˜ Tôi có biết chuyện đó một tí nào đâu 15) Tôi đâu có biết chuyện đó.
3.2.3 Đặc trƣng ngữ nghĩa-ngữ dụng của cấu trúc câu điều kiện phản thực
a) Đặc trưng chung của cấu trúc câu điều kiện phản thực
a(1) Ba mô hình tiêu biểu nhất của cấu trúc điều kiện phản thực là các cấu trúc câu có tác tử giá: Giá (P) thì (Q), Giá (P) không (C) thì (Q), Nếu (P) không (C) thì đã (Q). Thực chất, các mô hình ba mô hình này cùng với mô hình Giá không (P) thì (Q), Nếu không (C) thì đã (Q) đều có mô hình mô hình cơ sở là Giá (P) thì (Q) và
Nếu (P) thì đã (Q) nhưng điểm khác biệt của các cấu trúc này so với mô hình bất biến là đều có thêm vào đó một nhân tố (C) là các phó từ phủ định không, chẳng (chả) làm sắc thái phản thực rõ nét hơn rất nhiều.
Chẳng hạn, ở mô hình Giá không (P) thì (Q), hoặc Giá (P) không (C) thì (Q)
sắc thái phản thực rất đậm nét bởi sự có mặt của tác tử phủ định không (chẳng, chả)
trong cấu trúc giá thì, sự kết hợp của phó từ phủ định không vốn đã biểu thị chức năng tình thái phản thực không cần có thêm tác tử giá . Chính sự kết hợp của nếu
hoặc giá và không làm sắc thái phản thực nổi bật hơn cả. Gi ( P) không (chẳng, chả) (C) thì (Q) cho biết (P) chắc chắn đã xảy ra trước đó rồi, nội dung sự tình là phản0 thực hữu vì vậy (Q) sau đó là tất yếu phi thực. Khi tác tử không có mặt ở hai vế câu thì hiệu lực thể hiện tình thái phản thực càng tăng rất nhiều. So sánh hai phát ngôn:
2) Không vướng chiến tranh thế giới thì tôi đã được gia đình cho qua Pari du học rồi.
3) Nếu không vướng chiến tranh thế giới thì hẳn là tôi đã được gia đình cho qua Pari du học rồi. [41. 223]
4) Nếu mẹ không làm những con búp bê khoai tây thì chúng tôi đã không thể
biết được mẹ yêu chúng tôi đến mức nào. [48. 33]
Phát ngôn 1 không có tác tử “không” trong cấu trúc nếu...thì đã, tính chất phản thựu hữu của các sự tình phải nhờ đến từ “đã” và từ chỉ thời gian “từ lâu rồi”. Phát ngôn 2 biểu thị tình thái phản thực hữu mà không cần đến tác tử “nếu”, phát ngôn này không được xem là cấu trúc câu điều kiện giả định biểu thị tình thái phản thực mà tình thái phản thực được biểu thị nhờ vào sự có mặt của phó từ phủ định “không”. Với phát ngôn 3) và) 4) sắc thái phản thực rất rõ nét nhờ sự có mặt của phó từ phủ định không trong cấu trúc câu điều kiện phản thực nếu...thì đã.
a(2) Đặc điểm quan trọng nhất phân biệt các cấu trúc giá...thì và cấu trúc nếu... thì ... đã trong nội dung quan niệm và mục đích của người Việt là khi dùng hai cấu trúc này có sự phân biệt rất tinh tế và nhạy cảm thể hiện trong hai cách dùng:
(1) Chỉ sử dụng cả hai cấu trúc để giả định điều kiện phản thực (hiện tại và quá khứ), không thể hiện sắc thái “điều giả định phù hợp ao ước mong muốn”, nhưng sắc thái phản thực của cấu trúc giá thì vẫn rõ nét hơn, mạnh hơn và có mức độ cao hơn về tính tất yếu phi hiện thực so với nếu thì đã. Các cấu trúc có tác tử phủ định không có sắc thái phản thực mạnh mẽ hơn cấu trúc chỉ thuần tuý có dạng khẳng định(không có tác tử phủ định không, chưa, chẳng). Vì vậy, các cấu trúc câu điều kiện giả định tiêu biểu nhất là giá( P) thì (Q), Giá (P) không (C) thì (Q), Nếu (P) không( C) thì đã (Q), Nếu (P) thì đã ( Q).
