7. Bố cục của luận án
1.3.2. Phân loại lỗi từngữ
Khi thu thập từ liệu và phân tích lỗi, chúng tôi tập trung thống kế các từ, cụm từ và kết cấu ngữ pháp mà chúng tôi cho rằng đó là những sai sót trong việc thể hiện cách dùng từ. Các loại lỗi đƣợc nêu ra đều đƣợc thể hiện trong một câu cụ thể qua bài viết của sinh viên. Lỗi chỉ đƣợc nhận diện khi nó đặt trong ngữ cảnh cụ thể. Số lƣợng mục từ trong từng loại lỗi không giống nhau vì có loại lỗi xuất hiện nhiều, có loại lỗi xuất hiện ít. Nguyên tắc phân loại các loại lỗi của chúng tôi theo tiêu chí nhƣ sau: những lỗi có tần số xuất hiện lớn nghĩa là lỗi mà hầu hết ngƣời học đều mắc phải trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai; phân loại các loại lỗi cùng theo trật tự đi từ lỗi về hình thức của từ đến lỗi về nội dung ý nghĩa của từ ngữ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phân loại dựa trên khả năng kết hợp nghĩa, phạm vi sử dụng và về đặc điểm tu từ của từ ngữ.
Việc phân loại lỗi sử dụng từ ngữ có nhiều quan điểm phân loại khác nhau do phụ thuộc vào đối tƣợng nghiên cứu khác nhau. Một số nhà nghiên cứu đã đƣa ra những cách phân loại lỗi nhƣ sau:
Theo ý kiến của Nguyễn Văn Hiệp và Nguyễn Minh Thuyết, trong các văn bản thƣờng mắc phải các loại lỗi sau:
+ Lỗi lặp, thừa từ + Lỗi thiếu từ
+ Lỗi dùng từ sai nghĩa + Lỗi sai về phong cách
Trong công trình nghiên cứu Lỗi từ vựng và cách khắc phục, tác giả Hồ Lê và nhóm tác giả phân loại lỗi đƣợc xét trên phƣơng diện nghĩa và chức năng của mỗi đơn vị từ vựng và đã chia thành 9 loại lỗi nhƣ sau:
+ Lỗi viết sai âm gây ra những sự lẫn lộn về nghĩa (ví dụ: Con đường này đã
gắng bó với em suốt năm học.)
+ Lỗi hiểu sai nghĩa của đơn vị từ vựng đƣợc sử dụng (ví dụ: Trong gian phòng thiếu ánh sáng, chuột bò nheo nhóc.)
+ Lỗi sai chức năng ngữ pháp của nó (ví dụ: Lúc bấy giờ, ở vùng này, ác
muông còn khắp nơi.)
+ Lỗi do phối hợp nghĩa không ăn khớp với những đơn vị từ vựng khác đi với nó. (ví dụ: Tóc mẹ có nhiều nếp nhăn.)
+ Lỗi về ý – tình thái (ví dụ: Anh làm thế mà coi được nhé.)
+ Lỗi về tu từ (ví dụ: Phong cảnh vùng này đẹp, con người vùng này sống thẳng, nhân hậu, hiền hòa)
+ Lỗi về phong cách (ví dụ: Tổng thống nước X và vợ vừa đến Hà Nội, bắt
đầu chuyến thăm chính thức tại nước ta.)
+ Lỗi về ý – tình huống (ví dụ: A: “Ồ, anh đi đâu đấy? Lâu lắm rồi không gặp”. B: lúng túng, “Tôi đi vệ sinh”.)
+ Lỗi về chuẩn đạo đức trong hành vi nói năng. (ví dụ: Lão mù đấy trông tởm quá.)
Trong cuốn Từ điển dùng từ - Viện Ngôn ngữ học do tác giả Hà Quang Năng chủ biên, nhóm các nhà ngôn ngữ học biên soạn cuốn từ điển này đã đƣa ra phân loại về lỗi dùng từ nhƣ sau:
+ Lỗi dùng từ sai vỏ âm thanh (ví dụ: Đoàn xe chuyển bánh và bom bom trên quốc lộ Một.)
+ Lỗi dùng từ sai ý nghĩa (ví dụ: Em có một thân hình béo bở.)
