7. Bố cục của luận án
3.2.4.1. Lỗi do đem nghĩa của từ trong tiếng Hán gán cho từ Hán Việt trong
nhƣng khác nhau về nghĩa tức là ở đây có sự liên hệ âm thanh gần gũi giữa cách đọc Hán – Việt và cách đọc Hán – Hán. Tuy nhiên nghĩa của các từ Hán - Việt và từ Hán – Hán có những khác biệt nhƣ khác sắc thái tích cực - tiêu cực (sử dụng – lợi dụng), trịnh trọng – suồng sã (phu nhân – vợ), thậm chí một bên có, một bên không (cảnh điểm: Hán có, Việt không có), .... Sinh viên Trung Quốc hay dùng từ với nghĩa đƣợc dịch trong các từ điển song ngữ Hán – Việt, Việt – Hán mà không có một sự xác nhận bối cảnh chính xác, vì vậy câu văn tiếng Việt của ngƣời Trung Quốc xuất hiện rất nhiều từ với cách dùng cổ, hoặc sai phong cách mà không phù hợp trong tiếng Việt hiện nay. Lỗi do đem nghĩa của từ trong tiếng Hán gán cho từ Hán Việt trong tiếng Việt là lỗi rất thƣờng gặp của sinh viên Trung Quốc do giao thoa về nghĩa giữa tiếng Việt và tiếng Hán.
Ví dụ :
TTL Câu sai
27 Cô Nga đã làm bí thư cho ông ấy 4 năm rồi.
28 Mỗi loại thuốc đều có thuyết minh cách dùng.
Trong ví dụ (27), lỗi sai thể hiện ở từ *bí thư. Theo từ điển tiếng Hán hiện đại [87] và từ điển Hán Việt – Đào Duy Anh, từ 秘书 [mìshū] ≈ bí thư có nghĩa là thƣ kí riêng. Nhƣng theo từ điển tiếng Việt hiện đại [58], bí thư lại có những nghĩa cơ bản sau : 1. một ngƣời trong ban bí thƣ của một đảng (Hiện nay ông ấy là một bí thư của đảng cộng sản Việt-nam); 2. cán bộ ngoại giao ở một sứ quán, dƣới tham tán (Anh ấy là bí thư thứ nhất của sứ quán ta ở Pháp); 3. Ban bí thƣ Tập thể những ngƣời đứng đầu ban chấp hành một đảng chính trị hoặc một tổ chức chính trị (Ban bí thư Đảng cộng sản Việt-nam). Nhƣ vậy trong từ điển tiếng Việt bí thư không có nghĩa là thƣ kí. Ở trƣờng hợp này, bí thư (từ trong tiếng Hán) và bí thư (từ Hán Việt) có sự giống nhau về hình thức nhƣng khác nhau về nghĩa. Từ sự gần gũi về cách đọc, sinh viên đã nhầm lẫn nghĩa của hai từ này do giao thoa từ vựng khi đem nghĩa trong tiếng Hán để hành văn sang tiếng Việt. Vậy muốn sửa câu trên, chúng ta cần phải thay bí thư thành thư kí.
Ở ví dụ (28), sinh viên hiểu sai nghĩa của từ *thuyết minh. Trong tiếng Hán,
từ说明 [shuōmíng] ≈ thuyết minh có nghĩa là hƣớng dẫn sử dụng [12]. TiếngViệt
lại biểu thị một số nghĩa khác biệt nhƣ sau : 1. giải thích bằng lời những sự việc diễn ra trên màn ảnh (Thuyết minh phim Liên-xô). 2. giải thích cách dùng (Bản thuyết minh máy đo điện thế). So sánh nghĩa giữa tiếng Việt và tiếng Hán, hai từ này có nét nghĩa tƣơng đồng với nhau. Nhƣng khi xét về khả năng kết hợp nghĩa thì không phù hợp trong tiếng Việt vì thuyết minh không kết hợp với "thuốc" mà ngƣời Việt chỉ diễn đạt cách dùng thuốc hay hướng dẫn sử dụng thuốc.
Ở ví dụ (29), sinh viên đã dùng sai từ *bệnh độc. Từ bệnh độc không xuất hiện trong tiếng Việt nhƣng lại có trong tiếng Hán (病毒 [bìngdú]). Từ 病毒 tƣng ứng với âm Hán Việt là “bệnh độc” và có nghĩa là vi – rút (một loại siêu vi trùng). Trong tiếng Hán, những từ Hán có nguồn gốc từ tiếng nƣớc ngoài đều đƣợc phiên âm theo cách đọc của tiếng Hán. Ví dụ, một số từ trong tiếng Anh, violin đọc là [fànyǎlíng] (梵哑铃) từ Hán Việt tƣơng ứng là vĩ cầm hay piano đọc là [gāngqín] (
钢琴) từ Hán Việt tƣơng ƣơng với dương cầm. Vĩ cầm hay dương cầm là hai từ Hán Việt rất quen thuộc với ngƣời Việt còn từ bệnh độc phiêm âm Hán Việt từ từ virus
thì quả là xa lạ vì trong tiếng Việt không có sự biểu đạt nhƣ vậy, mà giữ nguyên cách đọc La tinh: vi – rút.
