b. Cơ cấu và biến động của vốn chủ sở hữu
2.4.1.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả vốn vay
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý vốn vay của công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Hòa Bình được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 2.18. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả vốn vay CHỈ TIÊU 2011 2012 2013
2012 - 2011 2013 - 2012
CL % CL %
Tỷ trọng nợ 0,79 0,81 0,81 0,01 1,75 0 0
Khả năng thanh toán lãi vay 1,30 0,70 0,83 (0,60) (46,33) 0,13 19,16
Tỷ suất sinh lời vốn vay 0,02 (0,03) (0,01) (0,05) (214,14) 0,01 (51,77) Phân tích các chỉ tiêu trong bảng có thể thấy:
- Tỷ trọng nợ
Tỷ trọng nợ của công ty đang chiếm mức rất cao và có có xu hướng tăng nhẹ. Năm 2011, cứ 1 đồng vốn của công ty thì được tài trợ bởi 0,79 đồng nợ. Năm 2012 số nợ tài trợ cho 1 đồng vốn là 0,81 đồng, tăng nhẹ 0,01 đồng (tăng chỉ 1,75%). Tỷ trọng nợ trong năm 2013 tăng lên rất thấp nên gần như không có sự chênh lệch so với năm 2012. Điều này cho thấy mức độ sử dụng nợ vay hay các khoản chiếm dụng vốn để tài trợ cho hoạt động sản xuất của công ty chỉ có sự tăng nhẹ và dần chững lại. Nợ vay của công ty giảm dần qua các năm, cùng với đó là sự giảm thiểu của quy mô vốn là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.
Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích Dupont, có thể thấy được tỷ trọng nợ cũng ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ suất sinh lời VCSH. Ta có:
ROE = ROA ×
1
1 – Tỷ trọng nợ
Theo công thức, nếu tỷ trọng nợ tăng lên sẽ khiến tỷ suất sinh lời được nâng cao. Tuy vậy trong trường hợp này, chỉ tiêu này tăng lên lại làm cho ROE tụt xuống mức rất thấp. Tỷ trọng nợ vay cao kéo theo chi phí lãi vay tăng lên. Do lợi nhuận đạt được không đủ để bù đắp các khoản chi phí lãi đã khiến cho công ty rơi vào tình trạng mất tự chủ về tài chính. Các khoản vay dùng để đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh là cần thiết nhưng trong những năm tới công ty cần có biện pháp giảm bớt tỷ trọng vốn vay nhằm giảm bớt rủi ro trong việc thanh khoản, cũng như bảo toàn hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách ổn định.
Khả năng thanh toán lãi vay trong giai đoạn 2011 – 2013 còn ở mức rất thấp và đang có dấu hiệu giảm mạnh. Cụ thể, năm 2011 với 1 đồng chi phí lãi được đảm bảo bằng 1,3 đồng lợi nhuận sau thuế và chi phí lãi. Trong năm này, công ty hoạt động hiệu quả nên vẫn đủ khả năng chi trả các khoản lãi vay. Năm 2012, chỉ tiêu này giảm mạnh xuống 0,70 đồng, tức giảm 46,33% so với năm trước. Lãi vay tăng lên trong năm 2012 trong khi LNST giảm mạnh (nằm ở mức âm) là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Một đồng chi phí lãi được đảm bảo bằng 0,7 đồng lợi nhuận sau thuế và chi phí lãi cho thấy công ty đang mất khả năng thanh khoản. Trong năm 2013, 1 đồng chi phí lãi được đảm bảo bằng 0,83 đồng lợi nhuận sau thuế và chi phí lãi, tăng 0,13 đồng so với năm trước. Chi phí lãi đã giảm xuống và LNST tăng lên đã khiến cho chỉ tiêu này tăng lên. Tuy nhiên, do LNST vẫn nằm ở mức âm nên chỉ tiêu này vẫn nhỏ hơn 1, phản ánh khả năng chi trả lãi yếu kém của công ty. Khả năng thanh toán lãi vay phản ánh độ an toàn khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể gây sức ép lớn, thậm chí dẫn tới nguy cơ phá sản.
- Tỷ suất sinh lời vốn vay
Tỷ suất sinh lời vốn vay có sự suy giảm qua từng năm. Năm 2011, công ty sử dụng 1 đồng vốn vay vào hoạt động kinh doanh thì thu được 0,02 đồng lợi nhuận. Mức lợi nhuận đạt được là rất thấp so với số lãi vay mà công ty phải chi trả. Chỉ tiêu này trong năm 2012 là âm 0,03 đồng, giảm mạnh 0,05 đồng so với năm 2011. Điều này có nghĩa là 1 đồng vốn vay được đầu tư thì bị mất đi 0,03 đồng. LNST năm 2012 nằm ở mức âm là nguyên nhân trực tiếp khiến công ty rơi vào tình trạng này. Sang tới năm 2013, lỗ vốn vay của công ty là âm 0,01 đồng, giảm lỗ 0,02 đồng so với năm trước. Tuy LNST năm 2013 đã tăng lên nhưng nó vẫn nằm ở mức âm đã khiến cho chỉ tiêu này không thoát khỏi mức báo động. Việc công ty sử dụng quá nhiều các khoản vay đã làm cho sức sinh lời của vốn vay không những không cao mà còn lỗ vốn vay của công ty do công ty phải đối mặt với áp lực lãi vay quá lớn. Đây là điều không được phép xảy xa, vì nó sẽ khiến công ty lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng.