Lỗi dùng thừa từ

Một phần của tài liệu Khảo sát lỗi sử dụng từ ngữ của học viên Trung Quốc học tiếng Việt (Trang 48)

7. Bố cục của luận án

2.2.3. Lỗi dùng thừa từ

Trong quá trình học tiếng Việt, ngoài những lỗi về trật từ từ, sinh viên Trung Quốc cũng mắc nhiều lỗi dùng thừa từ. Lỗi thừa từ là hiện tƣợng sử dụng từ ngữ có nội dung biểu đạt đồng nhất hay bao hàm ý nghĩa lẫn nhau trong văn cảnh, và sự

đồng nhất hay bao hàm này là không cần thiết. Bên cạnh đó, lỗi dùng thừa từ còn thể hiện từ ngữ trong phát ngôn/câu có sự kết hợp sai về mặt ngữ pháp đối với những từ ở xung quanh và dẫn đến thay đổi nội dung của câu hay sự tồn tại của bản thân từ đó là không cần thiết ở trong phát ngôn/câu.

Qua khảo sát, chúng tôi chia thành các lỗi nhỏ là: lỗi dùng thừa từ do lặp từ, lặp nghĩa và lỗi thừa từ do kết hợp sai ngữ pháp.

2.2.3.1. Lỗi dùng thừa từ do lặp nghĩa

Loại lỗi này xảy ra do hiện tƣợng lặp lại nghĩa của từ hay nội dung của một số từ bao hàm lẫn nhau trong câu/phát ngôn. Chúng tôi xin đƣa môt số ví dụ để chứng minh vấn đề này.

Ở ví dụ (10), sinh viên đã dùng từ thừa từ *người. Khi từ “ngƣời” kết hợp với từ “doanh nhân” thì phạm trù ý nghĩa của hai từ này bao hàm cho nhau vì “doanh nhân” có nghĩa là ngƣời làm kinh doanh buôn bán [58]. Hai yếu tố đồng nghĩa không thể cùng tồn tại trong câu. Vì vậy, để khắc phục lỗi cho câu trên, chúng ta cần phải bỏ đi yếu tố dƣ thừa “ngƣời” trong câu này. Bên cạnh những từ tƣơng đồng nghĩa, tiếng Việt, cũng nhƣ tiếng Hán, có những khái niệm tƣơng tự mà không tƣơng đồng, tức là hai ngôn ngữ cùng tồn tại những đặc điểm gần giống nhau nhƣng không giống nhau một cách hoàn toàn, trong khi đó sinh viên lại dễ dàng đánh đồng chúng nên cũng mắc phải những lỗi sai do thừa từ nhƣ trên. Chúng ta biết rằng, tiếng Hán có khái niệm “lƣợng từ”. Khái niệm này gần giống với khái niệm “loại từ” của tiếng Việt. Theo nguyên tắc tiếng Hán, số từ có danh từ kèm sau nó, ở giữa bắt buộc phải có lƣợng từ tƣơng ứng cho danh từ đó (trừ những trƣờng hợp đặc biệt,

TTL Câu sai

10 Bây giờ, em đã biết vài người doanh nhân nổi tiếng qua bài học này.

11 Em luôn luôn thường đi ra ngoài chơi với bạn, họ là người Việt Nam.

12 Nhiều khách du lịch nước Trung Quốc thích gốm Việt Nam và đều mua về để làm quà lưu niệm.

số lƣợng không nhiều), có nghĩa trong cụm từ: “số từ + lƣợng từ + danh từ” thì lƣợng từ không thể thiếu (trừ trƣờng hợp số ít). Trong trƣờng hợp cụ thể này, “vài ngƣời doanh nhân” đƣợc dịch sang tiếng Hán là “几个商人”. Trong đó “几”(vài) là

số từ, “商人” (doanh nhân) là danh từ và “个” (cái, chiếc) là lƣợng từ, do vậy sinh viên Trung Quốc mắc lỗi sai theo thói quen ngôn ngữ thứ nhất đã dùng thừa loại từ “ngƣời”, gây ra cách biểu đạt không hợp lý.

