, không biết phúc đâu mà cầu, không biết tội đâu mà tránh, không có lửa sao có khói, không ăn ốc phải đổ vỏ, chẳng cái dại nào giống cái dại nào, chằng cày lấy đâu ra thóc, chẳng học lấy đâu ra chữ, chẳng tuần chay nào mà không nước mắt, chưa có vàng đã lo túi đựng, chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng...
Ví dụ: - Sao anh lại nói vậy. Oan cho tôi quá! - Không có lửa sao có khói.