˜ Tôi có biết chuyện đó một tí nào đâu 15) Tôi đâu có biết chuyện đó.
3.2.1 Khái niệm câu ghép và câu ghép điều kiện phản thực (nếu thì đã )
Cùng với sự đa dạng và phức tạp của khái niệm về câu (trên 300 định nghĩa), cách quan niệm và cách phân chia các kiểu loại của câu ghép cũng khá đa dạng, không dễ có sự thống nhất giữa các tác giả. Tuy vậy, hầu hết các nhà nghiên cứu thường tìm cách định nghĩa câu ghép từ sự đối lập với câu đơn, và có thể với cả câu phức . Các tác giả cũng thống nhất rằng câu ghép khu biệt với câu đơn (chỉ có một nòng cốt chủ- vị) ở chỗ: “Câu ghép là câu chứa nhóm từ chủ- vị trở lên, không bao hàm lẫn nhau, liên hệ với nhau bằng những quan hệ ngữ pháp nhất định”[ Mai Ngọc Chừ, Hoàng Trọng Phiến, Vũ Đức Nghiệu, 2001, 296].
Về phân loại, dựa vào các quan hệ ngữ pháp mà câu ghép biêủ thị nhóm các tác giả cuốn Cơ sở tiếng Việt trên đã chia câu ghép thành 4 loại:
(1) Câu ghép đẳng lập, dùng kết từ đẳng lập như vừa, mà, còn. (2) Câu ghép chính phụ thường dùng các cặp kết từ chính phụ: - Vì (tại, do, giả sử)...cho nên chỉ nguyên nhân- kết quả.
- Nếu (hễ, giá mà, giả sử)...thì chỉ điều kiện/ giả thiết- kết quả - Tuy (dù, mặc dầu)...nhưng chỉ ý tăng tiến- nhượng bộ.
(3) Câu ghép qua lại thường dùng các cặp từ phụ hô ứng: không những- mà còn, có...mới, vừa...đã, mới...đã, không- cũng, càng- càng, vừa...vừa...
(4) Câu ghép chuỗi: không dùng kết từ và cặp phụ từ liên kết mà là hiện tượng những nhóm từ chủ- vị có dạng câu đơn đứng nối tiếp nhau tạo thành một câu ghép.
Nhìn chung, các sách ngữ pháp đều không có sự khác biệt quá lớn khi phân chia câu ghép ở nhóm 1 và nhóm 4 theo danh sách kể trên. Sự khác biệt chủ yếu tập trung ở nhóm 2) và 3), nhiều tác giả cho rằng câu ghép có chứa cặp kết từ nếu (hễ, giá mà, giả sử)... thì chỉ điều kiện kết quả phải là câu ghép qua lại chứ không phải là câu ghép chính phụ như quan điểm của nhóm các tác giả Ngữ pháp tiếng Việt(1983). Những “câu ghép qua lại” [ Uỷ ban khoa học xã hội, 1983, tr210] xếp ngang hàng với:
- Nếu...thì, hễ...thì, động là, càng...càng, có...mới, vừa...đã. - Vừa...vừa, không những...mà còn...
- Để nên, để...thì, do...nên, tại...nên.
Những năm gần đây, với khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ theo ngữ pháp chức năng, nhiều tác giả tán đồng với cách định nghĩa của Cao Xuân Hạo trong tiếng Việt- Sơ thảo ngữ pháp chức năng [Cao Xuân Hạo, 1991, tr204]: “Câu ghép là một câu hình thành bằng cách liên kết hai câu trở lên lại thành một tổ hợp chặt bằng cách dùng những kết tố riêng và rút ngắn hoặc thủ tiêu khoảng im lặng (sự “ngưng giọng”) thường ngăn cách các câu đó với nhau. Trong các câu ghép lại như vậy thường không có câu nào mất cương vị câu, nghĩa là câu nào cũng là “sự thê hiện ngôn ngữ học của hành động nhấn định nhận định được thực hiện ngay trong khi phát ra nó” chứ không bị xuống cấp để trở thành một câu khác”. Cao Xuân Hạo cũng đồng ý với quan điểm sắp xếp câu nếu..thì, giá..thì là một kiểu câu ghép qua lại.
việc phân loại câu ghép dựa vào các cặp kết từ nhất định. Tuy nhiên, trong luận văn này chúng tôi chỉ quan tâm đến câu ghép chỉ điều kiện- kết quả, là loại câu liên quan chặt chẽ đến vấn đề tính tình thái của ngôn ngữ và đã được nhiều nhà ngôn ngữ xem là một loại phương tiện biểu thị tình thái.
Câu ghép là một thực thể phát ngôn trọn vẹn có những đặc trưng riêng ở cả ba bình diện kết học, nghĩa học và dụng học. Các kết từ biểu hiện các quan hệ ngữ pháp trong câu ghép cũng chính là các tác tử tình thái biểu thị các cấp độ khác nhau của tình thái nhận thức. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một tiểu loại nhỏ trong các câu ghép qua lại, đó là kiểu câu có các cặp tác tử biểu thị tình thái : nếu ...thì đã, giá...thì, phải chi...thì, ước gì...thì..., tạm gọi là các kiểu câu chỉ điều kiện giả định.
Chúng tôi nhấn mạnh tính điều kiện giả định vì điều kiện (sự tình (P) nêu ra ở vế có chứa tác tử “nếu” (trong cấu trúc nếu...thì đã), giá (giá... thì) trong chức năng biểu thị tình thái phản thực chỉ có tính giả định, không có thực. Sự tình (Q) ở vế câu bắt đầu bằng tác tử “thì” cũng chỉ có tính giả định, theo đó tính chân thực của nó phụ thuộc vào tính chân thực của vế (P) đi trước. Do tính chất kéo theo giữa hai vế như vậy nên chúng tôi cho rằng câu ghép điều kiện giả định là một kiểu câu ghép qua lại.
Như vậy, các câu ghép chỉ tình thái phản thực hữu có thể hiểu là các câu ghép chỉ điều kiện giả định có các kết từ là các cặp tác tử tình thái chỉ điều kiện giả định như nếu...thì đã, giá...thì, ước gì...thì, phải chi...thì.
Các cặp tác tử tình thái này là các phương tiện đặc thù biểu thị tình thái phản thản thực hữu của câu ghép, tạo cho các kiểu câu biểu thị ý nghĩa phản thực những diện mạo riêng về cấu trúc và những nét đặc trưng chuyên biệt về ngữ nghĩa, ngữ dụng.