Đối với ví dụ (11) này, sinh viên đã dùng lặp nghĩa hai phụ từ chỉ tần suất là *luôn luôn và *thường. Theo từ điển tiếng Việt [58], hai từ chỉ mức độ này đều biểu hiện một hiện tƣợng, hành động đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần và có tính liên tục. Yếu tố dƣ thừa có thể là “luôn luôn” hoặc “thƣờng” mà bỏ một trong hai yếu tố thì ý nghĩa của câu cũng không thay đổi. Trong tiếng Hán, để biểu thị mức độ hành động lặp lại nhiều lần có hai từ đó là “常” [cháng] hoặc từ “常常” [chángcháng]

tức là từ “常” có thể đứng một mình hoặc lặp lại thành một từ hai âm tiết “常常” mà ý nghĩa của hai từ này không thay đổi. Do cách học thụ động, khi tra từ điển Hán – Việt, sinh viên đã tách từ “常常” của tiếng Hán thành hai từ riêng biệt tức là các em tra từ “常” thứ nhất có nghĩa là “luôn luôn” còn từ “常” thứ hai có nghĩa là “thƣờng”. Sau đó, các em ghép những từ tra đƣợc thành một từ hợp từ “luôn luôn thƣờng” và cho rằng tổ hợp từ này tƣơng đƣơng với một từ ghép trong tiếng Việt. Trong trƣờng hợp này, sinh viên đã mắc lỗi vƣợt tuyến vì tạo từ mới mà không có trong ngôn ngữ đích.

Cũng nhƣ ví dụ (11) và (12), yếu tố lặp ý nghĩa của ví dụ (13) là từ *nước và *quốc. Theo từ điển tiếng Việt [58], “nƣớc” có nghĩa là vùng đất trong đó những ngƣời thuộc một hay nhiều dân tộc cùng sống chung dƣới một chế độ chính trị - xã hội và cùng thuộc về một nhà nƣớc nhất định, ví dụ nhƣ: nước Việt Nam, nước Ý

hay nước láng giềng. Theo từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, từ “quốc” có nghĩa là một nƣớc có thổ địa nhân dân chủ quyền. Nhƣ vậy, “nƣớc” và “quốc” là hai từ

đồng nghĩa. Khi đem dịch cụm từ “khách du lịch Trung Quốc” sang tiếng Hán, chúng ta có cụm từ là 中国游客. Trong cụm danh ngữ “中国游客” (khách du lịch Trung Quốc) thì từ “中国” nghĩa là nƣớc Trung Quốc và từ “游客” nghĩa là du khách hay khách du lịch [88]. Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp cụ thể của câu (12), sinh viên đã dựa hoàn toàn vào ý nghĩa trong từ điển để chuyển dịch sang tiếng Việt. Sinh viên đã ghép hai yếu tố nghĩa nƣớc Trung Quốc (中国) và khách du lịch (游客) tạo thành cụm danh từ trong tiếng Việt là “khách du lịch nƣớc Trung Quốc”. Trong khi đó, để nói đến ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời Việt thƣờng nói là ngƣời Việt Nam, ngƣời Trung Quốc, ngƣời Hàn Quốc, yếu tố “nƣớc” sẽ đƣợc bỏ đi. Do không biết đƣợc quy tắc này, sinh viên đã tạo ra yếu tố thừa là “nƣớc”.

Ví dụ (13), tổ hợp từ “người bị ốm bệnh đái đường” tạo ra sự khó hiểu trong câu vì yếu tố dƣ thừa là tính từ “ốm”. Trong cụm từ này, để diễn đạt dễ hiểu hơn cần chia thành hai ý nhƣ sau “ngƣời bị ốm” và “ngƣời bị bệnh đái đƣờng”. Nếu kết hợp tổ hợp từ “26 triệu ngƣời bị ốm” hoặc “26 ngƣời bị bệnh đái đƣờng” thì ta thấy tổ hợp “26 triệu ngƣời bị bệnh đái đƣờng” phù hợp với ý nghĩa của câu hơn và làm cho câu trọn vẹn về nghĩa hơn tổ hợp “26 triệu ngƣời bị ốm”.

