Lỗi dùng sai trật tự cụm từ

Một phần của tài liệu Khảo sát lỗi sử dụng từ ngữ của học viên Trung Quốc học tiếng Việt (Trang 43)

7. Bố cục của luận án

2.2.2.Lỗi dùng sai trật tự cụm từ

Từ nguồn tƣ liệu đã thu thập đƣợc chúng tôi chia các lỗi sai trật tự cụm từ thành 3 tiểu loại lỗi: 1) lỗi sai trật tự của danh từ và ngữ danh từ; 2) lỗi sai trật tự của động từ và ngữ động từ; 3) lỗi sai trật tự của tính từ và ngữ tính từ. Dƣới đây là một số ví dụ cụ thể về 3 loại lỗi trật tự nêu trên.

Ví dụ

TTL Câu sai

7 Tôi thích đội đỏ mũ này, vì đỏ mũ này do bạn tôi tặng.

8 Chiếc váy mầu đậm xanh của chị ấy là váy hàng hiệu.

9 Giám đốc yêu cầu chị ấy ngay viết bài báo cáo mới.

Formatted: None, Indent: First line: 0.5",

Ở ví dụ (7), sinh viên đã dùng sai trật tự của danh ngữ, cụ thể là *đỏ mũ, ở đây ngƣời học đã dùng sai về mô hình cấu trúc chính trƣớc phụ sau của danh ngữ tiếng Việt. Mặc dù câu này không đúng về trật tự từ nhƣng ý nghĩa của cả câu không bị sai lệch. Trong tiếng Việt, “mũ mầu đỏ” có thể đƣợc nói là “mũ đỏ” tức là từ “màu” và từ “đỏ” thì “đỏ” có nét nghĩa trội hơn từ “mầu” nên từ “mầu” có thể lƣợc bỏ. Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, “mũ đỏ” có nghĩa là cái mũ có màu đỏ trong đó “mũ” là danh từ chính còn “đỏ” là yếu tố phụ chỉ tính chất, đặc điểm và đứng sau bổ nghĩa cho từ “mũ. Từ “mũ đỏ” dịch sang tiếng Hán có cụm từ là:

红色 帽子 mầu đỏ trợ từ kết cấu() mũ

Trong tiếng Hán, “帽子”(mũ) giữ vai trò là trung tâm ngữ và “红色” (màu đỏ) là định ngữ của danh từ trung tâm (帽子). Trong danh ngữ có trợ từ “的”, nếu trung tâm ngữ và định ngữ có yếu tố thân thuộc thì trợ từ “的”có thể bị loại bỏ, ví

dụ: 我的爸爸 (bố của tôi) có thể lƣợc bỏ trợ từ “的” thành我爸爸 (bố tôi). Vậy nên, cụm từ “红色的帽子” (mầu đỏ của mũ) có cách diễn đạt khác là “红帽子” (đỏ mũ). Vì sinh viên chuyển dịch trật tự từ của tiếng mẹ đẻ nên trật tự từ ngƣợc với tiếng Việt.

Tiếp đến, ví dụ (8) là lỗi sai trật tự từ, thể hiện ở tính ngữ chỉ mầu sắc *đậm xanh. Đây là lỗi cũng khá phổ biến của sinh viên Trung Quốc khi viết câu mà có từ chỉ mầu sắc, chẳng hạn nhƣ: mầu cô ban xanh (钴蓝色), màu tím đậm (深紫色), mầu đỏ nhạt (绯红). Nhìn vào cấu trúc chữ Hán trên, trật tự từ trong tiếng Hán đƣợc sắp xếp nhƣ sau:

Yếu tố phụ bổ sung nghĩa Tính từ chỉ màu Ngữ tố tạo danh từ

钴 (cô ban) 蓝 (xanh da trời) 色 (màu)

深 (đậm) 紫 (tím) 色 (màu)

绯 (nhạt) 红 (đỏ) 色 (màu)

Từ bảng trên, chúng ta thấy trật từ tính từ chỉ mầu sắc của tiếng Hán là:

Yếu tố bổ sung ý nghĩa + tính từ chỉ mầu + ngữ tố tạo danh từ ().

Còn trật từ tính từ chỉ mầu sắc của tiếng Việt là:

Danh từ (màu) + tính từ chỉ mầu + yếu tố phụ bổ sung nghĩa

Nhƣ vậy, từ *đậm xanh trong ví dụ (8) đã sai vị trí tính từ chỉ mầu sắc trong tiếng Việt là yếu tố bổ sung tính chất, đặc điểm của mầu sắc đứng đằng sau tính từ trung tâm. Do vậy, theo trật tự tính từ đúng của tiếng Việt phải đƣợc đổi lại là “xanh đậm”.

