Lỗi do nhầm giữa động từ và danh từ

Một phần của tài liệu Khảo sát lỗi sử dụng từ ngữ của học viên Trung Quốc học tiếng Việt (Trang 35)

7. Bố cục của luận án

2.2.1.1.Lỗi do nhầm giữa động từ và danh từ

Trong cuốn Ngữ pháp Việt Nam (2009), Diệp Quang Ban đã đƣa ra quan điểm, danh từ đƣợc dùng để chỉ ngƣời, sự vật, khái niệm và những thực thể đã đƣợc khái niệm hóa. Các danh từ có thể kết hợp với các số từ nhƣ vài, dăm, những, các,

một, hai…(đứng trƣớc danh từ); và các đại từ chỉ định nhƣ này, kia, ấy, nọ ... (đứng sau danh từ). Danh từ thƣờng làm chủ ngữ hay bổ ngữ trong câu. Động từ là những từ chủ yếu đƣợc dùng để chỉ các sự kiện, các hoạt động hoặc trạng thái [5, tr. 315]. Động từ là từ có khả năng làm yếu tố (đầu tố) có ý nghĩa khái quát, nêu đặc trƣng động hoặc đặc trƣng tĩnh của sự việc đƣợc phản ánh, kết hợp đƣợc về phía trƣớc với các phó từ nhƣ đã, đang, sẽ, về phía sau với từ rồi, xong, động từ thƣờng làm yếu tố chính ở vị ngữ trong câu [5, tr.324]. Trong khi học tiếng Việt, ngƣời học mắc lỗi sai này do không hiểu rõ chức năng ngữ pháp và chức năng ngữ nghĩa của động từ và danh từ. Dƣới đây là một số ví dụ cụ thể:

Tạm thời bỏ qua cách sử dụng thành ngữ “học tài thi phận” của sinh viên, chúng tôi cho rằng từ “thi” trong tiếng Việt có hai từ chung vỏ âm thanh, một là danh từ (nghĩa là thơ, ví dụ thi ca), một là động từ (nghĩa là đọ sức tranh tài với ngƣời khác, ví dụ thi đấu). Nhƣng xét ý nghĩa của câu, “thi trong ví dụ (1) có vai trò làm động từ vì liên quan đến nghĩa của những từ điểmhọc. Nhƣ vậy, sinh viên dùng “thi” động từ, nhƣng đã dùng sai tổ hợp từ *thi này, vì theo quy tắc ngữ pháp trong tiếng Việt, những từ đứng đằng trƣớc đại từ “này, kia, ấy, đó” là danh từ. Vì vậy, ngƣời học đã kết hợp sai giữa động từ “thi” và đại từ “này” do không nắm đƣợc cách danh từ hóa của động từ “thi”. Bên cạnh đó, nếu so sánh với tiếng Hán thì từ “thi” tƣơng đƣơng với từ 考试 [kǎoshì]. Về chức năng ngữ pháp, nó đảm

nhiệm hai chức năng làm cả động từ và danh từ. Từ “考试”là động từ khi nằm trong vị ngữ của câu còn là danh từ khi nằm ở ví trí chủ ngữ trong câu hay nằm trong cấu trúc định ngữ + 的+ danh từ. Và ngƣời Trung Quốc có thể nói: 他的考试 (cuộc thi

TTL Câu sai

1 Anh ấy luôn luôn lười học nhưng thi này điểm rất cao, đúng là học tài

thi phận.

của anh ấy trong đó 考试nghĩa là cuộc thi, 的 nghĩa là của, 他nghĩa là anh ấy) hay

这次考试 (Cuộc thi này trong đó 这 nghĩa là này, 考试 nghĩa là cuộc thi, 次 là phụ từ chỉ thứ tự, xếp hạng). Vậy, trong tiếng Hán, động từ “thi” hoàn toàn tƣơng đồng về ngữ nghĩa và chức năng ngữ pháp là “考试”. Tuy nhiên “考试” cũng có thể dùng nhƣ một danh từ. Tức là, cùng một từ “考试” nhƣng lại có hai chức năng từ loại khác nhau. Trong trƣờng hợp này, ở tiếng Việt, “thi” chỉ có thể đảm nhiệm chức năng là động từ. Do chuyển di tiếng mẹ đẻ nên sinh viên Trung Quốc cho rằng “thi” là một danh từ và vì thế đã mắc phải lỗi nhƣ trên. Để sửa đúng câu này, chúng ta cần phải danh từ hóa động từ “thi” thành cuộc thi, bài thi, lần thi hay kỳ thi nhƣng xét trên ngữ nghĩa của cả câu thì bài thi, lần thikì thi là phù hợp nhất.

Nếu nhƣ ví dụ (1), sinh viên nhầm động từ thành danh từ thì ở ví dụ (2) thì ngƣợc lại, sinh viên nhầm danh từ thành động từ. Ở ví dụ này, sinh viên đã dùng sai từ *cuộc hẹn. Theo ngữ pháp tiếng Việt, khi trung tâm của cụm từ là động từ tình thái (nên, có thể, không thể, toan, dám, định, nỡ, thôi…) thì phần phụ sau không thể là một danh từ nên chỉ có thể là động từ hoặc tính từ (ví dụ: có thể đúng, có thể nói...). Xét về từ loại tiếng Việt, từ “cuộc hẹn”là danh từ. Do vậy, ví dụ trên đã có sự kết hợp sai giữa hai từ “có thể” và “cuộc hẹn”. Giống nhƣ trƣờng hợp (1), theo từ điển tiếng Hán hiện đại [88] 约会 [yuēhuì] có nghĩa là hẹn hò, hẹn gặp (động từ) hoặc là cuộc hẹn, hẹn (danh từ). Nhƣng đại đa số các từ điển Việt – Hán, Hán - Việt hiện nay thƣờng không chỉ rõ từ “cuộc hẹn” là danh từ hay động từ, do đó ngƣời học có sự nhầm lẫn khi cho rằng từ “cuộc hẹn” tƣơng đồng hoàn toàn với từ “约会” về cả ngữ nghĩa và chức năng ngữ pháp, tức là từ này có thể đảm nhận nhƣ động từ. Phân tích những lỗi sai ở trên, chúng tôi có những đƣợc sửa câu đúng nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Khảo sát lỗi sử dụng từ ngữ của học viên Trung Quốc học tiếng Việt (Trang 35)