Ví dụ:
1) Ấy là nhà ông còn thừa tiền, thừa thóc đấy. Giá nhà ông phải đói như nhà người ta thì ông còn bóp nặn dân làng đến đâu. [33. 406]
3) Nếu không vướng chiến tranh thế giới thì tôi đã được gia đình cho qua Pari du học rồi. [41. 223]
Cả ba phát ngôn 1), 2), 3) đều mang những sắc thái phản thực rất mạnh nhờ những cấu trúc điều kiện giả định phản thực tiêu biểu nhất. Ba phát ngôn này đều nhấn mạnh tính điều kiện giả định không thể hiện sắc thái đánh giá “thể hiện hay không thể hiện mong muốn, ao ước của người nói” hay bất cứ sắc thái đánh giá nào khác.
2) Cấu trúc nếu... thì... đã thường được dùng với mức độ và sắc thái thể hiện sự ao ước và mong muốn của người nói mờ nhạt hơn với cấu trúc giá... thì. Người Việt thường dùng giá để diễn tả một điều kiện giả định vốn phù hợp với mong muốn, ao ước và có lợi với người nói nhiều hơn là với cấu trúc “nếu..thì đã”. Như vậy, nét nghĩa tinh tế của tất cả các cấu trúc có tác tử giá thường giả định một sự tình có lợi, phù hợp với mong muốn của người nói, là nên có.
Người nói giả định một giả định điều kiện không có thực như vậy nhằm thể hiện sắc thái đánh giá với sự tình được giả định là: khi sự tình được giả định ấy có thực thì sẽ phù hợp mong muốn của người nói, sẽ đáng mừng, đáng hy vọng nhưng do trên thực tế sự tình ấy không có thực nên cấu trúc có tác tử “giá” mang ý nghĩa tình thái đánh giá thể hiện thái độ đáng tiếc hoặc sự tình xảy ra trên thực tế là đáng e ngại, không nên có. Tiêu biểu cho nét nghĩa này là các cấu trúc Giá (P) thì (Q), Giá như / giá mà (P) thì (Q).
Chẳng hạn, ở ví dụ:
1) Giá trời cho mẹ một đứa con gái như Uyển thì quý biết bao. [33. 366], phát ngôn này thể hiện ao ước vốn phù hợp mong muốn của người mẹ “mong muốn có một đứa con gái ngoan và xinh như Uyển” đối với cô gái hàng xóm của con trai mình(cô Uyển) với tác tử “giá”. Nhưng do điều kiện giả định này không có thực nên phát ngôn này mang hàm ý tiếc rẻ của người nói. “Giá trời cho mẹ một đứa con gái như Uyển thì quý biết bao nhưng đáng tiếc là Uyển không phải là con gái của
trong nhu cầu của người nói” và “sắc thái đánh giá tiếc rẻ hoặc không nên có, đáng e ngại” như vậy cũng biểu hiện ở các câu:
2) Giá tôi đã được gặp ông hôm qua thì tôi đã được một lúc sung sướng. [47. 134]
(Thực tế là tôi đã không được gặp ông hôm qua nhưng tôi đã ao ước, mong muốn được gặp ông hôm qua - Tôi rất làm tiếc vì đã không gặp ông hôm qua- Việc tôi không gặp ông hôm qua là không nên có)
3) Họ thương cây và thương chính họ. Chỗ mía kia giá trời để nguyên lành
thì cuối năm nay làm gì không có ba chục bạc. [33. 320]
So sánh 3 ví dụ vừa phân tích với: 4) “Ấy là nhà ông còn thừa tiền thừa thóc đấy. Giá nhà ông phải đói như nhà người ta thì không biết ông còn bóp nặn dân làng đến đâu”. [33. 406]
không thể hiểu là: Tôi mong muốn nhà ông phải đói như nhà người ta vì ví dụ 4) thuộc cách dùng 1) chứ không hề có chức năng biểu thị nét nghĩa ở cách dùng thứ 2).
