˜ Tôi có biết chuyện đó một tí nào đâu 15) Tôi đâu có biết chuyện đó.
3.2.2 Đặc trƣng cấu trúc hình thức của cấu trúc câu điều kiện phản thực
hiện tại thì có kiểu câu điều kiện giả định phản thực hiện tại, hoặc nếu điều kiện được giả định không xảy ra tại một thời điểm nhất định trong quá khứ thì có kiểu câu giả định phản thực quá khứ. Tính chất phản thực hay hiện tại là một cách nói do so sánh với thời điểm phát ngôn, hiện tại có thể hiểu là trùng hoặc xung quanh thời điểm phát ngôn, quá khứ là mốc thời gian đã qua so với phát ngôn.
a) Câu giả định phản thực hiện tại:
a(1) Hai mô hình bất biến và có tần số xuất hiện cao nhất của câu phản thực hiện tại: Nếu (P) thì đã (Q), Giá (P) thì (Q).
Nếu (P) thì đã (Q)
Điều cần lưu ý ở đây là cấu trúc “Nếu.... thì” biểu thị tình thái không thực hữu, chỉ khi nào có thêm “đã”: Nếu... thì... đã” thì mới là phản thực.
Ví dụ: Nếu có quan ở đây thì đã không đến nỗi. [46. 46]
Giá (P) thì (Q)
Ví dụ: Giá có tôi ở nhà thì đâu đến nỗi. [33. 15]
Theo thống kê của chúng tôi, trong mô hình bất biến cấu trúc giá...thì có tần số xuất hiện cao hơn nếu...thì...đã do cấu trúc với từ nối “giá” biểu thị sắc thái phản thực rõ hơn.
a(2) Các mô hình khả biến của các cấu trúc nếu...thì...đã, giá...thì thường gặp là:
Các mô hình khả biến tiêu biểu nhất và có tần số xuất hiện cao nhất trong các kiểu kết cấu câu biểu thị tình thái phản thực là:
Giá (P) không (C) thì (Q)
Ví dụ: Nhà Bịch được một sào trầu tốt. Năm nay, giá hắn không được cái trầu
thì chết đói. [33. 189]
Giá (P) là ( C) thì (Q)
Nếu mà/ nếu như /...(P) thì đã (Q)
Ví dụ: Nếu như cô ấy đến đây thì cô ấy đã tôi biết rồi. Giá mà/ giá như / giá thử...(P) thì (Q)
Ví dụ: Giá mà hồi bé, bác có nổi nhạy cảm để có thể rớm nước mắt trước những mẩu chuyện đời giản dị và cảm động và giản dị như thế kia thì cuộc đời bác đâu có đến nỗi như thế này. [41. 133]
a(3) Cấu trúc phản thực hiện tại với giả sử, ví dù, ví thử....thì đã:
Giả sử (P) thì đã (Q)
Ví dụ: Giả sử tôi biết trước sự thể thế này, thì tôi đã không nghe lời dụ dỗ của hắn.
Giá (P) thì có lẽ/ sẽ/ ... (Q)
Ví dụ: Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi. Khổ cho hắn và khổ cho người khác hắn không biết hát. Thì hắn chửi. [33. 28]
a(4) Các cấu trúc biểu thị tình thái phản thực vốn là sự phát triển từ các quán ngữ tình thái (phải chi P, ước gì P) để trở thành câu điều kiện phản thực:
Phải chi / ứơc gì/ ước sao...(P) thì (Q)
Ví dụ: Hai chục năm qua dẫu không mảy may tin tức gì nhưng đối với ông ấy, ông cụ thân sinh tôi vẫn một lòng thương nhớ không nguôi. (...) Rồi ông cụ đã viết rằng ước sao có cách gì thông tin cho chú ấy để rồi thì chú ấy có thể biên thư vào trong này. [41. 93]
Qua các cấu trúc hình thức của câu điều kiện giả định và các ví dụ về câu trên đây, có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Với cấu trúc Nếu...thì...đã , thái độ cam kết của người nói với sự tình giả định có thể được phản ánh trong mệnh đề hệ quả với tác tử “đã” định vị khả năng xảy ra của sự tình. Sự có mặt của tác tử “đã” là bắt buộc để biến cấu trúc “nếu...thì” chỉ tình thái không thực hữu thành cấu trúc “nếu...thì...đã”chỉ tình thái phản thực.
có thể được phản ánh trong mệnh đề hệ quả với nhiều tác tử có lẽ, chắc chắn, đã, mới, vừa...
