Những điều lãnh đạo cần làm:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại công ty TNHH dịch vụ tin học FPT Luận văn thạc sĩ (Trang 28)

Làm nhân viên cảm thấy việc đánh giá là công bằng và khuyến khích họ tham gia vào quá trình đánh giá.

Thực hiện việc đánh giá theo định kỳ. Nếu nhân viên làm tốt, các nhận xét, đánh giá về việc thực hiện công việc sẽ làm cho họ phấn khởi, hăng say làm việc, ngược lại nếu họ làm chưa tốt, họ cũng có cơ hội tìm hiểu về các khiếm khuyết và tự hoàn thiện

Quan tâm và hiểu được công việc của nhân viên. Giữa lãnh đạo và nhân viên cần có sự nhất trí về những yêu cầu, trách nhiệm, tiêu chuẩn trong thực hiện nhiệm vụ của nhân viên. Khi nhân viên thực hiện không tốt, lãnh đạo cần hướng dẫn cho nhân viên biết cách sửa chữa những khuyết điểm trong thực hiện công việc.

Nên thực hiện đánh giá kết quả thực hiện công việc trên cơ sở so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đăng ký cá nhân. Trong chương trình đăng ký mục tiêu cá nhân cần cho phép nhân viên xác định rõ mục tiêu cần đạt được, các hoạt động (chương trình hành động cụ thể, và thời gian tương ứng cần hoàn thành, những nguồn lực cần được sử dụng và sự hỗ trợ từ phía công ty)

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Chương này tổng kết các lý thuyết nền tảng về Đánh giá nhân viên: mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động đánh giá nhân viên trong một tổ chức, những nội dung cơ bản một hệ thống đánh giá nhân viên cần có, các phương pháp đánh giá có thể áp dụng và những sai lầm cần tránh để hoạt động đánh giá nhân viên của tổ chức đạt hiệu quả. Đây cũng chính là nền tảng được sử dụng để thực hiện phân tích hiện trạng hoạt động đánh giá nhân viên hiện tại tại tổ chức và là cơ sở cho việc để xuất các giải pháp trong các chương tiếp theo.

Để xem xét hoạt động đánh giá nhân viên của một tổ chức trên thực tế như thế nào, so với các nội dung của lý thuyết có những điểm tương đồng và khác biệt nào? sự tương đồng hay khác biệt đó ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động đánh giá ra sao? trong chương 3, đề tài sