b. Cơ cấu và biến động của vốn chủ sở hữu
2.4.2. Hiệu quả quản lý vốn theo tốc độ chu chuyển 1.Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả vốn lưu động
2.4.2.1. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả vốn lưu động
Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Hòa Bình được tóm tắt trong bảng sau:
59
Bảng 2.19. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán CHỈ TIÊU 2011 2012 2013
2012 - 2011 2013 - 2012
CL % CL %
Tỷ số thanh toán hiện thời 0,22 0,21 0,14 (0,01) (6,29) (0,07) (34,91)
Tỷ số thanh toán nhanh 0,14 0,13 0,07 (0,01) (9,06) (0,06) (49,34) Tiến hành phân tích các chỉ tiêu trong bảng như sau:
- Tỷ số thanh toán hiện thời
Tỷ số thanh toán hiện thời của công ty đang có sự giảm sút qua các giai đoạn. Theo số liệu tính toán, năm 2011, với mỗi 1 đồng nợ ngắn hạn, công ty chỉ có 0,22 đồng vốn lưu động để đảm bảo cho khả năng chi trả. Con số này giảm nhẹ 6,29% tại năm 2012, còn 0,21 đồng. Năm 2013, nó đã giảm xuống còn 0,14 đồng, giảm mạnh 34,91% so với giai đoạn trước. Nguyên nhân làm cho tỷ số thanh toán hiện thời thấp như vậy là do một số loại tài sản lưu động sẽ giảm như: tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho,… trong khi đó nợ ngắn hạn của công ty tăng lên. Tỷ số thanh khoản hiện thời nhỏ hơn 1 cho thấy khả năng mà công ty có thể chuyển đổi các đồng vốn lưu động trong ngắn hạn để chi trả cho những khoản nợ ngắn hạn là rất thấp, vốn lưu động không đủ để bù đắp các khoản nợ. Điều này sẽ khiến công ty gặp nhiều rủi ro trong việc thanh toán nợ vay, không đủ sự tín nhiệm và uy tín của các khoản vay đối với khách hàng và nhà cung cấp trong việc thực hiện những khoản nợ tiếp theo trong tương lai. Do vậy, công ty cần thay đổi cách thức quản lý vốn để đưa chỉ tiêu này đạt hiệu quả cao hơn, đảm bảo được trạng thái dung hòa giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lời.
- Tỷ số thanh toán nhanh
Tỷ số thanh toán nhanh của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 có xu hướng giảm giống như tỷ số thanh toán hiện thời. Nằm trong nhóm các chỉ tiêu thanh toán, khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng là công cụ để do lường được sự thanh khoản các tài sản ngắn hạn chuyển đổi để tiến hành thanh toán nhưng không bao gồm hàng tồn kho. Vì hàng tồn kho luôn có khả năng thanh khoản thấp hơn so với các tài khoản khác. Trong năm 2012, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì chỉ có 0,13 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo, giảm nhẹ 0,01 đồng so với năm 2011 do lượng hàng tồn kho không thay đổi trong hai năm. Khả năng thanh toán nhanh năm 2013 là 0,07 đồng, đã giảm mạnh 0,06 đồng (giảm 49,34%) so với năm 2012. Do lượng hàng tồn kho trong năm 2013 giảm xuống là tác nhân chính gây sụt giảm chỉ số này. Hàng tồn kho của công ty vẫn còn ở mức cao nên tỷ số thanh toán nhanh thấp hơn rất nhiều tỷ số thanh toán hiện hành. Chỉ tiêu này có xu hướng giảm và đang ở mức rất thấp
(nhỏ hơn 1) thể hiện khả năng thanh toán nhanh của công ty ở tình trạng chưa tốt, độ rủi ro vẫn ở mức cao.