+ Lỗi dùng lặp từ (ví dụ: Con người nhân dân Việt Nam rất giàu lòng nhân ái.) + Lỗi dùng thừa từ, thiếu từ (ví dụ: Vùng đất quê ông rất dễ hay bị lụt lội) + Lỗi dùng sai phong cách và sai từ loại (ví dụ: Tùng không bao giờ chửi xằng nên ai cũng yêu)
Trong khảo sát lỗi của sinh viên Trung Quốc, chúng tôi cũng dùng tên gọi trên của các nhà Việt ngữ học để gọi tên lỗi của sinh viên Trung quốc.
Qua quá trình khảo sát lỗi, chúng tôi có tổng kết đƣợc kết quả nhƣ sau: tổng số 3000 lỗi đƣợc tìm thấy trong tổng số 1000 bài viết của sinh viên năm thứ ba có 1507 lỗi sử dụng từ ngữ. Từ những tƣ liệu thực tế này, chúng tôi chỉ nghiên cứu những lỗi mà sinh viên Trung Quốc mắc phải với tỉ lệ cao vì thế tổng số lỗi mà chúng tôi thực hiện khảo sát là 1447 lỗi. Trong tổng số này, chúng tôi chia thành hai nhóm lỗi chính: lỗi về cấu trúcngƣ̃ pháp và lỗi thuộc về ngữ nghĩa của từ. Dƣới đây là sự phân loại cụ thể:
a. Trong nhóm lỗi thuộc về cấu trúcngƣ̃ pháp: 778 lỗi gồm những loại lỗi sau:
(i) Lỗi dùng sai về từ loại 253 lỗi (ii) Lỗi dùng sai trật tự từ 249 lỗi (iii) Lỗi dùng thừa từ 216 lỗi Một số ví dụ tiêu biểu:
Lỗi Sửa lỗi
Lỗi dùng sai từ loại
Thi đấu bóng đá đã kết thúc vào chiều nay.
Trận thi đấu bóng đá đã kết thúc vào chiều nay.
Lỗi dùng sai trật tự từ
Hôm nay buổi tối có dạ hội. Buổi tối hôm nay có dạ hội.
Lỗi dùng thừa từ
Tôi đang là Lƣu học sinh sinh viên trƣờng đại học Hà Nội.
Tôi là sinh viên trƣờng Đại học Hà Nội.
b. Trong nhóm lỗi về ngữ nghĩa của từ có 729 lỗi gồm những loại lỗi sau: (i) Lỗi dùng sai nghĩa của từ: 173 lỗi
(ii) Lỗi dùng từ đồng nghĩa: 371 lỗi
(iii) Lỗi nhầm lẫn giữa từ mang ý nghĩa khái quát và từ mang ý nghĩa cụ thể: 58 lỗi
(iiii) Lỗi đặc thù của sinh viên Trung Quốc: 127 lỗi Một số ví dụ tiêu biểu:
Lỗi Sửa lỗi
Lỗi dùng sai nghĩa của từ
Hàng ngày cô ấy đến lớp chính xác.
Hàng ngày cô ấy đến lớp đúng giờ.
Lỗi dùng từ đồng nghĩa
Anh rất am hiểu văn hóa của quốc gia Việt Nam.
Anh rất am hiểu văn hóa của nƣớc Việt Nam.
Lỗi nhầm lẫn giữa từ mang ý nghĩa khái quát và từ mang ý nghĩa cụ thể
Cô ấy có thể nấu ăn món ăn Hàn Quốc.
Cô ấy có thể nấu món ăn Hàn Quốc.
Lỗi của sinh viên Trung Quốc
Các em muốn mời thầy ra hậu môn để ăn cơm ạ.
Các em muốn mời thầy ra cửa sau để ăn cơm ạ.
Lỗi sử dụng từ ngữ của sinh viên Trung Quốc mà chúng tôi đã thu thập đƣợc có rất nhiều loại. Ngoài những lỗi đã nêu ở trên, sinh viên còn mắc những lỗi nhƣ lỗi thiếu từ, lỗi lặp từ, lỗi tạo từ mới, lỗi dùng sai phong cách hay lỗi về giao thoa văn hóa ... nhƣng tần số xuất hiện của những lỗi này không lớn nên chúng tôi không thực hiện khảo sát. Những lỗi mà chúng tôi đƣa ra trên đây, theo chúng tôi là những lỗi tiêu biểu mà sinh viên Trung Quốc thƣờng mắc. Do vậy, cần đi sâu vào phân tích lỗi và tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi. Chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn vào chƣơng hai và chƣơng ba của luận văn này.