Những lỗi sai ở trên có thể sửa lại nhƣ sau:
3.2.4.2. Lỗi dùng các yếu tố cấu tạo từ Hán Việt như một từ đơn
Tuy lỗi này có số lƣợng nhỏ, 13 lỗi nhƣng đây là lỗi điển hình của sinh viên Trung Quốc. Trong vốn từ vựng hạn hẹp, ngƣời học vẫn phải thực hiện hành động giao tiếp nên họ thƣờng sử dụng số lƣợng từ đã biết (kể cả trong ngôn ngữ mẹ đẻ) để tạo từ mới. Sinh viên Trung Quốc mắc loại lỗi này vì chịu ảnh hƣởng cả kiến thức tiếng Việt lẫn thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ.
Ví dụ:
Ở ví dụ (30), từ dùng sai là từ *thủy vì sinh viên nhầm lẫn cách sử dụng giữa hai từ đồng nghĩa thủy và nước. Trong tiếng Hán, từ 水稻[shuǐdào], tƣơng ứng
TLL Câu sai Câu đúng
27 Cô ấy đã làm bí thư cho ông ấy 4 năm rồi.
Cô ấy đã làm thư ký cho ông ấy 4 năm rồi.
28 Mỗi loại thuốc đều có thuyết
minh cách dùng.
Mỗi loại thuốc đều có hướng dẫn sử dụng/ cách dùng.
29 Bệnh độc làm cho người dân cảm
thấy lo lắng.
Vi - rút làm cho người dân cảm thấy lo lắng.
TTL Câu sai
30 Một số khu vực chỉ có thể độc canh trồng lúa thủy.
31 Vào thế kỷ XX, Trung Quốc bị Mỹ và Anh xâm chiếm nhiều lãnh thổ vì lúc đó nhà nước vừa nghèo vừa là nước tiểu.
với âm Hán Việt là thủy đạo trong đó, 水 (thủy) có nghĩa là nƣớc và 稻 (đạo) có nghĩa là cây lúa. Sinh viên dùng sai tổ hợp từ “lúa thủy”, do không biết thay thế từ tƣơng đƣơng trong tiếng Việt cho từ 水稻 trong tiếng Hán, nên các em đã tạo ra một
từ mới thông qua phƣơng thức ghép nghĩa và âm. Nhƣ vậy, từ tƣơng đƣơng của 水 稻 trong tiếng Việt là từ lúa nước.
Ở ví dụ (31), sinh viên đã cũng không nắm khả năng kết hợp nghĩa giữa hai từ đồng nghĩa *tiểu và nhỏ. Trong tiếng Việt, từ tiểu là tính từ, thƣờng không đứng độc lập nhƣ một từ đơn mà chỉ là một yếu tố Hán Việt để kết hợp với một yếu tố Hán Việt khác tạo thành từ ghép (danh từ) nhƣ tiểu thương, tiểu nông, tiểu học, pin tiểu, cân tiểu, nước tiểu… Còn từ nhỏ cũng là tính từ, là từ đơn, đảm nhiệm chức năng vị ngữ trong câu (cái bàn này// nhỏ) hoặc có thể làm định ngữ để cấu tạo ngữ danh từ (cái mũ nhỏ này). Đối chiếu sang tiếng Hán, từ 小 (tiểu) là tính từ và có khả năng kết hợp linh hoạt giống với trƣờng hợp từ nhỏ trong tiếng Việt (这支笔很小-
cái bút này rất nhỏ hay 这个小帽子 - chiếc mũ nhỏ này). Dựa vào kết hợp nghĩa và âm của tiếng Hán, sinh viên Trung Quốc đã tạo ra tổ hợp từ “nƣớc tiểu” nghĩa là
nước nhỏ. Mặc dù “nƣớc tiểu” có trong tiếng Việt nhƣng xét về ngữ nghĩa thì hoàn toàn không phù hợp vì “nƣớc tiểu” là danh từ, nghĩa là "nƣớc đái" chứ không có nghĩa là nước nhỏ nhƣ sinh viên đã lầm tƣởng.
Những lỗi sai ở trên có thể sửa nhƣ sau:
TTL Câu sai Câu đúng
30 Một số khu vực chỉ có thể độc canh
trồng lúa thủy.
Một số khu vực chỉ có thể độc canh trồng lúa nước.