b. Cơ cấu và biến động của vốn chủ sở hữu
2.3.2. Chiến lược quản lý vốn của công ty
Qua quá trình phân tích cơ cấu cũng như tình hình biến động của nguồn vốn, ta có thể thấy trong giai đoạn 2011 – 2013, công ty đang sử dụng chiến lược quản lý vốn cấp tiến.
Hình 2.2. Chiến lược quản lý vốn tại công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Hòa Bình
Năm 2011 Năm 2013
(Nguồn: Phòng kế toán)
Trong giai đoạn 2011 – 2013, số vốn dài hạn công ty có được không đủ để tài trợ cho tài sản cố định nên công ty phải dùng vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản cố định. Điều này thể hiện chiến lược cấp tiến của công ty trong chính sách quản lý vốn của
TSLĐ 7,7% 7,7% TSCĐ 92,3% NVNH 43,2% NVDH 56,8% TSLĐ 5,8% TSCĐ 94,2% NVNH 52,4% NVDH 47,6%
53
mình. Như đã phân tích ở các phần trên, bên cạnh sự gia tăng của các khoản nợ ngắn hạn thì vốn lưu động của công ty đang giảm dần từng năm. Điều này làm cho phần trăm đầu tư của nguồn vốn ngắn hạn lên vốn cố định tăng dần lên. Nhận thấy chiến lược quản lý vốn của công ty hiện nay vẫn chưa thật sự tốt, mức tài trợ của nguồn vốn ngắn hạn cho vốn cố định vẫn nằm ở mức cao. Điều này không đảm bảo sự tương thích giữa tính chất về thời gian và lãi suất. Sự thay đổi về nợ ngắn hạn không tác động cho xu hưởng vốn về trạng thái tối ưu mà khiến cho công ty đối mặt với nhiều rủi ro. Công ty sẽ được mức chi phí sử dụng vốn thấp hơn nhưng đổi lại phải đối mặt với vấn đề mất khả năng thanh toán ngắn hạn. Nếu như sử dụng chiến lược quản lý này lâu dài, công sẽ đem lại lợi nhuận cao tuy nhiên luôn đặt mình trong trạng thái mạo hiểm. Việc kết hợp hiệu quả giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay luôn là bài toán đối với mọi doanh nghiệp. Nếu như công ty quá phụ thuộc vào nguồn vốn vay như hiện nay mà không thể nâng cao số VCSH của mình lên sẽ mang lại nhiều rủi ro tài chính, doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng phá sản.Công ty nên chọn cho mình chiến lượng quản lý vốn mớiphù hợp hơn,nhằm nâng cao hiệu quả công tác sử dụng vốn cũng như thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển tốt hơn.