Tiểu kết chƣơng 1

Một phần của tài liệu Khảo sát lỗi sử dụng từ ngữ của học viên Trung Quốc học tiếng Việt (Trang 30)

7. Bố cục của luận án

1.4. Tiểu kết chƣơng 1

Formatted: English (U.S.)

Formatted: English (U.S.)

Nhƣ vậy, để sử dụng một ngôn ngữ thành thạo không chỉ là ngoại ngữ hay ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, ngƣời học phải có vốn từ vựng phong phú và đa dạng mới có thể nói năng một cách trôi chảy và đi vào lòng ngƣời. Trong quá trình học ngoại ngữ, từ vựng đƣợc xem là những viên gạch lắp ghép tạo nên sự thành công hay thất bại của việc học ngoại ngữ. Muốn sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ thứ hai một cách thành thục, khắc phục những khuyết điểm khi dùng từ ngữ, ngƣời học phải trang bị cho mình vốn từ vựng phong phú ở nhiều lĩnh vực. Hơn nữa, ngƣời học cần nắm vững những kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa, quy tắc sử dụng giữa ngữ đích và ngữ nguồn.

Trong luận văn nghiên cứu về lỗi sử dụng từ ngữ của học viên Trung Quốc, chúng tôi đã vận dụng lý thuyết phân tích lỗi hiện đại của Pit Coder để tìm ra các nguyên nhân và các giải pháp khắc phục lỗi một cách hiệu quả. Bởi vì, trong số các công trình nghiên cứu về lỗi, lý thuyết về lỗi và phân tích lỗi của Pit Corder đƣợc đánh giá rất cao trong nhiều năm qua. Với tính hệ thống và khoa học, lý thuyết của ông đƣợc xem là một cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu và phân tích lỗi và là cơ sở lý thuyết rất hợp lý, cần thiết cho quá trình nghiên cứu và phân tích lỗi trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ lý thuyết phân tích lỗi, trong những chƣơng tiếp theo, chúng tôi sẽ chủ yếu đi vào miêu tả và phân tích các kiểu loại lỗi sử dụng từ ngữ. Tiếp đến, chúng tôi đề xuất những giải pháp hữu hiệu để khắc phục lỗi cho ngƣời học một cách triệt để và toàn diện.

Chƣơng 2

LỖI TỪ VỰNG XÉTSỬ DỤNG TỪ NGỮ XÉT TRÊN BÌNH DIỆN

CẤU TRÚCNGỮ PHÁP VÀ MỘT SỐ BÀI LUYỆN KHẮC PHỤC 2.1. Tình hình khảo sát lỗi từ ngữ ởvề cấu trúcbình diện ngữ pháp từ

Đối với việc học ngoại ngữ, bất cứ ngƣời học nào cũng mắc lỗi khi học cũng nhƣ sử dụng ngôn ngữ thứ tiếng đó. Lỗi về cấu trúc đƣợc xem là lỗi lộ rõ. Vì chúng ta có thể nhận biết loại lỗi này dựa trên mặt hình thức của nó ở trên những câu có mắc lỗi. Các loại lỗi này đƣợc khắc phục khi năng lực tiếng của ngƣời học ngoại ngữ đƣợc tiến bộ dần lên. Việc khảo sát, phân tích lỗi để tìm nguyên nhân, từ đó có hƣớng khắc phục, là hết sức quan trọng, nhất là với một đối tƣợng ngƣời học đông đảo nhƣ học viên ngƣời Trung Quốc. Tuy nhiên, từ trƣớc đến nay, việc mắc lỗi nói chung và lỗi về cấu trúc của ngƣời Trung Quốc học tiếng Việt nói riêng chƣa đƣợc nghiên cứu ở Việt Nam.

Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗi của học viên Trung Quốc, trong đó có nguyên nhân quan trọng là ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ. Trong quá trình thu thập và phân tích lỗi, chúng tôi nhận thấy rằng, tiếng Việt và tiếng Hán cùng loại hình ngôn ngữ đơn lập nên có sự giống nhau về phƣơng thức cấu tạo. Trong hệ thống từ vựng của hai ngôn ngữ đều có từ đơn, từ ghép hoặc ngữ cố định đƣợc tạo thành bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt, trong tiếng Việt, yếu tố chính của từ đặt ở trƣớc, yếu tố phụ đặt ở sau còn trong tiếng Hán thì ngƣợc lại. Vì đặc điểm khác biệt này nên sinh viên Trung Quốc thƣờng mắc lỗi về trật tự từ mà nguyên nhân do hiện thƣợng giao thoa ngôn ngữ gây nên. Chẳng hạn, vì chịu ảnh hƣởng tiếng mẹ đẻ, sinh viên Trung Quốc thƣờng mắc lỗi sai trật tự từ của tiếng Việt, nhƣ “mới áo”, “trượt thi” hay “nhạt hồng”. Theo đúng quy tắc trật tự từ của tiếng Việt, những lỗi sai này của sinh viên Trung Quốc phải diễn đạt là “áo mới”, “thi trượt” và “hồng nhạt”.

Về phƣơng thức cấu tạo của đoản ngữ và câu, ngoài điểm tƣơng đồng, trật tự từ và hƣ từ đều biểu thị ý nghĩa ngữ pháp, tiếng Hán và tiếng Việt có điểm khác biệt trong cấu trúc danh ngữ. Sau đây là hai danh ngữ tƣơng đƣơng của hai ngôn ngữ:

tiếng Hán: 幸福生活 “hạnh phúc cuộc sống”; tiếng Việt: Cuộc sống hạnh phúc. Trong khi, cấu trúc danh ngữ của tiếng Hán sắp xếp theo trật tự định ngữ (hạnh phúc) + danh từ (cuộc sống)thì cấu trúc danh ngữ của tiếng Việt là danh từ (cuộc sống) + định ngữ (hạnh phúc). Trong tiếng Hán, trật tự của trạng ngữ tƣơng đối nghiêm ngặt hơn tiếng Việt. Chẳng hạn, trạng ngữ của tiếng Hán luôn đứng trƣớc vị ngữ “我们晚上上课” (Chúng tôi buổi tối đi học) còn tiếng Việt thì trạng ngữ có thể đứng tự do ở nhiều vị trí khác nhau và làm câu biểu thị những tiêu điểm thông tin khác nhau (Chúng tôi buổi tối đi học hoặc Buổi tối chúng tôi đi học hoặc Chúng tôi đi học buổi tối.)

Do tiếng Việt và tiếng Hán cùng loại hình ngôn ngữ đơn lập, việc xác định từ loại không có các tiêu chí rõ ràng. Từ không có sự biến đổi hình thái cho nên về từ pháp và cú pháp có nhiều điểm tƣơng đồng. Cả hai ngôn ngữ đều có hƣ từ, thực từ và các loại từ cụ thể. Vai trò của hƣ từ, thực từ căn bản giống nhau, không biến hình. Vị trí của từ trong câu quyết định chức năng ngữ pháp của nó nên ranh giới giữa các từ loại không rõ ràng. Vì sự tƣơng đồng về mặt từ loại giữa hai ngôn ngữ này nên một từ có thể có nhiều nghĩa, từ nghĩa trực tiếp đến nghĩa ẩn dụ bóng bảy có thể sử dụng một cách linh hoạt. Còn sự khác biệt, từ vựng tiếng Hán là nhiều từ đồng âm, một “chữ” có nhiều cách đọc khác nhau, ngƣợc lại một “chữ” tiếng Việt chỉ có một âm đọc duy nhất. Do vậy, trong quá trình học tập tiếng Việt, vì sinh viên Trung Quốc quen với sự đa nghĩa và đa từ loại của từ nên khó xác định từ loại và chuyển dịch từ tiếng Hán sang tiếng Việt và ngƣợc lại.