Cùng với đó, ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý vốn lưu động của công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Hòa Bình như sau:
Bảng 2.20. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý vốn lưu động CHỈ TIÊU 2011 2012 2013
2012 - 2011 2013 - 2012
CL % CL %
Hệ số đảm nhiệm VLĐ 0,40 0,38 0,27 (0,02) (6,45) (0,11) (29,04)
Vòng quay VLĐ 2,49 2,66 3,75 0,17 6,89 1,09 40,93
Thời gian chu chuyển VLĐ 146,47 137,02 97,63 (9,45) (6,45) (39,79) (29,04)
Vòng quay HTK 6,92 7,02 7,26 0,11 1,57 0,24 3,41
Thời gian vòng quay HTK 52,78 51,96 50,25 (0,82) (1,55) (1,71) (3,29)
Vòng quay khoản phải thu - 7,92 19,61 - - 11,70 147,77
Kỳ thu tiền bình quân - 46,11 18,61 - - (27,50) (59,64)
Vòng quay khoản phải trả 3,42 4,37 3,96 0,95 27,77 (0,41) (9,33)
Thời gian trả nợ 106,70 83,51 92,10 (23,19) (21,73) 8,59 10,29
Thời gian quay vòng tiền mặt (53,92) 14,56 (23,24) 68,48 (127,0) (37,80) (259,63)
Tỷ suất sinh lời VLĐ 0,25 (0,29) (0,19) (0,54) (217,73) 0,11 (36,82)
Tỷ suất sinh lời DT thuần 0,10 (0,11) (0,05) (0,21) (210,14) 0,06 (55,17) Phân tích các chỉ tiêu trong bảng:
- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2012, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động là 0,40 đồng, nghĩa là để tạo ra 1đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp cần sử dụng 0,40 đồng vốn lưu động, giảm nhẹ 0,02 đồng so với năm 2011. Trong năm 2013, để tạo ra 1đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp cần sử dụng 0,27 đồng vốn lưu động, giảm 0,11 đồng so với năm trước. Doanh thu thuần tăng lên trong khi quy mô VLĐ giảm qua các năm là nguyên nhân làm cho hệ số này giảm đi. Chỉ tiêu cho biết mức độ đầu tư vào vốn lưu động trong kỳ kinh doanh của công ty. Con số này càng nhỏ, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số lượng vốn
61
lưu động đầu tư ít, thời gian quay vòng cao doanh thu đạt được lớn. Có thể thấy do tỷ lệ đầu tư cho vốn lưu động của công ty hiện nay thấp nên tốc độ luân chuyển của vốn nhanh hơn, hiệu quả sử dụng đạt được cao hơn.
- Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động của công ty đang tăng lên trong giai đoạn 2011 – 2013. Vốn lưu động của công ty quay được 2,49 vòng trong năm 2011. Năm2012, vốn lưu động quay 2,66 vòng, tăng 6,89% so với năm trước. Vòng quay vốn lưu động năm 2013 là 3,75 vòng, tăng mạnh 1,09 vòng tức 40,93%. Trong ba năm phân tích, vòng quay vốn lưu động của công ty đạt được là ở mức cao so với quy mô hoạt động của công ty. Tỷ trọng vốn lưu động trong tổng nguồn vốn ở mức rất thấp và giảm đi trong khi đó doanh thu thuần tăng lên trong giai đoạn 2011 – 2013 là nguyên nhân chính khiến vòng quay vốn lưu động nằm ở mức cao. Đây là tín hiệu đáng mừng, chứng tỏ doanh thu từ nguồn vốn lưu động tạo ra sẽ cao hơn, vốn lưu động được doanh nghiệp sử dụng một cách có hiệu quả.
- Thời gian chu chuyển vốn lưu động
Thời gian chu chuyển vốn lưu động có biến động giảm trong giai đoạn 2011 – 2013. Chỉ tiêu này chỉ ra một cách chi tiết về thời gian vòng vốn chu chuyển. Cụ thể, năm 2011 số ngày cần thiết của một vòng quay vốn lưu động là 146,47 ngày. Sang nằm 2012, thời gian quay hết một vòng vốn lưu động là 137,02 ngày, giảm đi 9,45 ngày. Vòng quay vốn lưu động năm 2013 là 97,63 ngày trong năm 2013, giảm mạnh 29,04%. Vòng quay vốn lưu động ở mức cao đã làm cho thời gian quay vòng vốn rút ngắn lại. Thời gian chu chuyển vốn lưu động càng được rút ngắn thì vốn lưu động được luân chuyển càng nhiều trong kỳ. Điều này chứng tỏ tốc độ cũng như độ linh hoạt trong xử lý vốn lưu động của công ty được nâng cao.
- Mức tiết kiệm vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động động còn thể hiện thông qua mức tiết kiệm của vốn lưu động do tăng tốc độ chu chuyển của vốn lưu động. Mức tiết kiệm được là một phần vốn lưu động mà công ty sẽ phải mất đi để giữ được doanh thu như cũ hay mở rộng được doanh thu.
Xét mức tiết kiệm tuyệt đối trong giai đoạn 2012 – 2013: Mức tiết kiệm tuyệt đối = 1.792,07 3,75 – 1.792,07 2,66 = (195,30) triệu đồng
Chỉ tiêu này cho thấy năm 2013, để đạt được mức doanh thu bằng với năm 2012, Công ty chỉ cần bỏ ra lượng vốn lưu động ít hơn so với năm 2012 là 195,30 triệu đồng
do tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Đây chính là phần vốn lưu động tiết kiệm được của công ty.
