7. Bố cục của luận án
2.2.1.2. Lỗi do nhầm giữa tính từ và danh từ
Trong tiếng Việt, cũng nhƣ danh từ và động từ, tính từ là từ có khả năng làm yếu tố chính trong cụm từ chính phụ, có ý nghĩa khái quát là chỉ đặc trƣng về tính chất của sự vật nêu ở danh từ mà nó liên quan hoặc chỉ đặc trƣng của động từ hay của tính từ khác mà nó có liên quan [5, tr. 330]. Giống nhƣ động từ, tính từ có thể kết hợp với một phụ từ (ngoại trừ hãy, đừng, chớ). Tính từ có thể làm vị ngữ trong câu. Tính từ có thể kết hợp với rất,quá, lắm, còn động từ (trừ động từ cảm xúc) thì không có khả năng kết hợp với các từ này. Ngƣời học mắc lỗi này do không xác định đƣợc chức năng cú pháp và khả năng kết hợp giữa danh từ và tính từ. Sau đây là một số ví dụ lỗi sai cụ thể.
Ở ví dụ (3), lỗi sai đƣợc thể hiện ở cách dùng từ *nỗi buồn. Về chức năng từ loại, “nỗi buồn” là danh từ. Ở ví dụ này, ngƣời học đã dùng sai từ loại tiếng Việt,
“mệnh đề/động từ + đỡ + tính từ/động từ”. Từ đỡ kết hợp với các tính từ hoặc động từ cảm xúc có tính chất tiêu cực (buồn, đau, mệt, ốm, thất vọng... ) để biểu thị sự giảm xuống của một cảm giác, một trạng thái không tốt [79, tr.132]. Ví dụ: ăn cho
1
Anh ấy luôn luôn lười học nhưng thi này điểm rất cao, đúng là học tài thi phận.
Anh ấy luôn luôn lười học nhưng bài thi/ lần thi/ kì thi này điểm rất cao, đúng là học tài thi phận.
2
Bây giờ tôi đang bận. Tôi có thể cuộc hẹn bạn vào thứ ba tuần sau.
Bây giờ tôi đang bận. Tôi có thể hẹn với bạn vào thứ hai tuần sau.
TTL Câu sai
3 Sau khi nói chuyện với bạn tôi, tôi đã đỡ nỗi buồn.
4 Hiện nay, công ty Wipro có số vốn 6,7 tỉ USD, ông Premji là một
đỡ đói, uống nước cho đỡ khát. Trên thực tế, sinh viên nƣớc ngoài nói chung và sinh viên Trung Quốc rất khó để hiểu và dùng đúng cấu trúc này, do tiếng Hán không tồn tại cách biểu đạt tƣơng đồng. Thực tế đối chiếu hai ngôn ngữ thì bao giờ cũng có những ô trống kiểu nhƣ vậy. Đây có thể đƣợc coi là phần kiến thức hoàn toàn mới nên việc dùng sai cấu trúc “mệnh đề/động từ + đỡ+ tính từ/động từ” sinh viên thƣờng xuyên xảy ra đối với học viên Trung Quốc.
Bên cạnh đó, cũng giống nhƣ các lỗi sai từ loại khác, ở đây, ngƣời học đã
cũng đã bị ảnh hƣởng từ tiếng mẹ đẻ, đem cách sử dụng của tiếng mẹ đẻ áp dụng
cho tiếng Việt. Thêm vào đó, cách chú thích không rõ ràng của những từ điển thông thƣờng hiện nay cũng là một cản trở khiến sinh viên không tìm đƣợc cách sử dụng đúng. Chúng tôi đã tham khảo từ điển Từ điển Hán – Việt do Phan Văn Các chủ biên (2002) [12] thì quả thực có tình trạng này. Theo từ loại tiếng Hán, chỉ tồn tại từ “难过” [nánguò] nghĩa là “buồn, không vui” [88] với tƣ cách là tính từ. Ngƣời học, do việc tra từ điển, thêm vào đó là không có ý thức phân biệt rõ ràng từ loại mà sử dụng từ một cách chủ quan nên đã tạo ra những loại lỗi nhƣ trên. Xét về ý nghĩa, câu này cần đƣợc sửa bằng cách tính từ hóa danh từ có nghĩa là phải bỏ bớt loại từ “nỗi”.
Nhƣ ví dụ (3) sai từ loại do nhầm lẫn từ danh từ thànhtính từthì ví dụ (4) có điểm sai khác đó là sinh viên đã nhầm lẫn chuyển loại từ loại từ tính từ sang danh từ. Từ sai trong ví dụ (4) là tính từ *giầu. Trong trƣờng hợp này, sinh viên coi “giầu” là danh từ nên đã kết hợp sai giữa từ “những” và “giầu”, do đó để có kết hợp đúng cần phải danh từ hóa tính từ “giầu” thành “ngƣời giầu”.
Cũng nhƣ một số lỗi đã nêu, lỗi này cũng có lí do từ chuyển di ngôn ngữ mà ra. Thực tế chứng minh rằng, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những lỗi sai mà sinh viên hay mắc phải chính là áp dụng lối diễn đạt của tiếng mẹ đẻ vào tiếng Việt. Trong lỗi sai này, sinh viên đã vận dụng ngôn ngữ một cách chủ quan, mang y nguyên quy tắc tổ chức câu và từ trong tiếng Hán dùng cho tiếng Việt. Tiếng Hán tồn tại những từ có chức năng ngữ pháp đặc biệt mà những ngôn ngữ
Formatted: Vietnamese
Formatted: Vietnamese
khác không có, gọi là trợ từ kết cấu. Trong câu ví dụ (4), cụm từ “ngƣời giàu nhất” sẽ có cách biểu đạt nhƣ sau:
định ngữ + trợ từ kết cấu(的) + trung tâm ngữ (danh từ)
最有钱(giàu nhất) 的 (人) (ngƣời)
Cụm từ tiếng Hán trên bao gồm hai cấu trúc ngữ pháp tiếng Hán: cấu trúc trợ từ kết cấu (định ngữ +的 + trung tâm ngữ) và cấu trúc so sánh hơn (dùng “最 + tính từ” biểu thị sự tuyệt đối: “tính từ+nhất”). Trên thực tế, khi biểu đạt cụm từ tƣơng tự nhƣ người thông minh nhất, người xinh đẹp nhất… thì trung tâm ngữ人 (ngƣời) có
thể lƣợc bỏ trong cấu trúc trợ từ kết cấu (最聪明的 – người thông minh nhất ;最可 爱的 – người xinh đẹp nhất). Do đó, sinh viên Trung Quốc thƣờng nhầm tƣởng rằng danh từ “ngƣời” có thể đƣợc lƣợc bỏ trong giao tiếp mà không biết rằng,trong tiếng Việt, danh từ làm trung tâm ngữ thƣờng đứng trƣớc định ngữ và không thể lƣợc bỏ. Nhƣ vậy, do ảnh hƣởng của ngữ pháp mẹ đẻ, sinh viên đã đem cách dùng cấu trúc ngữ pháp trên vào tạo câu tiếng Việt và nghĩ rằng trong tiếng Việt cũng có cấu trúc tƣơng đƣơng nhƣ tiếng Hán.
Phân tích những lỗi sai ở trên, chúng tôi có những câu sửa cho đúng nhƣ sau: