Lỗi nhầm lẫn giữa các từ đồng nghĩa, gần nghĩa

Một phần của tài liệu Khảo sát lỗi sử dụng từ ngữ của học viên Trung Quốc học tiếng Việt (Trang 74)

7. Bố cục của luận án

3.2.2Lỗi nhầm lẫn giữa các từ đồng nghĩa, gần nghĩa

Từ đồng nghĩa là những từ tƣơng đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về hình thức ngữ âm nhƣng có phân biệt với nhau về một vài sắc thái nghĩa hay sắc thái phong cách. Còn từ gần nghĩa là giữa những từ có nghĩa gần gũi, ít có sự khác nhau. Các từ đồng nghĩa và gần nghĩa có khoảng cách nghĩa của các đơn vị từ vựng rất nhỏ, rất tinh tế nên sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt thƣờng hay nhầm lẫn về nghĩa của các từ này với từ khác. Nguyên nhân chính của lỗi này là do sinh viên Trung Quốc chƣa nắm chắc đƣợc sắc thái nghĩa khác nhau của các từ đồng nghĩa để có thể linh hoạt vận dụng chúng vào ngữ cảnh cụ thể. Vì vậy cần cung cấp những tri thức cần thiết về cách sử dụng từ đồng nghĩa/ gần nghĩa để tránh tình trạng đặt câu sai, lặp ý, lủng củng.

Ví dụ:

Tại ví dụ (21), sinh viên đã nhầm lẫn gần nghĩa giữa hai từ *địa phương

nơi trong việc giao thƣơng. Xét về phạm vi về không gian *địa phương lớn gấp nhiều lần so với “thƣơng cảnh” hay thậm chí còn nằm trong phạm vị không gian của “địa phƣơng” nhƣ thƣơng cảnh Hải Phòng, thƣơng cảnh Đà Nẵng… . Đối chiếu sang tiếng Hán, “地方” [dìfāng] là từ chỉ: bản địa, địa phƣơng, nơi, vùng, miền, chỗ … [12]. Chẳng hạn nhƣ:

Tiếng Hán Tiếng Việt

中央工业和地方工业同时并举。 Công nghiệp trung ƣơng và công

nghiệp địa phƣơng phải tiến hành

song song.

TTL Câu sai

21 Thương cảng là địa phương quan trọng cho xuất nhập khẩu.

22 Chị muốn làm việc này phải ứng dụng nhiều tài liệu chuyên ngành này.

23 Mùa đông ở miền nam trời rất lạnh, dù chưa xong mùa đông nhưng có rất nhiều hoa đào, hoa cúc, hoa hồng.

他在农村的时候,常给地方上的群 众治病

Khi còn ở nông thôn, anh ấy thƣờng trị bệnh cho dân bản địa.

你是哪儿地方的? Anh là ngƣời ở vùng nào?

越南民族博物馆在什么地方? Bảo tàng dân tộc Việt Nam ở chỗ nào?

Từ “地方” [dìfāng] có âm Hán Việt là “địa phƣơng”, do đó từ địa phương

từ tiếng Việt gốc Hán nên từ này có một số nét nghĩa tƣơng đồng với tiếng Hán. Tuy nhiên trong trƣờng hợp cụ thể của ví dụ này thì từ địa phương không thể kết hợp nghĩa với từ “thƣơng cảng” vì không phù hợp với ví trí không gian. Vì vậy, trƣờng hợp dùng sai từ địa phương do ảnh hƣởng trƣờng nghĩa của tiếng Hán. Để sửa đúng ví dụ (5) cho phù hợp với ngữ cảnh của tiếng Việt cần phải thay từ “địa phƣơng” bằng từ “nơi”.

Ở ví dụ (22), sinh viên Trung Quốc không phân biệt khả năng kết hợp từ của hai động từ *ứng dụng sử dụng. Hai từ này đồng gần nghĩa và có cùng đơn vị cấu tạo trong tiếng Việt (dụng). Đây là ví dụ cụ thể về sự nhầm lẫn giữa những từ gần nghĩa và gần âm. Tuy, ứng dụngsử dụng đều biểu thị nghĩa “đem làm phƣơng tiện để phục vụ nhu cầu mục đích nào đó”, ví dụ nhƣ: sử dụng tiếng Anh để giao tiếp hay ứng dụng kĩ thuật mới vào công tác trồng trọt nhƣng từ ứng dụng có sự khác biệt về sắc thái nghĩa, chủ yếu dùng lý thuyết phục vụ vào thực tiễn. Trong tiếng Hán, những từ 应用

(ứng dụng), 困难 (vận dụng), 使用 (sử dụng) hay 利用(lợi dụng) đều dùng tƣơng đƣơng với nghĩa sử dụng trong tiếng Việt. Chẳng hạn nhƣ:

Từ Câu

Tiếng Hán Hán-Việt Tiếng Hán Tiếng Việt

应用 [yìngyòng] ứng dụng 应用新技术 sử dụng kỹ thuật mới

利用 [lìyòng] lợi dụng 废物利用。 sử dụng phế liệu.

Vì vậy, để phân biệt cách dùng giữa ứng dụng sử dụng, giáo viên cần

phân tích sự khác nhau về sắc thái nghĩa qua đó đối chiếu thêm với tiếng Hán để sinh viên Trung Quốc nắm đƣợc cách sử dụng.

Ở ví dụ (23), xong, hết và kết thúc là những từ đồng gần nghĩa biểu thị ý nghĩa “đã hoàn thành một quá trình hoạt động hay một diễn biến nào đó”. Tuy nhiên, ngoài nghĩa trên xong hết còn đƣợc dùng nhƣ phó từ chỉ sự kết thúc của hành động và làm thành phần phụ cho thành phần trung tâm. Từ xong và từ hết đều

kết hợp với những động từ biểu thị hoạt động vật lý, tâm lý (đọc xong, viết xong,

điều tra xong; ăn hết, uống hết, rà soát hết). Để chỉ việc kết thúc, xong, hết, chấm

dứt, tiếng Hán có thể dùng nhiều từ. Ví dụ: Bộ phim chƣa hết/ chƣa kết thúc. Cơm chƣa ăn xong/hết; trong tiếng Hán đều có thể dùng từ “完”(hết , xong), „结束” (kết thúc, xong) để biểu đạt. Lỗi sai từ “xong” ở ví dụ (23) do sinh viên không phân biệt quy tắc kết hợp của những từ đồng nghĩa “xong”, “hết”, “kết thúc” trong tiếng Việt hoặc do cách tra từ điển một cách máy móc.

Từ sự phân tích những ví dụ trên chúng tôi nêu cách sửa nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TTL Câu sai Câu đúng

21 Thương cảng là địa phương quan trọng cho xuất nhập khẩu.

Thương cảng là nơi quan trọng cho

xuất nhập khẩu.

22 Chị muốn làm việc này phải ứng dụng nhiều tài liệu chuyên ngành này.

Chị muốn làm việc này phải sử dụng nhiều tài liệu chuyên ngành này.

23 Mùa đông ở miền nam trời rất lạnh, dù chưa xong mùa đông

Mùa đông ở miền nam trời rất lạnh, dù mùa đông chưa kết thúc/ hết

Một phần của tài liệu Khảo sát lỗi sử dụng từ ngữ của học viên Trung Quốc học tiếng Việt (Trang 74)