a(3) Trong cách dùng các kết cấu câu có tác tử “giá”để giả định một sự tình có lợi, phù hợp mong muốn, của người nói như giá...thì, giá mà, giá như, có thể hiểu
giá tương tự với giá mà, giá như. Tuy nhiên, các kết cấu có giá như, giá mà, vẫn thể hiện những sắc thái ngữ nghĩa khác biệt rất tinh tế, chỉ có thể phát hiện ra nhờ ngữ cảnh so với từ “giá”. Nhờ các tác tử “mà”, như”, “sao” ,mà trong các cấu trúc giá như, giá mà, ước sao...người nói thể hiện sự đánh giá có mức độ mạnh hơn, cao hơn về một sự ao ước có tính giả định và sắc thái tình thái phản thực cũng rõ nét hơn so với cấu trúc chỉ có “giá”. So sánh hai phát ngôn.
1) Giá bà chỉ lo một mình thôi thì còn đỡ khổ người ta. Ác một cái bà lại cứ muốn cho người ta phải lo với bà. [33. 400]
2) Giá mà bà chỉ lo một mình thôi thì còn đỡ khổ người ta.
ước phản thực” mạnh hơn và rõ nét hơn rất nhiều so với phát ngôn 2). Vì ở 2) từ nối giá chỉ các tác dụng một tác tử nêu ra điều kiện giả định, sắc thái “phù hợp mong muốn” mờ nhạt hơn rất nhiều, thậm chí có thể hiểu giá là “nếu” khi khúc giải “nếu bà chỉ lo một mình thôi” thì cấu trúc câu vẫn không thay đổi về ngữ nghĩa. Nếu thay giá mà bằng giá như thì sắc thái phản thực cũng rõ nét và sắc thái biểu hiện ao ước của người nét cũng đậm nét hơn rất nhiều so với cấu trúc chỉ có
Giá...thì. Giá mà cũng có thể thay bằng nếu như nhưng sắc thái “mong muốn có tính chất ao ước” sẽ giảm đi rất nhiều.
a(4) Các kết cấu nếu như/ nếu mà ... thì đã có sắc thái phản thực mạnh hơn “nếu...thì đã”. Trong một số trường hợp ngữ cảnh cho phép, nếu như, nếu mà..thì đã có thể có khả năng tiềm năng biểu thị sắc thái “điều giả định phù hợp mong muốn của người nói” như cấu trúc “giá...thì”, tuy nhiên cũng rất khó khăn và rất ít gặp trường hợp như vậy, trong khi “nếu...thì đã” không thể có khả năng tiềm năng này.
a(5) Các kết cấu phải chi...thì, ước gì...thì thể hiện nét nghĩa “phù hợp mong muốn, có lợi, nên có...của người nói” tương tự nét nghĩa thứ 2 của cách dùng giá mà, giá như.
b) Cấu trúc câu điều kiện phản thực hiện tại:
b(1) Về ngữ nghĩa, các sự tình nêu ra trong sự tình (P) bắt đầu bằng các tác tử
nếu, giá vốn là tiền đề điều kiện giả định được quy chiếu tại thời điểm hiện tại, tức thời điểm phát ngôn. Do đó, kéo theo sự tình (Q) ở mệnh đề hệ quả bắt đầu bằng thì cũng là một giả định không xảy ra .
