b. Cơ cấu và biến động của vốn chủ sở hữu
2.4.1. Hiệu quả quản lý vốn theo nguồn hình thành 1.Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả VCSH
2.4.1.1. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả VCSH
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý VCSH của công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Hòa Bình được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 2.17. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả VCSH CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2012 - 2011 2013 - 2012 CL % CL % Vòng quay VCSH 0,93 1,06 1,15 0,13 13,15 0,09 8,78 Mức hao phí VCSH so với DT 1,07 0,95 0,87 (0,12) (11,62) (0,08) (8,07) Mức hao phí VCSH so với LN 10,68 (8,57) (17,57) (19,24) (180,24) (9) 105,05
Tỷ suất sinh lời VCSH 0,09 (0,12) (0,06) (0,21) (224,63) 0.06 (51,23) Tỷ suất sinh lời tổng TS 0,02 (0,02) (0,01) (0,04) (216,15) 0,01 (51,67) Đòn bẩy tài chính 4,88 5,23 5,28 0.36 7,30 0,05 0.91
- Vòng quay VCSH
Vòng quay VCSH của công ty tuy vẫn ở mức thấp nhưng đang có tín hiệu tăng lên trong các năm trở lại đây. Trong chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012, VCSH của công ty quay 1,06 vòng, tăng 13,15% so với năm 2011 (chỉ ở mức 0,93 vòng). VCSH trong chu kỳ hoạt động năm 2013 quay dược 1,15 vòng, tăng thêm 8,78%. Doanh thu thuần tăng trong khi VCSH giảm sút đã khiến cho vòng quay VCSH tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với doanh nghiệp. Quy mô VCSH nhỏ đi đã giúp doanh nghiệp đã thực hiện tốt việc tái đầu tư bằng vốn chủ sở hữu hơn, hiệu năng hoạt động của vốn chủ sở hữu tăng lên. Tuy nhiên, trong các kỳ kinh doanh tới, công ty cần phải ổn định quy mô VCSH của mình, đồng thời hoạt động hiệu quả tăng doanh thu để con số này nằm ở mức cao hơn nữa mới có thể chứng minh hiệu quả quản lý vốn tốt của công ty.
- Mức hao phí VCSH so với doanh thu
Mức hao phí VCSH so với doanh thu đang ở mức thấp và giảm dần trong giai đoạn 2011 – 2013. Trong năm 2011, để đạt được 1 đồng doanh thu thì công ty cần phải bỏ vào sản xuất 1,07 đồng vốn cố định. Năm 2012, con số này giảm xuống còn 0,95 đồng, tức giảm 11,62%. Mức hao phí VCSH so với doanh thu năm 2013 là 0,87 đồng, giảm tiếp 0,08 đồng so với năm 2012. Quy mô VCSH giảm trong khi doanh thu thuần tăng lên đã khiến cho chỉ tiêu này giảm xuống. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả hoạt động nguồn vốn được nâng cao. Có thể thấy việc giảm thiểu quy mô VCSH vẫn giúp công ty đạt được mức doanh thu như kỳ vọng, chứng tỏ lượng vốn chủ sở hữu được đầu tư đã đem lại hiệu quả cho công ty.
- Mức hao phí VCSH so với lợi nhuận sau thuế
Để có thể biết VCSH được đầu tư tạo ra doanh thu nhưng có đem lại lợi nhuận cho công ty hay không ta phải phân tích chỉ tiêu mức hao phí VCSH so với LNST. Chỉ tiêu này đang có những biến động thất thường trong giai đoạn 2011 – 2013. Trong năm 2011, để đạt được 1 đồng lợi nhuận thì công ty cần dùng 10,68 đồng VCSH. Số VCSH cần dùng để tạo ra lợi nhuận trong năm 2011 đang rất cao, do vậy đã làm giảm quy mô vốn của công ty. Trong năm 2012, con số này là âm 8,57 đồng, giảm mạnh 19,24 đồng so với năm 2011, tức mức VCSH thiếu đã giảm đi 180,24%. Mức hao phí VCSH năm 2013 âm 17,57 đồng, giảm tiếp 9 đồng so với năm 2012. Lợi nhuận sau thuế trong hai năm 2012 và 2013 ở mức âm đã làm cho chỉ tiêu này âm. Do tình trạng làm ăn thua lỗ nên công ty không có thêm nguồn lợi nhuận để bổ sung vào VCSH của mình nên quy mô VCSH trong giai đoạn này bị giảm sút. Điều này phản ánh số VCSH của công ty đang đầu tư hiện nay tuy hoạt động có hiệu quả nhưng không đủ để có thể
55
tạo ra lợi nhuận kỳ vọng. Do vậy, công ty cần bổ sung thêm VCSH trong các kỳ kinh doanh tiếp theo mới có thể thoát khỏi tình trạng khó khăn.
- Tỷ suất sinh lời VCSH (ROE)
Tỷ suất sinh lời VCSH của công ty đang có những biến động thất thường. Hệ số cho biết năm 2011, 1 đồng VCSH bỏ ra chỉ thu được 0,09 đồng lợi nhuận. Năm 2012, con số này là âm 0,12 đồng, giảm mạnh 0,21 đồng (giảm tới 224,63%) so với năm 2011. Xảy ra sự tụt giảm mạnh này là do trong năm 2012, LNST của công ty giảm sút cực mạnh (nằm ở mức âm), đồng thời quy mô VCSH cũng giảm đi. Điều này phản ánh rõ tình trạng thua lỗ của công ty trong năm. Tỷ suất sinh lời VCSH năm 2013 là âm 0,06 đồng, tăng lên 0,06 đồng (tức giảm lỗ 51,23%) so với năm 2012. Trong năm 2013, LNST của công ty đã tăng lên nhưng vẫn nằm ở mức âm, cùng với đó là sự giảm thiểu quy mô VCSH nên mặc dù chỉ tiêu này tăng lên nhưng vẫn ở mức âm. ROE nằm ở mức thấp ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của công ty, nó làm giảm uy tín công ty, cũng như lợi thế của công ty trên thị trường.