Trong cấu trúc phản thực hiện tại có thể xuất hiện các phó từ chỉ thời gian hiện tại (lúc này, bây giờ, hiện tại, hôm nay) hoặc không có các trạng từ chỉ thời gian hiện tại mà ý nghĩa hiện tại được hiểu nhờ vào thông tin đã nói ở trước trong phát ngôn.
b) Câu giả định phản thực quá khứ
Như đã phân tích, tính chất phản thực hiện tại hay phản thực quá khứ là có cơ sở từ việc quy chiếu (P) tại thời điểm phát ngôn hay một thời điểm trong quá khứ với thời điểm thực tại. Vì vậy, về tính chất tiềm năng của khả năng phân bố, câu tình thái phản thực quá khứ có thể tồn tại tất cả các cấu trúc của câu tình thái phản thực đã phân tích ở trên. Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt câu tình thái phản thực quá khứ và kết cấu câu tình thái hiện tại là trong câu tình thái phản thực quá khứ thuờng phải tồn tại các phó từ thời gian chỉ thời gian quá khứ so với thời điểm phát ngôn như lúc ấy, hồi đó, hôm qua, năm kia... . Nếu trong câu không có sự hiện diện của các tác tử thời gian quá khứ thì sự kiện mà người nói và người nghe phải ngầm hiểu được tính chất thời gian quá khứ do thời gian quá khứ đã được viện dẫn trước đó. Thường ý nghĩa quá khứ được thể hiện trong các phát ngôn kể lại sự tình ở một thời điểm đã qua, được xem là quá khứ so với thời điểm phát ngôn.
b(1) Các cấu trúc thường tình thái phản thực quá khứ thường gặp nhất là: Giá (P) thì ( Q)
Ví dụ:
1) Giá thử đêm qua không có thị thì hắn chết. (Nhưng thực tế đêm qua nhờ có thị mà hắn không chết). [33. 38]
2) Giá tôi được gặp ông hôm qua, thì tôi đã được một lúc sung sướng. [47. 46] (Phó từ chỉ thời gian quá khứ: đêm qua, hôm qua)
Ví dụ:
1) Giá hồi đó nhà mình rời biển sớm một ngày về Băng Cốc mua đồ thì sẽ không gặp sóng thần, không mất bố. [49. 244]
Cấu trúc tình thái phản thực quá khứ bộc lộ rõ nét nhất với tác tử giá, ngoài ra còn gặp cấu trúc tình thái phản thực với từ nếu trong cấu trúc nếu...thì đã nhưng sắc thái phản thực không rõ nét bằng.
b(2) Tiêu biểu nhất của câu phản thực quá khứ với tác tử nếu là cấu trúc
nếu...thì đã .
Nếu (P) thì đã Q) Ví dụ:
1) Nếu khi đó tôi còn một trái lựu đạn thì cái khẩu Côrônốp khốn kiếp của mấy anh đã phải thăng thiên rồi. [41. 91]
( Phó từ thời gian quá khứ: khi đó)
b(3) Nếu trong câu không có các phó từ chỉ thời gian cụ thể thì các phó từ chỉ thời gian đã được nhắc tới ở các phát ngôn trước đó( vốn có liên hệ với phát ngôn được viện dẫn) hoặc đã được người nói và người nghe ngầm hiểu là quá khứ. Loại câu phản thực quá khứ không có phó từ thời gian thường xuất hiện khi kể các câu chuyện trong quá khứ mà các từ chỉ thời gian đã được nhắc tới trước đó.
Ví dụ:
1) Giá tôi được gặp ông hôm qua thì tôi đã được một phút sung sướng. (...)
Nếu tôi được hưởng cái phút sung sướng ấy, thì chắc tôi đã phải bối rối vì tôi có rất nhiều chuyện muốn nói với ông. [47. 134]
2) Nó đã để sai huyệt thế này cũng là phải(...) Nếu nó để đúng huyệt thì quan bác đã phất đến có thể đem của riêng ra cũng tậu được cả xứ Lào rồi! [47. 235]
Hai phát ngôn trên đều không có sự hiện diện của từ chỉ thời gian quá khứ trên bề mặt phát ngôn nhưng tính chất phản thực quá khứ đã được tri nhận nhờ các phát ngôn trước đó là để kể lại một sự việc trong quá khứ. Ở phát ngôn 1) từ chỉ thời
vào “hôm qua”. Với phát ngôn 2), sự kiện không để đúng huyệt đã xảy ra vào thời gian trước đó rất lâu mà cả người nói và người nghe đều ngầm hiểu. Chính từ “đã”
có mặt trong hai phát ngôn cũng góp phần biểu thị thời gian quá khứ “đã không xảy ra” của sự tình.
Tất cả các cấu trúc chỉ tình thái phản thực trên đều có sự phân biệt những nét nghĩa rất tinh tế theo từng nhóm (và cả trong mỗi nhóm) tuỳ theo quan niệm và nội dung quan niệm trong cách dùng của người bản ngữ nhằm thể hiện những sắc thái nghĩa nhất định