Chẳng hạn, trong phát ngôn “Giá bây giờ em nó còn thì cũng chả mặc được”, vốn là phát ngôn của của mẹ của nhân vật Sơn (Gió Lạnh đầu mùa- Thạch Lam) khi nói về chiếc áo của Duyên- em gái Sơn đã mất từ bốn năm trước. Bà mẹ Sơn (chủ thể phát ngôn) giả thiết Giá bây giờ Duyên còn sống. Giả định này của bà được so sánh với sự kiện hiện tại rằng Duyên không còn sống ở thời điểm hiện tại.
chiếu giả định xảy ra ở thời điểm hiện tại- thời điểm phát ngôn và giúp người nghe xác định rõ ngữ nghĩa của phát ngôn là sự tình (“em nó còn”) được giả định là không có thực, mâu thuẫn với sự tình hiện tại. Với các phát ngôn không chứa trạng từ thời gian, tính chất sự tình phản thực được quy chiếu ở hiện tại cũng có thể dễ dàng giải thích nhờ sự đối chứng và tìm ra mâu thuẫn giữa trạng thái hiện tại của sự tình được giả định và trạng thái tồn tại trong phát ngôn.
b(2) Có thể thêm các phó từ chỉ thời gian hiện tại vào các phát ngôn có ý nghĩa điều kiện giả định hiện tại mà không làm thay đổi sắc thái nghĩa và nội dung của phát ngôn.
b(3) Trong mệnh đề hệ quả bắt đầu bằng tác tử thì, các phó từ như có lẽ, đã, chắc, có thể biểu thị sắc thái cam kết của người nói vào khả năng hiện thực hoá của sự tình. Đã, có lẽ, chắc...nhấn mạnh hơn hàm ý tình thái phản thực của phát ngôn. Tuy nhiên, do đây là phát ngôn tình thái phản thực hiện tại nên đã không có chức năng định vị một sự tình đã xảy ra trong quá khứ mà chỉ làm tăng sắc thái khẳng định kết quả theo giả thiết.
c) Cấu trúc câu điều kiện phản thực quá khứ
c(1) Các sự tình được giả định ở điều kiện giả định bắt đầu với “giá” hoặc “nếu”, hay tất cả các cấu trúc điều kiện giả định khác như ước sao, phải chi, giả sử...thì , đều được quy chiếu tại thời điểm quá khứ. Nội dung mệnh đề được giả định là đúng với ngữ cảnh được đánh giá trong quá khứ và không đúng trong hiện tại kéo theo mệnh đề hệ quả cũng có tính chất không tưởng, tất yếu phi hiện thực trong hiện tại.
c(2) Có thể thêm các từ chỉ thời gian chỉ quá khứ vào các câu tình thái phản thực trong các câu còn khuyết thiếu để làm rõ nghĩa quá khứ của phát ngôn mà không ảnh hưởng đến ngữ nghĩa của phát ngôn như hồi đó, bữa đó, hôm qua...
c(3) Các phó từ hoặc tổ hợp phó từ xuất hiện sau từ nối giới thiệu mệnh đề hệ quả như đã (Q), có lẽ cũng (Q), ắt cũng (Q), chắc sẽ (Q), sẽ (Q)... cũng đóng góp
thuyết. Nhưng ngữ nghĩa của các tổ hợp này khác hẳn với trường hợp sử dụng nó trong cấu trúc phản thực hiện tại. Muốn phân tích sự khác biệt này phải chọn được đặc điểm quan yếu trong câu nói chứ không thuần tuý dựa vào ngữ nghĩa chung của đơn vị ngôn ngữ. Trong nhiều trường hợp nghĩa của các trạng từ này là nghĩa của tình thái nhận thức chứ không phải là nghĩa bản thân từ đơn đó. Chẳng hạn “đã” là phó từ tiêu biểu nhất của cấu trúc tình thái quá khứ có chức năng định vị thời điểm sự tình giả thuyết được hiểu là trước thời điểm, giai đoạn mà sự tình được nói đến (trước thời điểm phát ngôn” hoặc có cách dùng thứ 2 là dùng “đã” phản ánh khả năng và sức mạnh hiện thực rất cao của việc “ xảy ra” của sự tình nêu ra trong mệnh đề điều kiện giả định, có thể kèm theo sự nhấn mạnh hiệu lực của giả định trong tiền đề, quán ngữ tình thái “có lẽ” có mức độ đánh giá khả năng xảy ra thấp hơn “đã”. Phó từ “sẽ” không hướng tới một phỏng đoán trong tương lai như chức năng của nó trong phản thực hiện tại nhưng sự tình được dùng với “sẽ” thường nảy sinh trong ngữ cảnh tranh biện siêu ngôn ngữ nên có thể đây là mức độ đánh giá khả năng trong quá khứ hoặc hướng về hiện tại. Từ “ắt” và “cũng” cũng có nét nghĩa như “sẽ” nhưng mức độ đánh giá khả năng yếu hơn. Còn mới phản ánh một hệ quả kéo theo từ tiền đề điều kiện cần và đủ. “Cứ” lại bộc lộ một ý nguyện chủ quan của người nói nếu khả năng hiện thực của sự tình được giả thuyết được thực hiện.
