(P), nghe đâu (P), hình như (P), nghe nói (P), người ta đồn rằng (P), dường như (P), phải chăng (P), biết đâu (P), có khi (P)...
+ Quán ngữ tình thái biểu thị tình thái phản thựu hữu: Cứ làm như là (P), làm như (P), suýt nữa thì (P), tí nữa thì (P), đáng lẽ (P), biết thế này thì (P) còn hơn, lẽ ra (P), làm như (P) không bằng, có họa là (P), đằng thẳng ra thì (P), hoạ là (P), (P) làm sao được, những tưởng (P)...
Quán ngữ biểu thị tình thái phản thực hữu là một trong những phương tiện từ vựng biểu thị tình thái phản thực hữu rất phổ biến trong ngôn ngữ. Đoàn Thu Hà [2000, tr85] đã bước đầu đề cập một cách sơ lược đến quán ngữ này. Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu đi trước đồng thời dựa trên những khảo sát của riêng mình, chúng tôi sẽ tiến hành miêu tả cụ thể và toàn diện về đặc điểm cấu trúc - hình thức, đặc điểm ngữ nghĩa- ngữ dụng của các quán ngữ này và chỉ ra vai trò quan trọng của chúng trong thực tế sử dụng.
2.1.2 Đặc trƣng cấu trúc- hình thức của quán ngữ biểu thị tình thái phản thực hữu thực hữu
Xét từ bình diện kết học, các kết hợp hình thức trong cấu tạo nội tại của các quán ngữ tình thái phản thực hữu có thể được xem xét dựa trên 3 đặc điểm cơ bản là vị trí của quán ngữ, số lượng các thành tố cấu tạo quán ngữ, khả năng cải biến hay chêm xen các thành tố của quán ngữ.
* Theo vị trí:
Tất cả các quán ngữ biểu thị tình thái phản thực hữu chủ yếu xuất hiện trước sự tình (P) được biểu thị: phải chi (P), ước gì (P), như thể (P), cứ làm như là (P), có hoạ là (P), đằng thẳng ra thì (P), làm như (P) không bằng, biết thế này thì (P) còn hơn, suýt nữa thì (P), tí nữa thì (P), đáng lẽ (P), đáng lí (P),...
Tuy nhiên cũng có trường hợp các quán ngữ này xuất hiện ở cuối các phátngôn đối với các quán ngữ: (P) làm sao được, (P) thế quái nào được, (P) cái cóc khô gì, (P) gì cho cam, (P) thế nào được....
Điều cần lưu ý ở đây là (P) có thể là một mệnh đề - một câu hoàn chỉnh với đầy đủ các thành phần hoặc (P) chỉ là một điều được nói đến trong một thành phần của câu(thành phần vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ...), xuất hiện như là câu ở dạng tỉnh lược, đặt trong ngữ cảnh thích hợp. Ngoài ra, chúng ta dễ dàng bắt gặp các trường hợp các quán ngữ không phải đứng đầu một phát ngôn hoàn chỉnh mà là đứng ở giữa phát ngôn khi người nói đồng thời muốn nhấn mạnh một phân đoạn thông tin nào đó , cụ thể là quán ngữ tình thái có thể đứng sau chủ ngữ, trước động từ chính hoặc làm từ nối giữa hai mệnh đề... Do vậy, sơ đồ biểu diễn vị trí các quán ngữ tình thái sau đây xem xét sự tình (P) là tất cả những trường hợp hay những điều được nói ra, những thành phần được quán ngữ chỉ ra sắc thái phản thực hữu chứ không giới hạn chỉ trong trường hợp phát ngôn (P) là một câu hoàn chỉnh.
Quán ngữ + Sự tình (P) Ví dụ:
1) Nhưng con làm gì có mà cho vay? [36. 236]
2) Làm sao Dỉ đứng yên được. Dỉ chạy như trâu say nắng lên cơn điên. [49. 87]
3) Quên thế nào được một người học cũ. Nhất là anh thì tôi lại càng nhớ lắm.
[36. 5]
Sự tình (P)+ Quán ngữ Ví dụ:
1) Na về tháng 7, tháng 8 mới có chứ mùa này làm gì có? [33. 235] 2) Mẹ biết làm sao được. Cô ấy ở dưới tỉnh cơ mà. [49. 65]
So sánh thêm các ví dụ sau:
1) Lẽ ra tôi phải đến gặp cô cho câu chuyện của chúng ta có đầu có cuối, nhưng thôi để khi khác. [49. 246]
2) Giá mà bố mẹ, ông bà Khún đã từng là thổ tỵ, cường hào đã đành, đằng này... [49. 62]
3) Tôi ước gì có thể chuếch choáng thật lâu, nhưng nó mau chóng tắt rụi vì một ý nghĩ kì lạ. [44. 206]
4) Nhưng thị biết cãi bà làm sao. [33. 43]
5) Cái này cậu mua tận HN phải không? – ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. [36. 205]
Tất cả các quán ngữ tình thái phản thực hữu được in nghiêng ở trên đều chỉ ra rằng nội dung sự tình được nói đến là không chân thực, là phi hiện thực. Sự khác biệt dễ thấy giữa các phát ngôn 1), 2), 3) và 2 phát ngôn còn lại 4), 5)) là về vị trí của các quán ngữ. Xét về vị trí trong câu, ở trường hợp các phát ngôn 1), 2), 3) các quán ngữ đứng trước đầu câu, trước nội dung mệnh đề, nhưng phát ngôn 5), 6), thì các quán ngữ đứng sau cả câu.
* Về số lượng các thành tố: có thể chia các quán ngữ tình thái phản thực hữu thành hai nhóm:
- Các quán ngữ gồm hai thành tố: Phải chi ((P)), như thể (P), y như (P), tựa như (P), làm như (P), hoạ là (P), hoạ chăng (P), dễ thường (P), ước sao (P), ước gì (P), đáng lí (P), đáng lẽ (P), đáng ra (P), đời nào (P), giá như (P), giá mà (P), suýt nữa (P), tí nữa (P), ước sao (P), những tưởng (P), chẳng thà (P)...
Như vậy, các tổ hợp mà trước đây ngữ pháp truyền thống vẫn gọi là phó từ (phụ từ), liên từ, trợ từ hay đó là các thành phần phụ của câu (xét ở góc độ cấu trúc câu) đều được chúng tôi xem xét là những tổ hợp biểu thị thị tình thái phản thực hữu và đó chính là những quán ngữ tình thái đích thực, chẳng hạn như các quán ngữ ước gì, giá mà, lẽ ra ở các ví dụ vừa phân tích.
- Các quán ngữ có ba thành tố trở lên, gồm: (P) làm sao được, suýt nữa thì (P), tí nữa thì (P), đáng lẽ ra (P), đáng lí ra (P), hoạ chăng là (P), làm như thể (P), cứ làm như (P), cứ làm như là (P), cứ làm như thể (P), đằng thẳng ra thì (P), làm như (P) không bằng, biết thế này thì (P) còn hơn, có hoạ là (P), suýt nữa thì (P), tí nữa thì (P), làm sao (P) cho được, nào (P) cho cam, nào có phải (P), làm gì mà (P), làm gì có (P), đằng thẳng ra (P), có gì mà (P)...
Đặc trưng nổi bật nhất của các quán ngữ nhóm này là nhiều quán ngữ ba thành tố trở lên là kiểu mở rộng của quán ngữ hai thành tố bằng cách thêm các từ
thì, là, ra, cứ...để các quán ngữ này có nhiều thành tố hơn, chẳng hạn như nếu quán ngữ hai thành tố là đáng lí (P), lẽ ra (P), hoạ là (P), suýt nữa (P), làm như (P), thì quán ngữ ba thành tố sẽ là đáng lí ra (P), lẽ ra thì (P), suýt nữa thì (P), cứ làm như thể (P),..Đây cũng là một đặc điểm nổi bật về khả năng thêm thành tố giữa các quán ngữ.
* Về khả năng cải biến, chêm xen, thay thế các thành tố của thành quán ngữ: Có thể thấy nhóm các quán ngữ biểu thị tình thái phản thực hữu có tính ổn định, kết cấu giữa các thành tố khá chặt chẽ nên giữa các thành tố trong cùng một quán ngữ không có khả năng thêm một thành tố nào khác (xét trong mô hình về số lượng các thành tố). Ví dụ như: không thể có kiểu nói thêm một nhân tố X vào kiểu các quán ngữ như Phải X chi, đáng X ra, lẽ X ra, hoạ X chăng là (P)...Như vậy, các quán ngữ tình thái phản thực hữu ổn định về cấu trúc, rất khó để chêm xen một nhân tố hoặc thay thế một nhân tố nào trong tổ hợp.
Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó (tạm bỏ qua những sắc thái nghĩa quá chi tiết), cũng có thể nói đến trường hợp các quán ngữ có thể tạo ra những đơn vị đồng nghĩa hoặc gần nghĩa khác, khi thay thế một trong những thành tố bằng thành tố khác. Ví dụ, chúng ta có thể có các nhóm đồng nghĩa như:
- Lẽ ra (P), đáng ra (P), đáng lí (P), đáng lẽ (P), đáng lẽ ra (P), lẽ ra thì (P)... - Uớc gì (P), ước sao (P)...
- Như thể (P), cứ làm như thể (P), làm như thể (P), làm như (P), tựa như (P), y như là (P),...
- (P) làm sao được, (P) thế nào được,...
Việc thêm các từ phụ vốn không có ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp cũng rất mờ nhạt như các từ thì, là, cứ, ra vào các quán ngữ hai thành tố để mở rộng số lượng, tạo ra các quán ngữ 3 thành tố trở lên (như đáng lí→đáng lí ra) và đồng thời tạo các quán ngữ đồng nghĩa như đã đề cập ở trên là hoàn toàn không phá vỡ những đặc trưng khá ổn định của các quán ngữ. Bởi vì việc thêm các từ phụ này vào không làm mất đi hoặc sai lệch nghĩa mà các quán ngữ tình thái biểu thị. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy tính chất của cụm từ tự do còn in dấu trong quán ngữ