Lỗi đặc thù của sinh viên Trung Quốc

Một phần của tài liệu Khảo sát lỗi sử dụng từ ngữ của học viên Trung Quốc học tiếng Việt (Trang 79)

7. Bố cục của luận án

3.2.4. Lỗi đặc thù của sinh viên Trung Quốc

Tiếng Việt có khối lƣợng lớn từ vựng bắt nguồn từ tiếng Hán đƣợc đọc theo âm Hán Việt. Những từ này trong hai ngôn ngữ có thể coi là gần âm gần nghĩa. Chính vì vậy, thông thƣờng, sinh viên các nƣớc có sử dụng chữ Hán có đƣợc một thuận lợi không thể phủ nhận khi học tiếng Việt. Tuy nhiên, cũng chính tại chỗ thuận lợi nhất thì cũng dễ xảy ra lỗi. Qua quá trình sử dụng lâu dài, từ Hán Việt trong tiếng Việt đã có khác biệt về sắc thái nghĩa, phạm vi sử dụng và giá trị biểu cảm so với từ Hán trong tiếng Hán. Chẳng hạn nhƣ từ 利用 (lợi dụng) trong tiếng Hán biểu thị nghĩa “sử dụng” nhƣng trong tiếng Việt từ này lại biểu thị nghĩa tiêu cực, tức là dựa vào điều kiện thuận lợi để làm việc không chính đáng nhƣ lợi dụng uy tín để lừa bịp [58]. Nhiều từ ngữ thông dụng trong tiếng Hán nhƣ 地图 (địa đồ), 庆祝

TTL Câu sai Câu đúng

24 Ở nông thôn Trung Quốc, người nông dân tự trồng trọt lúa.

Ở nông thôn Trung Quốc, người nông dân tự trồng lúa.

25 Anh ấy là một trong những người bạn bè trung thực của tôi.

Anh ấy là một trong những

người bạn trung thực của tôi.

26 Năm 2005, Richard quyết định sinh sống dài tại Việt Nam với gia đình của mình.

Năm 2005, Richard quyết định sinh sống lâu dài tại Việt Nam với gia đình của mình.

(khánh chúc) thì trong tiếng Việt những từ này chuyển sang sử dụng bằng từ là bản đồ, chúc mừng. Một số từ mang nghĩa tích cực trong Hán nhƣ 困难 (khốn nạn) mang nghĩa khó khăn, khổ cực thì trong tiếng Việt từ khốn nạn mang nghĩa ngƣời đáng khinh bỉ, không có nhân cách. Trong trƣờng hợp từ Hán Việt và từ thuần Việt sử dụng đồng thời thì chúng đƣợc phân bố bối cảnh sử dụng. Từ Hán Việt thƣờng dùng diễn đạt sắc thái trang trọng, lịch sự, phong cách văn hóa cao hoặc dùng để nói giảm nói tránh với từ nghĩa thô tục trong xã hội. Từ thuần Việt biểu thị sắc thái thân mật, suồng sã, khẩu ngữ tự nhiên (tử thi – xác chết, nhi đồng – trẻ con hay tiểu tiện – đái, đại tiện – ỉa...). Nhƣng từ trong tiếng Hán không có sự phân biệt nhƣ tiếng Việt mà thƣờng dùng cho mọi bối cảnh, với mọi sắc thái, chẳng hạn từ 夫人 [fùren]

trong tiếng Hán có thể dùng tƣơng đƣơng với những từ phu nhân; vợ; bà xã trong tiếng Việt. Từ vô số những sự khác nhau nhƣ vậy, sinh viên Trung Quốc đã mắc lỗi giao thoa ngôn ngữ do ảnh hƣởng từ ngôn ngữ và văn hóa Hán, tạo ra những lỗi đặc thù của riêng đối tƣợng sinh viên này. Những lỗi đặc thù đó là: lỗi do đem nghĩa của từ trong tiếng Hán gán cho từ Hán Việt trong tiếng Việt; lỗi dùng các yếu tố cấu tạo từ Hán Việt nhƣ một từ đơn; lỗi dùng sai từ Hán Việt do nhầm lẫn giữa những từ gần âm và gần nghĩa; lỗi phiên âm tên riêng và địa danh sang âm Hán Việt.

Trong quá trình khảo sát lỗi đặc thù của sinh viên Trung Quốc, chúng tôi đã thu tập đƣợc 127 lỗi trên tổng số 727 lỗi về ngữ nghĩa chiếm tỉ lệ 17 %, dƣới đây bảng phân loại cụ thể.

Stt Lỗi đặc thù của sinh viên Trung Quốc Câu mắc lỗi

Tỉ lệ %

1. Lỗi do đem nghĩa của từ trong tiếng Hán gán cho từ Hán Việt trong tiếng Việt

75 56%

2. Lỗi dùng các yếu tố cấu tạo từ trong từ Hán Việt nhƣ một từ đơn

13 12%

3. Lỗi dùng sai từ Hán Việt do nhầm lẫn giữa những từ gần âm và gần nghĩa

4. Lỗi do phiên âm tên ngƣời, tên địa danh sang những yếu tố Hán Việt

19 16%

Tổng số 127 100%

(Bảng 3.2: Bảng phân loại lỗi đặc thù của sinh viên Trung Quốc)

Bảng phân loại trên cho thấy, trong 4 loại lỗi trên, loại lỗi thứ nhất có tần số xuất hiện cao (chiếm 56%) trên số đông sinh viên mắc lỗi đặc thù của sinh viên Trung Quốc.

3.2.4.1. Lỗi do đem nghĩa của từ trong tiếng Hán gán cho từ Hán Việt trong tiếng Việt Tiếng Việt và tiếng Hán tồn tại một lƣợng lớn từ ngữ giống nhau về hình thức

Một phần của tài liệu Khảo sát lỗi sử dụng từ ngữ của học viên Trung Quốc học tiếng Việt (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)