Ví dụ:
1) Nếu khi đó tôi còn một trái lựu đạn thì cái khẩu Côrônốp khốn kiếp của mấy anh đã phải thăng thiên rồi. [41. 91]
“đã” mặc dù tiền giả định một sự tình đối lập trước đó nhưng không có nghĩa là “trước đó khẩu Côrônốp của các anh chưa bị thăng thiên” mà “đã” được nhìn ở giai đoạn phát triển: ở thời điểm, giai đoạn trước đó khi tôi còn một quả lựu đạn. Đã được so sánh với trước thời điểm, giai đoạn “khi tôi còn một quả lựu đoạn”, vốn là giai đoạn trước khi sự tình được nói tới.
3) Giá lúc ấy vợ hắn có nhà thì hắn đã đâm chết vợ. [33. 373]
“đã” phản ánh khả năng và sức mạnh hiện thực rất cao của việc “ xảy ra” của sự tình nêu ra trong mệnh đề điều kiện giả định, có thể kèm theo sự nhấn mạnh hiệu lực của giả định trong tiền đề: gặp lúc khác thì “nhân vật anh” có khả năng rất mạnh xảy ra là “cho vợ cái tát” với từ “đã” ở ví dụ 3, hoặc “hắn có khả năng rất cao là đâm chết vợ giá vợ có nhà” nhưng lúc đó vợ hắn không có nhà” ở ví dụ 4.
4) Giá hồi đó nhà mình rời biển sớm một ngày về Băng Cốc mua đồ thì sẽ
không gặp sóng thần- không mất bố. [49. 244]
“sẽ” hướng về mức độ đánh giá khả năng trong quá khứ (không gặp sóng thần), không có tính phỏng đoán. Sẽ nảy sinh trong ngữ cảnh tranh biện siêu ngôn ngữ tương tự với sẽ hướng về khả năng trong hiện tại như trong câu “quả thật là hôm nay trời sẽ mưa thật”.
5) Giá có nói rõ những lời lẽ thương xót dân nghèo của Nghị Hách bữa ấy, (...) thì Long ắt cũng chẳng chịu cho là lọt tai. [47. 185]
ắt cũng có sắc thái khả năng như sẽ trong câu hướng về khả năng hiện tại nhưng sắc thái yếu hơn sẽ.
d) Tiền giả định:
Về lí thuyết, một phát ngôn có ý nghĩa tiềm năng chỉ được xác định khi có một tiền giả định tương hợp với nội dung phát ngôn. Nghĩa là phát ngôn với (P) chỉ đúng trong một thế giới khả hữu nếu ngữ cảnh chứa một thế giới thuộc (P) nào đó.
Đối với các kết câu biểu thị tình thái phản thực, cả kết cấu phản thực hiện tại và phản thực quá khứ đều có tiền giả định là nội dung sự tình (P) không có thực hay mâu thuẫn, không tương hợp với nội dung được thể hiện trong phát ngôn. Chúng ta gọi một câu điều kiện giả định là phản thực khi và chỉ khi cấu trúc điều