Khác với lỗi trật tự từ ở hai ví dụ (7), (8), lỗi ở ví dụ (9) chủ yếu sai trật tự của động ngữ, và cụ thể ở đây tổ hợp từ *ngay viết. Trong tiếng Việt, ngữ động từ có động từ đóng vai trò trung tâm và một vài thành tố phụ đứng trƣớc hoặc đứng sau bổ nghĩa cho động từ chính. Cấu tạo của động ngữ bao giờ cũng ba phần: phần phụ trƣớc; phần trung tâm; phần phụ sau. Phần phụ từ trƣớc nhƣ đã, đang, sẽ, vẫn, còn, cứ …còn phần phụ sau nhƣ rồi, ngay, vào, lên… . Nhƣ vậy, động ngữ có đầy đủ thành phần cấu tạo nhƣ: đã ăn rồi, sẽ làm ngay… .Ở trƣờng hợp của ví dụ (9), trong tiếng Việt, phụ từ ngay thuộc phần phụ sau chỉ cách thức diễn ra thời gian, hoạt động, trạng thái và bổ nghĩa cho động từ trung tâm đứng ở đằng trƣớc. Nhƣng khác với tiếng Việt, phụ từ马上 (ngay)ở tiếng Hán cũng bổ sung nghĩa cho động từ nhƣng lại đứng trƣớc động từ trung tâm và làm thành phần trạng ngữ trong câu. Chúng ta có thể nhận thấy trật tự động từ bị đảo ngƣợc khi dịch ví dụ (9) sang tiếng Hán nhƣ sau:

Formatted: Condensed by 0.25 pt

(9) 经理要求她 马上 新歌报告

Phần phụ trƣớc Phần trung tâm Phần phụ sau

(Giám đốc yêu cầu chị ấy ngay viết bài báo cáo mới.)

Khi đối chiếu tổ hợp từ马上写 (ngay viết) trong tiếng Hán, chúng ta thấy rằng sinh viên đã mắc lỗi do ảnh hƣởng trật tự động ngữ của tiếng mẹ đẻ. Do vậy, để sửa câu sai trên chúng ta phải đổi sang trật tự động ngữ của tiếng Việt.

Từ những sự phân tích ở trên, chúng tôi thấy rằng cả ba loại ngữ danh từ, động từ hay tính từ trong tiếng Hán đều có trật tự ngƣợc với trật tự từ của tiếng Việt do sinh viên Trung Quốc đem thói quen cấu tạo ngữ trong tiếng mẹ đẻ vào tiếng Việt nên dẫn đến lỗi giao thoa ngôn ngữ. Các lỗi sai ở ví dụ (7), (8), (9) có thể sửa nhƣ sau:

Nhận xét:

Từ sự miêu tả, phân tích lỗi ở trên chúng tôi đƣa ra bảng đánh giá mức độ mắc lỗi về sai trật tự cụm cụm từ của sinh viên Trung Quốc nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TTL Câu sai Câu đúng

7 Tôi thích đội đỏ mũ này, vì đỏ mũ này do bạn tôi tặng.

Tôi thích đội cái mũ đỏ này, vì cái mũ đỏ này do bạn tôi tặng.

8 Chiếc váy mầu đậm xanh của chị ấy là váy hàng hiệu.

Chiếc váy mầu xanh đậm của chị ấy là váy hàng hiệu

9 Giám đốc yêu cầu chị ấy ngay viết bài báo cáo mới.

Giám đốc yêu cầu chị ấy viết ngay bài báo cáo mới.

Formatted: Vietnamese

(Bảng 2.3: Bảng phân loại lỗi dùng sai trật tự cụm từ)

Nhƣ vậy từ bảng trên, chúng ta thấy rằng, lỗi trật tự cụm danh từ chiếm tỉ lệ 56%, đây là con số khá cao. Đặc biệt, không chỉ có sinh viên ở trình độ sơ cấp (năm thứ nhất và năm thứ hai) mà cả những sinh viên ở trình độ cao cấp (năm thứ ba và năm thứ tƣ) cũng mắc lỗi này khi họ nói hay viết những câu tiếng Việt dài. Tiếp sau, đến lỗi sai trật tự động ngữ chiếm 32% và cuối cùng là lỗi sai trật tự tính ngữ chỉ chiếm 12%.