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi tập trung thống kê các từ, cụm từ và kết hợp ngữ pháp mà chúng tôi cho rằng đó là những sai sót trong việc thể hiện cách dùng từ. Mặc dù lỗi thuộc về cấu trúc rất đa dạng nhƣng luận văn của chúng tôi chỉ tập trung khảo sát những lỗi xuất hiện với tần suất cao, nghĩa là những lỗi mà số đông sinh viên Trung Quốc dễ mắc phải, đó là lỗi (error) chứ không phải là nhầm

đƣa ra một số lƣợng lỗi đủ lớn để miêu tả, phân tích và xác định nguyên nhân mắc lỗi từ đó đề xuất các giải pháp sửa lỗi.

Thống kê và phân loại lỗi về cấu trúcngƣ̃ pháp của sinh viên năm thứ ba cho thấy kết quả nhƣ sau: trong 1507 lỗi đã thu thập, có 778 trƣờng hợp lỗi liên quan đến cấu trúc. Trong số đó có 253 lỗi từ loại (33%,), 249 lỗi về trật tự cụm từ (32%), 216 lỗi thừa từ (28%) và 60 lỗi lặp từ (8%). Cũng cần nói thêm rằng, khó có một ranh giới thật rõ giữa các loại lỗi, bởi vì bản thân một biểu hiện sai lệch đôi khi vừa là lỗi về kết cấu (có khi cũng trộn lẫn của những kiểu nhỏ mà chúng tôi phân loại ở dƣới), vừa là lỗi về ngữ nghĩa (có khi cũng trộn lẫn các kiểu nhỏ mà chúng tôi phân loại ở chƣơng 3). Tuy nhiên, để có một cái nhìn khái quát, chúng tôi tạm phân loại ở 4 kiểu nhƣ dƣới đây.

Theo khảo sát của chúng tôi, đối với sinh viên năm thứ ba, mức độ yêu cầu cao hơn, vì phải học các môn chuyên ngành nên các em phải viết và đọc những câu dài và học từ ngữ chuyên môn và trừu tƣợng hơn. Vì thế, sinh viên ở năm thứ ba vẫn mắc nhiều lỗi thuộc về cấu trúc. Dƣới đây, chúng tôi xin đƣa ra bảng phân loại thể hiện mức độ mắc lỗi của sinh viên năm thứ ba nhƣ sau:

STT Lỗi thuộc về bình diện cấu trúc từsử dụng từ

ngữ xét trên bình diện ngữ pháp Số lƣợng Tỉ lệ %

1. Lỗi dùng sai về từ loại

253 33% 2. Lỗi dùng sai trật tự cụm từ 249 32% 3. Lỗi dùng thừa từ 216 28% 4. Lỗi lặp từ 60 8% Tổng số 778 100%

(Bảng 2.1: Bảng phân loại lỗi thuộc xét trên về bình diện cấu trúcngƣ̃ pháp

từ)

Theo bảng phân loại trên, tỉ lệ lỗi dùng thừa từ (33%) và lỗi về từ loại (32%) có độ chênh lệch không đáng kể. Lỗi về trật tự từ chiếm tỉ lệ thấp hơn so với hai loại lỗi trên do sinh viên đã có vốn kiến thức ngôn ngữ của tiếng Việt. Cuối cùng,

lỗi lặp từ chỉ chiếm 8%. Trong phần khảo sát của chƣơng này, chúng tôi chỉ tập trung vào khảo sát những loại lỗi thƣờng gặp và có tần số xuất hiện lớn. Do vậy, chúng tôi chọn miêu tả và phân tích những lỗi: lỗi sai về từ loại, lỗi sai trật tự cụm

từ và lỗi thừa từ.

2.2 Miêu tả lỗi từ ngữ xét trên bình diện cấu trúcngữ pháp

2.2.1. Lỗi dùng sai từ loại

Theo Đinh Văn Đức (Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại), từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, đƣợc phân chia theo ý nghĩa khái quát, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lƣu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu.Hệ thống từ loại tiếng Việt đƣợc chia thành các tập hợp cơ bản nhƣ sau: thực từ, hƣ từ và tình thái từ. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ khảo sát lỗi sai ở thực từ. Thực từ có ba loại tiêu biểu đó là danh từ, động từ và tính từ. Danh từ, động từ, tính từ là ba từ loại quan trọng của tiếng Việt và đảm nhận chức năng ngữ pháp rất cơ bản để tạo thành câu, phát ngôn.

