b. Cơ cấu và biến động của vốn chủ sở hữu
2.5.2. Hiệu quả quản lý vốn theo tốc độ chu chuyển
Trong giai đoạn 2011 – 2013, có thể thấy hiệu quả sử dụng tài sản lưu động đạt được còn thấp. Tuy tốc độ chu chuyển VLĐ ở mức cao nhưng cũng không đem lại hiệu quả lớn do tỷ trọng VLĐ ở mức rất thấp. Hai khoản mục phải thu khách hàng và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao nên đã gây ra sự ứ đọng về vốn. Lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp có xu hướng giảm nhẹ song nó ngày một chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng VLĐ. Điều này làm cho tốc độ quay vòng hàng tồn kho ở mức thấp, làm giảm hiệu quả nguồn vốn. Việc cạnh tranh giữa các đối thủ đang ngày càng quyết liệt nên công ty phải đối đầu với không ít khó khăn về việc tiêu thụ hàng hoá. Chính vì thế công ty cần xem xét tính toán một mức dự trữ tối thiểu thay cho việc tồn kho quá lớn như hiện nay gây ứ đọng một lượng vốn không nhỏ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ kết quả phân tích trên ta nhận thấy tốc độ luân chuyển khoản phải thu của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần, đây là dấu hiệu khả quan, nó thể hiện khả năng thu hồi vốn và khả năng thanh toán đang dần được chú trọng, tốc độ luân chuyển vốn lưu động có xu hướng dần tốt hơn. Điều này hết sức cần thiết với tình hình tài chính hiện nay, nó giúp công ty hạn chế bớt ứ đọng vốn và tiết kiệm vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Khả năng thanh toán của công ty cũng đang ở mức thấp, thể hiện sự yếu kém trong nguồn lực tài chính. Tuy vậy nó đang có xu hướng cải thiện dần, trong các năm tới công ty cần cải thiện gia tăng các chỉ tiêu này để có thể nâng cao uy tín của mình tư trên thị trường. Có thể thấy trong giai đoạn 2011 – 2013, nhìn chung doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động chưa đạt được những kết quả như kỳ vọng, tỷ suất sinh lời VLĐ đang nằm ở mức báo động. Công ty cần thực hiện các biện pháp cụ thể cũng như chính sách hợp lý về quản lý hàng tồn kho, khoản phải thu,... để có thể nâng cao tốc độ tăng của lợi nhuận, VLĐ được quay vòng trong quá trình sản xuất đạt hiệu quả tốt hơn.
Cũng giống như vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng nằm ở mức thấp. Tỷ suất sinh lời VCĐ cũng đang nằm ở mức báo động, phản ánh lợi nhuận sinh ra trong quá trình hoạt động không đủ để bù đắp mọi chi phí. Suất hao phí của tài sản cố định so với lợi nhuận sau thuế vẫn có sự gia tăng, do sự đầu tư lớn vào công trình xây dựng nhưng đến năm 2013 công trình này vẫn chưa được thực hiện hết công suất do số lượng văn phòng cho thuê vẫn chưa được kí kết hợp đồng hết. Công ty nên có những giải pháp để sử dụng được hết công suất của tài sản, áp dụng phương pháp khấu hao phù hợp nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh trong các giai đoạn kinh doanh tiếp theo.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Hòa Bình. Bên cạnh đó, chương 2 đã nêu lên những số liệu, thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Hòa Bình, cũng như công tác sử dụng và quản lý vốn trong giai đoạn 2011 – 2013. Thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nguồn vốn và việc phân tích thực trạng vốn, với các con số cụ thể và phương pháp vừa phân tích vừa so sánh, luận văn đã cho thấy những thiếu xót trong công tác quản lý vốn của công ty thời gian qua, đồng thời cũng chỉ ra những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của nó. Đây là những căn cứ quan trọng để đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn của công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Hòa Bình trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3