Trong quá trình thu thập lỗi, chúng tôi thấy rằng lỗi về trật tự từ tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc không chỉ thể hiện ở phạm vi từ, ngữ mà còn thể hiện phạm vi câu. Nhƣng trong phạm vi khảo sát của luận văn, chúng tôi chỉ dùng lại khảo sát lỗi trật tự ở bậc từ, ngữ. Qua việc phân tích và giải thích một số lỗi thƣờng gặp về trật tự từ tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc, chúng tôi thấy rằng chính

thóiviệc mƣợn tri thức quen sử dụng tiếng mẹ đẻ là một trong những nguyên nhân cơ

bản dẫn tới lỗi trật từ tự từ tiếng Việt. Dƣới đây là một số nhận xét nổi bật:

- Trật tự của các từ trong ngữ hay trong câu của tiếng Hán có điểm khác biệt quan trọng so với tiếng Việt. Trong cấu trúc danh ngữ tiếng Hán, tính từ đứng trƣớc danh từ để bổ nghĩa cho danh từ. Trái lại trong tiếng Việt, tính từ lại luôn đi sau danh từ mà nó bổ nghĩa cho danh từ đứng trƣớc. Động từ trong tiếng Hán có chức năng ngữ pháp rất linh hoạt. Ngoài những chức năng làm vị ngữ, bổ ngữ nhƣ trong tiếng Việt thì động từ tiếng Hán có thể làm chủ ngữ, làm định ngữ khi phía sau nó có trợ từ “的” hay làm trạng ngữ khi phía sau nó có trợ từ “地”. Mặc dù lỗi sai về trật tự từ không làm sai lệch ý nghĩa của phát ngôn câu, vì chúng chỉ là các lỗi cục bộ nhƣng chúng cũng cho thấy rất rõ sự tác động của hiện tƣợng chuyển di tiêu cực

Stt Lỗi dùng sai trật tự cụm từ Số lỗi Tỉ lệ mắc lỗi

1. Sai trật tự cụm danh từ 140 56%

2. Sai trật tự cụm động từ 80 32%

3. Sai trật tự cụm tính từ 29 12%

Tổng cộng

từ tiếng mẹ đẻ đối với quá trình học ngoại ngữ và năng lực tiếng của ngƣời học ở tại thời điểm mắc lỗi. Nhìn chung, khi sinh viên mới tiếp cận tiếng Việt thì trật tự từ của tiếng Hán đƣợc xem là chỗ dựa cho ngƣời Trung Quốc sử dụng khi họ chƣa có tri thức nhất định về hình thức trật tự từ của tiếng Việt.

- Lỗi trật tự từ xảy ra nhiều đối với những sinh viên ở trình độ sơ cấp khi mà tri thức tiếng Việt của ngƣời học còn hạn chế và chƣa đƣợc định hình. Những loại lỗi này cũng xảy ra ở sinh viên ở trình độ cao cấp khi sinh viên viết những câu dài bao gồm nhiều thành phần phụ phức tạp hơn. Trong ba loại lỗi về trật tự cụm từ thì lỗi sai trật tự của danh ngữ chiếm tỉ lệ cao nhất (56%). Sở dĩ lỗi trật tự danh ngữ chiếm tỉ lệ cao nhƣ vậy là vì:

+ Sinh viên thƣờng bị ảnh hƣởng từ cấu trúc danh ngữ phức tạp của tiếng Hán do yếu tố giao thoa ngôn ngữ. Cụ thể là: 1.Trật tự giữa định ngữ và trung tâm ngữ của tiếng Hán bị đảo lộn so với tiếng Việt. 2. Trật tự giữa các yếu tố định ngữ bị đảo lộn do sinh viên không phân loại các định ngữ theo tiêu chí nghĩa. 3. Đối với danh ngữ có trợ từ kết cấu “的”, sinh viên không tìm đƣợc các kết từ tiếng Việt tƣơng đƣơng về ý nghĩa. 4. Sinh viên cũng đặt một số tính từ sai vị trí do chƣa phân biệt đƣợc tính từ nào bổ nghĩa cho trung tâm ngữ hay tính từ nào cho thành tố đơn vị chỉ lƣợng.

+ Cũng nhƣ cấu trúc danh ngữ tiếng Hán, anh ngữ tiếng Việt có cấu trúc phức tạp hơn so với động ngữ và tính ngữ. Danh ngữ tiếng Việt có tối đa là 3 (hoặc 4) vị trí ở trƣớc, 2 vị trí ở sau, và những vị trí này là cố định, không thể thay đổi. Trong khi đó động ngữ và tính ngữ của tiếng Việt có số lƣợng thành tố ít hơn và có thể đảo trật tự mà không gây lỗi.

+ Theo tồn tại khách quan, danh từ với chức năng định danh sự vật nên thƣờng phong phú hơn, động từ miêu tả hành động, tính từ miêu tả tính chất thì có số lƣợng hạn chế hơn.

Một phần của tài liệu Khảo sát lỗi sử dụng từ ngữ của học viên Trung Quốc học tiếng Việt (Trang 43)