Lỗi nhầm lẫn giữa từ mang ý nghĩa khái quát và từ mang ý nghĩa cụ

Một phần của tài liệu Khảo sát lỗi sử dụng từ ngữ của học viên Trung Quốc học tiếng Việt (Trang 77)

7. Bố cục của luận án

3.2.3. Lỗi nhầm lẫn giữa từ mang ý nghĩa khái quát và từ mang ý nghĩa cụ

Quan hệ rộng - hẹp giữa các từ ngữ chỉ có thể nói đƣợc khi chúng có sự đồng nhất về một phạm trù ý nghĩa. Chẳng hạn, ta có thể so sánh tính rộng - hẹp về nghĩa của hai từ: xe và xe đạp vì chúng đều đồng nhất với nhau về ý nghĩa phƣơng tiện di chuyển nhƣng không thể so sánh tính rộng - hẹp giữa hai từ : cá chépxe đạp vì chúng không có sự đồng nhất về ý nghĩa.

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã thu thập đƣợc 58 lỗi nhầm lẫn giữa từ mang ý nghĩa khái quát và từ mang ý nghĩa cụ thể. Đa số sinh viên Trung Quốc sai loại lỗi này do không phân biệt đƣợc sự bao hàm ý nghĩa của từ ngữ và quan hệ rộng - hẹp giữa các từ ngữ.

Ví dụ:

Ở ví dụ (24) và (25), sinh viên đã mắc lỗi sai do nhầm từ mang nghĩa khái quát với từ mang nghĩa cụ thể. Ở ví dụ (24), từ *trồng trọt là từ mang nghĩa khái quát. Trong tiếng Việt, ngƣời bản ngữ nói phát triển trồng trọt hay trồng trọt chăn nuôi (nghĩa khái quát) nhƣng với nghĩa cụ thể, ngƣời Việt nói: trồng hoa, trồng ngô, trồng sắn, trồng lúa… Trong khi đó, trong tiếng Hán, từ 种植 [zhòngzhí] có nghĩa là vùi những hạt giống cây và từ 种植 biểu thị ý nghĩa khái quát và ý nghĩa cụ

thể chẳng hạn nhƣ: 种植技术 (kĩ thuật trồng trọt) hay là 种植果树 (trồng cây ăn

nhưng có rất nhiều hoa đào, hoa cúc, hoa hồng.

nhưng đã có rất nhiều hoa đào, hoa cúc, hoa hồng.

TTL Câu sai

24 Ở nông thôn Trung Quốc, người nông dân tự trồng trọt lúa.

25 Anh ấy là một trong những người bạn bè trung thực của tôi.

26 Năm 2005, Richard quyết định sinh sống dài tại Việt Nam với gia đình của mình.

quả). Nhƣ vậy, sinh viên Trung Quốc thƣờng hay tra từ điển và đem từ ngữ và cách diễn đạt của tiếng Hán sang tiếng Việt.

Ở ví dụ (25), từ *bạn bè mang nghĩa khái quát chỉ những ngƣời bạn nói chung, trong khi đó từ bạn mang nghĩa cụ thể. Sinh viên Trung Quốc không phân biệt đƣợc sắc thái nghĩa của hai từ này nên thƣờng nhầm lẫn trong hành văn. Nguyên do có thể là trong tiếng Hán từ “朋友” có thể biểu hiện cả ý nghĩa số ít lẫn ý nghĩa số nhiều nhƣ 好朋友 [hào péngyou] đều có thể dịch sang tiếng Việt là: bạn

tốt hoặc là bạn bè tốt. Bên cạnh đó, theo từ điển Hán – Việt [12] , từ “朋友”

[péngyou] tƣơng đƣơng với từ “bạn bè”. Trong tiếng Việt, “bạn bè” là từ mang

nghĩa khái quát chung về bạn. Khi thể hiện ý nghĩa cụ thể “ngƣời bạn trung thực”, sinh viên Trung Quốc đã diễn đạt sang tiếng Hán là: 真诚的朋友, trong đó 真诚

nghĩa là trung thực, 的 là trợ từ kết cấu và 朋友 có nghĩa là ngƣời bạn. Nhƣ vậy, sinh viên dùng sai từ vừa ảnh hƣởng cách diễn đạt của ngƣời Trung Quốc vừa phù thuộc vào ý nghĩa của từ điển mà sinh viên không biết từ “bạn bè” không thể kết hợp với phụ từ “những” chỉ yếu tố xác định, cụ thể trong tiếng Việt. Sửa lỗi của ví dụ (25), cần thay từ “bạn bè” thành “ngƣời bạn”.

Ở ví dụ (26), lỗi sai ngƣợc với hai ví dụ trên. Sinh viên đã nhầm lẫn từ *dài

mang nghĩa cụ thể với từ lâu dài mang nghĩa khái quát nhƣ “làm ăn lâu dài”. Trong tiếng Việt từ dài mang nhiều nét nghĩa và giữ một số chức năng ngữ pháp khác nhau (dài có chức năng làm động từ và tính từ thì vừa có nghĩa độ dài về kích thƣớc vừa có nghĩa về độ dài về thời gian). Nhƣng trong trƣờng hợp câu này, dài lâu dài là tính từ, gần nghĩa đều biểu thị khoảng thời gian nhiều hơn mức bình thƣờng, ví dụ chúng tôi đã không gặp nhau trong thời gian dài hay tôi muốn sống lâu dài ở thành phố. Nhƣng xét về sự kết hợp nghĩa của tiếng Việt, dài không thể kết hợp với từ ghép đẳng lập thể hiện tính chất khái quát “sinh sống” (làm ăn sinh sống). Trong tiếng Hán, từ 长 [zhǎng] vừa biểu thị nghĩa về không gian nhƣ 这条路很长。(con

đƣờng này rất dài), vừa biểu thị nghĩa về thời gian nhƣ 夏季昼长夜短。(mùa hạ ngày dài đêm ngắn). Tuy nhiên, trong nhiều từ điển Việt Hán hay từ điển Hán Việt hiện đại, từ 长 đều chỉ giải thích là dài lâu dài, vì ngƣời Trung Quốc không có từ nào biểu hiện ý nghĩa khái quát cho tính chất dài nhƣ trong tiếng Việt. Vậy để sửa lỗi của ví dụ (26) cần phải thay từ “dài” thành “lâu dài”.

Từ việc phân tích những lỗi sai ở trên, chúng tôi xin sửa đúng lại nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Khảo sát lỗi sử dụng từ ngữ của học viên Trung Quốc học tiếng Việt (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)