Sử dụng phương pháp Dupont sẽ giúp công ty có được cái nhìn cụ thể, tìm ra được nguyên nhân của sự thay đổi ROE, từ đó có thể đưa ra quyết định nên cải thiện tình hình tài chính của công ty bằng cách nào. Tỷ suất sinh lời VCSH còn chịu tác động trực tiếp từ hai nhân tố là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và đòn bẩy tài chính.
- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản năm 2011 là 0,02 đồng, có nghĩa trong năm 2011, 1 đồng tài sản tạo ra 0,02 đồng LNST. Chỉ tiêu này đang nằm ở mức rất thấp. Năm 2012, con số này là âm 0,02 đồng, giảm 0,04 đồng so với năm trước. Điều này có nghĩa là 1 đồng tài sản được đầu tư không những không tạo ra LNST mà công ty còn bị mất đi 0,02 đồng. LNST năm 2012 giảm xuống mức âm, cùng với đó là sự giảm quy mô tổng tài sản đã khiến chỉ số sụt giảm mạnh như vậy. Năm 2013, 1 đồng tài sản tạo ra âm 0,01 đồng LNST, tăng 51,67%, cao hơn năm 2012 là 0,01 đồng. LNST năm 2013 giảm mức lỗ đến 53,86% còn tổng tài sản chỉ giảm 4,53% đã giúp cho chỉ số được cải thiện hơn.
Giả sử giai đoạn 2012 – 2013 của công ty sẽ không có sự biện động về đòn bẩy tài chính và chỉ có sự biến động của ROA, ta sẽ xét xem sự thay đổi của tỷ suất sinh lời VCSH ra sao:
Mức chênh lệch tỷ suất sinh lời VCSH = (ROA2013 – ROA2012) × Đòn bẩy tài chính 2012
Mức chênh lệch tỷ suất sinh lời VCSH = (-0,01 + 0,02) × 5,23 Mức chênh lệch tỷ suất sinh lời VCSH = 0,05
Như vậy, mức thay đổi của tỷ suất sinh lời VCSH hay mức lợi nhuận mà VCSH tạo ra trong năm 2013 tăng 0,05 đồng so với năm 2012. Có thể thấy chỉ cần có sự thay đổi nhỏ trong ROA cũng tác động đến tỷ suất sinh lời VCSH.
Tuy công ty đang nỗ lực khắc phục tình trạng thua lỗ của mình nhưng con số này vẫn còn rất thấp, nằm ở mức báo động. Tổng tài sản của công ty không có khả năng sinh ra một tỷ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp các chi phí tiền lãi vay phải trả thì tỷ suất sinh lời VCSH bị giảm sút. Điều này phần nào phản ánh được công ty vẫn còn nhiều thiếu xót trong việc quản lý danh mục tài sản của mình sau khi chuyển đổi phương thức và mở rộng hoạt động kinh doanh, dẫn đến giảm hiệu quả sinh lời.
- Đòn bẩy tài chính
Sự thay đổi của tỷ suất sinh lời VCSH còn chịu tác động từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty. Đòn bảy tài chính dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 luôn ở mức cao và có xu hướng tăng lên. Năm 2011, đòn bẩy tài chính là 4,88 lần. Đòn bẩy tài chính năm 2012 là 5,23 lần, tăng 7,30% so với năm trước. Năm 2013, chỉ số này có mức chênh lệch không đáng kể so với năm trước, ổn định với mức 5,28 lần.
Nếu như ROA không đổi tại năm 2013, mà chỉ đòn bẩy tài chính thay đổi, ta có: Mức chênh lệch tỷ suất sinh lời VCSH = (ĐBTC2013 – ĐBTC2012) × ROA2013
Mức chênh lệch tỷ suất sinh lời VCSH = (5,28 – 5,23) × -0,01 Mức chênh lệch tỷ suất sinh lời VCSH = -0,0005
Như vậy, sự thay đổi của đòn bẩy tài chính trong hai năm là rất nhỏ nên mức tác động tới ROE là không đáng kể.
Đòn bẩy tài chính ở mức cao như vậy là do tổng tài sản lớn hơn rất nhiều lần VCSH, điều này cũng phản ánh được tỷ trọng nợ phải trả của công ty cao hơn rất nhiều tỷ trọng của VCSH. Sử dụng đòn bẩy tài chính như sử dụng "con dao hai lưỡi", nó vừa là một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng VCSH, vừa là một công cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Trong trường hợp này, tổng tài sản được đầu tư không có khả năng sinh ra lợi nhuận đủ để bù đắp chi phí lãi nên phần lợi nhuận do vốn chủ sở hữu làm ra phải dùng để bù đắp sự thiếu hụt của lãi vay phải trả. Do vậy, thu nhập của một đồng vốn chủ sở hữu sẽ còn lại rất ít so với tiền đáng lẽ chúng được hưởng. Việc lạm dụng đòn bẩy tài chính quá lớn đã kìm hãm sự gia tăng của ROE, đồng thời đem lại rủi ro lớn cho công ty, khiến công ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến nguy cơ phá sản.
57