Do tiếng Hán và tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, từ không biến đổi hình thái nên việc phân định ranh giới danh từ, động từ và tính từ không rõ ràng. Đinh Văn Đức cho rằng, sự phân định từ loại là sự phân chia vốn từ bằng bản chất ngữ pháp thông qua ý nghĩa khái quát và hoạt động ngữ pháp của từ trong câu. Chúng tôi đồng ý với ý kiến trên và dựa vào hai tiêu chí là chức vụ cú pháp và chức năng ngữ nghĩa của từ ở trong câu để xác định ba từ loại: danh từ, động từ, tính từ. Trên cở sở bảng phân loại (bảng 2.1), trong tổng số 778 lỗi có 253 lỗi sai từ loại. Trong đó, 138 lỗi sai do nhầm giữa động từ và danh từ, 82 lỗi sai do nhầm giữa tính từ và danh từ và 33 lỗi do nhầm giữa động từ và tính từ. Dƣới đây là một số trƣờng hợp lỗi từ loại của ngƣời Trung Quốc học tiếng Việt.

2.2.1.1. Lỗi do nhầm giữa động từ và danh từ

Trong cuốn Ngữ pháp Việt Nam (2009), Diệp Quang Ban đã đƣa ra quan điểm, danh từ đƣợc dùng để chỉ ngƣời, sự vật, khái niệm và những thực thể đã đƣợc khái niệm hóa. Các danh từ có thể kết hợp với các số từ nhƣ vài, dăm, những, các,

một, hai…(đứng trƣớc danh từ); và các đại từ chỉ định nhƣ này, kia, ấy, nọ ... (đứng sau danh từ). Danh từ thƣờng làm chủ ngữ hay bổ ngữ trong câu. Động từ là những từ chủ yếu đƣợc dùng để chỉ các sự kiện, các hoạt động hoặc trạng thái [5, tr. 315]. Động từ là từ có khả năng làm yếu tố (đầu tố) có ý nghĩa khái quát, nêu đặc trƣng động hoặc đặc trƣng tĩnh của sự việc đƣợc phản ánh, kết hợp đƣợc về phía trƣớc với các phó từ nhƣ đã, đang, sẽ, về phía sau với từ rồi, xong, động từ thƣờng làm yếu tố chính ở vị ngữ trong câu [5, tr.324]. Trong khi học tiếng Việt, ngƣời học mắc lỗi sai này do không hiểu rõ chức năng ngữ pháp và chức năng ngữ nghĩa của động từ và danh từ. Dƣới đây là một số ví dụ cụ thể:

Tạm thời bỏ qua cách sử dụng thành ngữ “học tài thi phận” của sinh viên, chúng tôi cho rằng từ “thi” trong tiếng Việt có hai từ chung vỏ âm thanh, một là danh từ (nghĩa là thơ, ví dụ thi ca), một là động từ (nghĩa là đọ sức tranh tài với ngƣời khác, ví dụ thi đấu). Nhƣng xét ý nghĩa của câu, “thi trong ví dụ (1) có vai trò làm động từ vì liên quan đến nghĩa của những từ điểmhọc. Nhƣ vậy, sinh viên dùng “thi” động từ, nhƣng đã dùng sai tổ hợp từ *thi này, vì theo quy tắc ngữ pháp trong tiếng Việt, những từ đứng đằng trƣớc đại từ “này, kia, ấy, đó” là danh từ. Vì vậy, ngƣời học đã kết hợp sai giữa động từ “thi” và đại từ “này” do không nắm đƣợc cách danh từ hóa của động từ “thi”. Bên cạnh đó, nếu so sánh với tiếng Hán thì từ “thi” tƣơng đƣơng với từ 考试 [kǎoshì]. Về chức năng ngữ pháp, nó đảm

nhiệm hai chức năng làm cả động từ và danh từ. Từ “考试”là động từ khi nằm trong vị ngữ của câu còn là danh từ khi nằm ở ví trí chủ ngữ trong câu hay nằm trong cấu trúc định ngữ + 的+ danh từ. Và ngƣời Trung Quốc có thể nói: 他的考试 (cuộc thi