Trong tiếng Việt, các loại bệnh đƣợc gọi tên là bệnh đau dạ dày, bệnh đau tim, bệnh cao huyết áp … và thƣờng theo cấu trúc là:

Danh từ chỉ loại + tên triệu chứng của bệnh

(bệnh) (đau tim)

Trong từ điển tiếng Hán - Việt [87], từ “ốm” tƣơng đƣơng với từ “病” và từ “bệnh đái đƣờng” tƣơng đƣơng với từ “糖尿病” [tángniàobìng]. . Do đó, sinh viên diễn đạt “người bị ốm bệnh đái đường” đã có sự lẫn lộn về nghĩa giữa hai từ “ốm” và “bệnh”. Vì vận dụng cách giải nghĩa trong từ điển một cách máy móc, sinh viên đã hiểu lầm nghĩa của từ “ốm” đồng nghĩa với từ “bệnh” (病) và là danh từ chỉ loại

bệnh, còn tổ hợp từ “bệnh đái đƣờng” là một từ ghép chỉ triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, sinh viên đã vận dụng cấu trúc danh ngữ tiếng Việt “danh từ + định ngữ” tạo ra cụm danh từ tiếng Việt là “ốm bệnh đái đường”. Do yếu tố vƣợt tuyến, sinh viên đã đặt ra một cụm từ mới mà không có ý nghĩa tƣơng ứng trong tiếng Việt. Vì vậy, sửa ví dụ này nên bỏ yếu tố dƣ thừa “ốm” trong câu.

Phân tích những lỗi sai ở trên, chúng tôi có những câu sửa cho đúng nhƣ sau:

2.2.3.2. Lỗi thừa từ do kết hợp sai ngữ pháp

Sinh viên mắc lỗi thừa từ do kết hợp sai hƣ từ, các hƣ từ đó không cần thiết trong câu. Các hƣ từ này trong kết hợp với từ vựng khác ảnh hƣởng tới nghĩa từ vựng, gây nên lỗi từ vựng. Các yếu tố không cần thiết này có thể có trong khi kết hợp với danh từ, động từ, tính từ... Vì hƣ từ không nằm trong đối tƣợng khảo sát

của luận văn nênVới khuôn khổ của luận văn, chúng tôi thực hiệnchỉ khảo sát

những trƣờng hợp hƣ từ trong kết hợp (sai) với thực từ và làm sai lệch nghĩa của thực từ.Chúng tôi xin phân tích những ví dụ sau để làm rõ vấn đề này:

TTL Câu sai Câu đúng

10 Bây giờ, em đã biết vài người doanh nhân nổi tiếng qua bài học này.

Bây giờ em đã biết vài doanh nhân qua bài học này.

11 Em luôn luôn thường đi ra ngoài chơi với bạn, họ là người Việt Nam.

Em thường đi ra ngoài chơi với bạn, họ là người Việt Nam./ Em luôn luôn đi ra ngoài chơi với bạn, họ là người Việt Nam.

12 Nhiều khách du lịch nước Trung Quốc thích gốm Việt Nam và đều mua về để làm quà lưu niệm.

Nhiều khách du lịch người Trung Quốc thích gốm Việt Nam và đều mua về để làm quà lưu niệm.

13 Hiện nay nước ta có ít nhất 26 triệu người bị ốm bệnh đái đường.

Hiện nay nước ta có ít nhất 26 triệu người bị bệnh đái đường.

Formatted Table

Formatted: Space Before: 0 pt, After: 0 pt,

Line spacing: single

Formatted: English (U.S.), Not Expanded by /

Condensed by

Formatted: English (U.S.)

Formatted: Font color: Auto, English (U.S.)

Formatted: English (U.S.), Not Expanded by /

Condensed by

Formatted: No underline, English (U.S.), Not

Expanded by / Condensed by

Formatted: English (U.S.), Not Expanded by /

Condensed by

Formatted: Font color: Auto, English (U.S.)

Formatted: Space Before: 0 pt, After: 0 pt,

Line spacing: single

Formatted: English (U.S.)

Formatted: Underline, English (U.S.)

Formatted: English (U.S.)

Formatted: No underline, English (U.S.)

Formatted: Space Before: 0 pt, After: 0 pt,

Line spacing: single

Formatted: English (U.S.), Not Expanded by /

Condensed by

Formatted: English (U.S.)

Formatted: No underline, English (U.S.)

Formatted: English (U.S.)

Formatted: Vietnamese

Formatted: Vietnamese

Formatted: Vietnamese

Trong các ví dụ trên đây, những ví dụ (14), (15) và (16) đều mắc lỗi có tính chất giống nhau đó là hiện tƣợng tạo (hƣ) từ thừa do ảnh hƣởng từ cách dịch theo trật tự của tiếng mẹ đẻ.