Xét mức tiết kiệm tương đối trong giai đoạn 2012 – 2013: Mức tiết kiệm tương đối = 1.843,60 3,75 - 1843,60 2,66 = (200,00) triệu đồng
Đối với mức tiết kiệm tương đối, việc công ty tăng tốc độ luân chuyển vốn mà công ty đã không phải bỏ ra 200 triệu đồng vốn lưu động mà đãng lẽ công ty phải bỏ ra để tăng doanh thu lên thành doanh thu của năm 2013. Điều này có nghĩa công ty đã tiết kiệm tương đối 200 triệu đồng vốn lưu động.
- Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho của công ty đang tăng nhẹtrong giai đoạn 2011 – 2013. Vòng quay hàng tồn kho năm 2011 là 6,92 vòng. Năm 2012, con số này đạt 7,02 vòng, chỉ tăng nhẹ 1,57%. Xuất hiện sự thay đổi nhẹ này là do lượng hàng tồn kho trong hai năm giữ nguyên, trong khi doanh thu thuần tăng lên không nhiều. Tới năm 2013, vòng quay hàng tồn kho đạt 7,26 vòng/trên kỳ kinh doanh, tăng 3,41% so với năm 2012. Trong giai đoạn này, công ty đã giảm bớt lượng nhỏ hàng tồn kho và doanh thu thuần tăng nhiều hơn. Nhận thấy, số vòng quay hàng tồn kho hiện nay còn ở mức rất thấp, chứng tỏ công tác quản lý hàng tồn kho chưa tốt, lượng hàng tồn kho được dự trữ của công ty đang ở mức cao, không phù hợp với tình hình tài chính khó khăn hiện nay. Trong thời gian tới, công ty phải đề ra phương án dự trữ hàng tồn kho hợp lý để giải phóng được nguồn vốn không nhỏ đang bị ứ đọng.
- Thời gian vòng quay hàng tồn kho
Thời gian vòng quay hàng tồn kho của công ty có sự giảm nhẹ qua các năm. Năm 2011, thời gian quay hết một vòng của hàng tồn kho là 52,78 ngày. Thời gian quay vòng hàng tồn kho giảm xuống 51,96 ngày trong năm 2012, một mức chênh lệch không đáng kể so với năm 2011. Trong năm 2013, chỉ tiêu này ở mức 50,25 ngày/vòng, giảm nhẹ 3,29% so với năm trước. Do vòng quay hàng tồn kho đạt được ở mức thấp nên thời gian cho một vòng quay hàng tồn kho bị kéo dài. Có thể thấy, nếu như công ty không linh hoạt trong việc dự trữ hàng tồn kho thì sẽ làm kéo dài thời gian vốn bị ứ đọng, dẫn tới hoạt động của vốn kém hiệu quả.
- Vòng quay khoản phải thu
Vòng quay khoản phải thu của công ty đang tăng lên trong giai đoạn 2011 – 2013. Trong năm 2011, công ty không phát sinh khoản phải thu nào. Sang tới năm 2012, khoản phải thu phát sinh, vòng quay khoản phải thu là 7,92 vòng. Vòng quay
63
khoản phải thu năm 2013 đạt mức rất cao là 19,61 vòng, tăng 147,77% (tức tăng 11,70 vòng) so với năm 2012. Do doanh thu thuần của công ty tăng lên trong khi các khoản phải thu giảm xuống thấp đã khiến cho chỉ tiêu này tăng mạnh như vậy. Vòng quay các khoản phải thu tăng mạnh qua các năm là tín hiệu cho thấy công ty đang có những chuyển biến tích cực trong công tác quản lý nguồn vốn bị chiếm dụng từ các khoản phải thu của khách hàng và nhà cung cấp. Công ty hiện đang quản lý các khoản phải thu rất hiệu quả, tuy nhiên vẫn cần phải đẩy mạnh công tác quản lý để có thể đi tới trạng thái dung hòa giữa việc vừa không để vốn của công ty không bị chiếm dụng quá nhiều và vừa có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp lâu dài với các đối tác của mình.
- Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân trong giai đoạn 2011 – 2013 của công ty đang được rút ngắn lại. Vòng quay khoản phải thu tăng cao chính là nguyên nhân kiến cho chỉ tiêu này giảm mạnh. Công ty không phát sinh khoản phải thu trong năm 2011. Xét năm 2012, kỳ thu tiền bình quân của công ty là 46,11 ngày. Năm 2013, kỳ thu tiền bình quân là 18,61 ngày, giảm giảm 59,64% so với năm trước. Kỳ thu tiền càng ngắn thì công ty càng có thể quay vòng vốn từ các khoản phải thu để tái đầu tư kinh doanh. Với mức này, công ty được đánh giá về tốc độ thu tiền ở mức rất cao. Điều này đem lại tín hiệu tốt với công ty, khẳng định rõ khả năng quản lý hiệu quả các khoản vốn bị chiếm dụng, góp phần giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
- Vòng quay khoản phải trả
Vòng quay khoản phải trả có những thay đổi thất thường trong giai đoạn này. Năm 2011, vòng quay khoản phải trả là 3,42 vòng. Năm 2012, con số này tăng lên 4,37 vòng, tăng 27,77% so với năm trước. Doanh thu thuần tăng lên trong khi khoản phải trả giảm xuống đã khiến chỉ tiêu này trong năm 2012 tăng lên. Trong năm 2013, doanh thu thuần và khoản phải trả đều tăng lên khiến vòng quay khoản phải trả năm 2013 là 3,96 vòng, tăng nhẹ 9,33% so với năm 2012. Chỉ số này hiện vẫn đang ở mức cao, chứng tỏ nguồn vốn chiếm dụng được từ các đối tác vẫn còn thấp. Do tình hình làm ăn thua lỗ trong nhiều năm đã làm giảm uy tín của công ty, khiến các đối tác e ngại việc cho công ty chiếm dụng vốn lâu.
- Thời gian trả nợ
Do sự biến động vòng quay khoản phải trả trong giai đoạn 2011 – 2013 đã khiến thời gian trả nợ của công ty không ổn định. Năm 2012, thời gian trả nợ của công ty là 83,51 ngày, giảm 23,19 ngày so với năm 2011. Đến năm 2013, thời gian trả nợ là 92,10 ngày, tăng nhẹ 8,59 ngày so với năm trước. Đây là mức thời gian tối đa mà công ty có thể chiếm dụng vốn của đối tác và có thể thấy khoảng thời gian này quá dài. Nếu
thời gian này quá lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của công ty, nhất là khi công ty đang trong tình trạng làmăn thua lỗ như hiện nay.
- Thời gian quay vòng tiền mặt
Thời gian quay vòng tiền mặt năm 2011 là âm 53,92 ngày. Năm 2012, con số này tăng lên 14,56 ngày, tức tăng 127%. Có nghĩa là trong năm 2012, doanh nghiệp chuyển hóa các nguyên vật liệu sản xuất thành tiền mặt trong khoảng thời gian rất ngắn là 14,56 ngày. Thời gian vòng quay hàng tồn kho và thời gian trả nợ giảm đi trong khi kỳ thu tiền bình quân tăng lên đã khiến cho chỉ tiêu tăng mạnh như vậy. Thời gian vòng quay tiền mặt năm 2013 lại giảm xuống mức âm 23,24 ngày do sự biến động của ba hệ số trên. Thời gian quay vòng tiền mặt “âm” nghĩa là công ty không cần sử dụng vốn lưu động mà còn có thể tạo ra doanh thu tài chính nhờ chiếm dụng được vốn lưu động của nhà cung ứng. Điều này chứng tỏ công ty đang quản lý tốt nguồn vốn lưu động của mình.
- Tỷ suất sinh lời vốn lưu động
Tỷ suất sinh lời vốn lưu động của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 có sự biến động bất thường. Năm 2011, tỷ suất sinh lời của vốn lưu động là 0,25 đồng, nghĩa là cứ 1 đồng VLĐ đầu tư thì công ty thu được về 0,25 đồng lợi nhuận. Sang tới năm 2012, con số đã là âm 0,29 đồng, giảm mạnh 0,54 đồng so với năm trước. Trong năm này, cứ 1 đồng VLĐ đầu tư thì công ty bị thâm hụt mất 0,29 đồng. LNST giảm mạnh và nằm ở mức âm là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng tới tỷ số này. Tỷ suất sinh lời vốn lưu động năm 2013 là âm 0,19 đồng doanh thu trên 1 đồng lợi nhuận, giảm lỗ 0,11 đồng so với năm trước. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất bởi nó cho biết chính xác sức sinh lợi của mỗi đồng vốn lưu động mà công ty đã bỏ ra trên tổng lợi nhuận đạt được trong kỳ kinh doanh. Tuy vốn lưu động quay vòng nhiều nhưng nó vẫn không thể đem lại lợi nhuận cho công ty bởi tỷ trọng của nó còn chiếm quá thấp, doanh thu VLĐ tạo ra vẫn không đủ để bù đắp chi phí của công ty. Những chuyển biến tiêu cực của chỉ tiêu này qua từng năm đã phản ánh sự yếu kém trong việc khai thác và sử dụng vốn lưu động trong hoạt động của doanh nghiệp.
Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích Dupont, có thể thấy tỷ suất sinh lời