TTL Câu sai

1 Anh ấy luôn luôn lười học nhưng thi này điểm rất cao, đúng là học tài

thi phận.

của anh ấy trong đó 考试nghĩa là cuộc thi, 的 nghĩa là của, 他nghĩa là anh ấy) hay

这次考试 (Cuộc thi này trong đó 这 nghĩa là này, 考试 nghĩa là cuộc thi, 次 là phụ từ chỉ thứ tự, xếp hạng). Vậy, trong tiếng Hán, động từ “thi” hoàn toàn tƣơng đồng về ngữ nghĩa và chức năng ngữ pháp là “考试”. Tuy nhiên “考试” cũng có thể dùng nhƣ một danh từ. Tức là, cùng một từ “考试” nhƣng lại có hai chức năng từ loại khác nhau. Trong trƣờng hợp này, ở tiếng Việt, “thi” chỉ có thể đảm nhiệm chức năng là động từ. Do chuyển di tiếng mẹ đẻ nên sinh viên Trung Quốc cho rằng “thi” là một danh từ và vì thế đã mắc phải lỗi nhƣ trên. Để sửa đúng câu này, chúng ta cần phải danh từ hóa động từ “thi” thành cuộc thi, bài thi, lần thi hay kỳ thi nhƣng xét trên ngữ nghĩa của cả câu thì bài thi, lần thikì thi là phù hợp nhất.

Nếu nhƣ ví dụ (1), sinh viên nhầm động từ thành danh từ thì ở ví dụ (2) thì ngƣợc lại, sinh viên nhầm danh từ thành động từ. Ở ví dụ này, sinh viên đã dùng sai từ *cuộc hẹn. Theo ngữ pháp tiếng Việt, khi trung tâm của cụm từ là động từ tình thái (nên, có thể, không thể, toan, dám, định, nỡ, thôi…) thì phần phụ sau không thể là một danh từ nên chỉ có thể là động từ hoặc tính từ (ví dụ: có thể đúng, có thể nói...). Xét về từ loại tiếng Việt, từ “cuộc hẹn”là danh từ. Do vậy, ví dụ trên đã có sự kết hợp sai giữa hai từ “có thể” và “cuộc hẹn”. Giống nhƣ trƣờng hợp (1), theo từ điển tiếng Hán hiện đại [88] 约会 [yuēhuì] có nghĩa là hẹn hò, hẹn gặp (động từ) hoặc là cuộc hẹn, hẹn (danh từ). Nhƣng đại đa số các từ điển Việt – Hán, Hán - Việt hiện nay thƣờng không chỉ rõ từ “cuộc hẹn” là danh từ hay động từ, do đó ngƣời học có sự nhầm lẫn khi cho rằng từ “cuộc hẹn” tƣơng đồng hoàn toàn với từ “约会” về cả ngữ nghĩa và chức năng ngữ pháp, tức là từ này có thể đảm nhận nhƣ động từ. Phân tích những lỗi sai ở trên, chúng tôi có những đƣợc sửa câu đúng nhƣ sau:

2.2.1.2. Lỗi do nhầm giữa tính từ và danh từ

Trong tiếng Việt, cũng nhƣ danh từ và động từ, tính từ là từ có khả năng làm yếu tố chính trong cụm từ chính phụ, có ý nghĩa khái quát là chỉ đặc trƣng về tính chất của sự vật nêu ở danh từ mà nó liên quan hoặc chỉ đặc trƣng của động từ hay của tính từ khác mà nó có liên quan [5, tr. 330]. Giống nhƣ động từ, tính từ có thể kết hợp với một phụ từ (ngoại trừ hãy, đừng, chớ). Tính từ có thể làm vị ngữ trong câu. Tính từ có thể kết hợp với rất,quá, lắm, còn động từ (trừ động từ cảm xúc) thì

Một phần của tài liệu Khảo sát lỗi sử dụng từ ngữ của học viên Trung Quốc học tiếng Việt (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)