Ở ví dụ (14), xét về mặt ý nghĩa của cả câu thì từ * là yếu tố dƣ thừa ở trong câu này. Trong câu này, hai động từ “là” và “giới thiệu” đứng cạnh nhau nhƣng hiện tƣợng kết hợp này không xảy ra trong tiếng Việt vì đứng đằng sau động từ “là” không có động từ mà phải danh từ (CN + là + danh từ/cụm danh từ). Nhƣng khi dịch ví dụ (14) sang tiếng Hán tƣơng đƣơng với câu là: 这部影片是介绍中 国文化的, thì chúng ta thấy kết cấu ngữ pháp “是(là)....的 (của)” biểu thị ý nhấn mạnh, nghĩa là sinh viên dùng kết cấu ngữ pháp này để thực hiện mục đích nhấn mạnh trong phát ngôn. Để biểu đạt ý nghĩa nhấn mạnh trong câu tiếng Việt, chúng ta cần bỏ từ “là” và thêm từ đấy ở cuối câu.

Còn ở ví dụ (15), yếu tố dƣ thừa là từ *của. Trong tiếng Việt, từ “của” là quan hệ từ nằm trong mô hình cấu trúc là “danh từ + của + danh từ”. Do vậy “mức phí của ƣu đãi” thể hiện sự kết hợp sai về ngữ pháp của tiếng Việt vì trong tiếng Việt không có kết cấu “danh từ (mức phí) + của + tính từ (ƣu đãi)”. Sinh viên mắc lỗi trên do ảnh hƣởng cấu trúc ngữ pháp “định ngữ + 的+ trung tâm ngữ (danh từ)” của tiếng mẹ đẻ. Chúng ta sẽ thấy rõ lỗi khi đem dịch câu sai sang tiếng Hán: 您可

以告诉我最优惠的价格么?Cụm từ 优惠的价格 tƣơng đƣơng nghĩa là “ƣu đãi

TTL Câu sai

14 Bộ phim này là giới thiệu văn hóa Trung Quốc.

15 Ông nói những mức phí của ưu đãi nhất cho tôi được không?

16 Tôi chỉ có mua một cái quả táo.

17 Premji sinh ra năm 1945 ở Mỹ.

của mức phí” và “的” tƣơng đƣơng nghĩa là “của”. Trong cụm từ này, “ƣu đãi” là định ngữ của danh từ “mức phí” và trợ từ kết cấu “的” làm chức năng nối bộ phận định ngữ với trung tâm ngữ, tức là chỉ có chức năng ngữ pháp chứ hoàn toàn không có nghĩa cụ thể. Khi tiếp xúc với cách biểu đạt mối quan hệ sở hữu với từ “của”, sinh viên Trung Quốc, khi mới bắt đầu học tiếng Việt, thƣờng đồng nhất trợ từ kết cấu “的” của tiếng Hán với từ “của” trong tiếng Việt. Chính suy nghĩ này đã hình thành thói quen, ảnh hƣởng đến cả thời gian học sau đó.

Tiếp đến, lỗi sai ở ví dụ (16) là yếu tố thừa loại từ *cái. Ở trong cụm từ “một cái quả táo loại từ cái là yếu tố dƣ thừa. Trong tiếng Việt, các loại hoa quả nhƣ táo, cam, nho, bƣởi …thì loại từ đứng đằng trƣớc chúng phải là quả/trái còn loại từ

cái chỉ đứng đằng trƣớc danh từ chỉ vật. Và tiếng Việt không có trƣờng hợp hai loại từ đứng cạnh nhau. Khi nói một quả táo đƣợc biểu đạt tƣơng đƣơng trong tiếng Hán là一个苹果. Trong cụm danh từ “一个苹果” thì “一” [yì] là số từ (một) , “个” [gè]

là lƣợng từ (cái, chiếc) và “苹果”[píngguǒ] là danh từ (táo). Do giáo viên đã không

giải thích rõ, từ “苹果” trong tiếng Hán tƣơng đƣơng với từ “táo” trong tiếng Việt nên sinh viên đã hiểu nhầm từ “苹果” tƣơng đƣơng với một từ “quả táo” trong tiếng Việt. Khi áp dụng cách kết hợp tạo danh ngữ của tiếng Hán thì sinh viên đã tạo ra danh ngữ mới khác với tiếng Việt là “một cái quả táo” (trong đó một là số từ, cái là loại từ và quả táo là danh từ).

Khác với ba ví dụ trên, ở ví dụ (17), lỗi sử dụng thừa từ do kết hợp sai hƣ từ thành động từ ngoại động mà cụ thể là việc sử dụng thừa từ *ra. Trong tiếng Việt, từ ra biểu thị chức năng ngữ pháp là động từ (ra sân, ra ga …), phó từ chỉ hƣớng (chạy ra, nói ra ..,), giới từ chỉ kết quả (tìm ra, viết ra, sinh ra ..). Trong ví dụ này, xét chung ý nghĩa tổ hợp từ “sinh ra” thì “ra” biểu thị ý nghĩa kết quả của hành động chẳng hạn nhƣ: sinh ra con mèo, sinh ra cậu con trai … . Trong tiếng Hán, “出

生” [chūshēng]nghĩa là “sinh, sinh ra, ra đời”. Ở đây, từ “出生” là từ song âm tiết,

bao gồm ngữ tố “出” [chū] – âm Hán Việt là “xuất”, thuần Việt là “ra” còn “生”

[shēng] – âm Hán Việt là “sinh”. Khi tra từ điển, sinh viên đã vận dụng một cách

máy móc khi ghép hai từ này với nhau tạo thành từ “sinh ra” và nghĩ rằng đó là một từ. Thực tế trong tiếng Việt, “sinh ra” là động từ ngoại động cần có bổ ngữ. Nhƣ vậy, trong câu đã thừa giới từ “ra” hoặc là dùng sai giới từ đi kèm với từ “sinh”. Do vậy để sửa đúng câu này chúng ta cần bỏ từ “ra” hoặc thay “ra” bằng từ “vào”.

Phân tích những lỗi sai ở trên, chúng ta có những câu đƣợc sửa đúng nhƣ sau

Nhận xét:

Thông qua miêu tả, phân tích lỗi, chúng tôi thống kê đƣợc số lƣợng lỗi và tỉ lệ mắc lỗi thuộc lỗi thừa từ bằng bảng phân loại nhƣ sau:

Stt Lỗi dùng thừa từ Số lỗi Tỉ lệ %

1. Lỗi thừa từ do lặp nghĩa 59 27%

2. Lỗi thừa từ do kết hợp sai ngữ pháp 157 73%

Tổng cộng 216 100%

TTL Câu sai Câu đúng

14 Bộ phim này là giới thiệu văn hóa Trung Quốc.

Bộ phim này giới thiệu văn hóa Trung Quốc.

15 Ông nói những mức phí của ưu

đãi nhất cho tôi được không?

Ông nói những mức phí ưu đãi nhất cho tôi được không?

16 Tôi chỉ có mua một cái quả táo. Tôi chỉ có mua một quả táo.

17 Premji sinh ra năm 1945 ở Mỹ. Premji sinh năm 1945 ở Mỹ./Premji

sinh vào năm 1945 ở Mỹ.

Formatted: Vietnamese

Formatted: Vietnamese

Formatted: Vietnamese

Formatted: Font: Not Italic

Formatted: Font: Not Italic, No underline

Formatted: English (U.S.)

Formatted: Indent: First line: 0"

Formatted: Space Before: 0 pt, Line spacing:

Multiple 1.6 li

Formatted: Line spacing: Multiple 1.7 li

Formatted: Line spacing: Multiple 1.7 li

Formatted: Line spacing: Multiple 1.7 li

(Bảng 2.4: Bảng phân loại lỗi dùng thừa từ)

Trong tổng số lỗi đã thực hiện khảo sát của ở luận văn này, chúng tôi đã thống kê đƣợc 261 lỗi về thừa từ trong đó có hai loại lỗi chủ yếu là lỗi thừa từ do lặp nghĩa và lỗi thừa từ do kết hợp sai ngữ pháp. Từ bảng phân loại trên, chúng tôi thấy rằng số lỗi thừa từ lặp nghĩa là 59 lỗi chiếm 27%, kết hợp sai từ công cụ là 157 lỗi chiếm 73%, có độ chênh lệch khá cao. Từ bảng thông thống kê trên đây, chúng tôi có một số nhận xét nhƣ sau:

Mắc lỗi thừa từ gồm có sinh viên ở trình độ sơ cấp và cả sinh viên ở trình độ

Một phần của tài liệu Khảo sát lỗi sử dụng từ ngữ của học viên Trung Quốc học tiếng Việt (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)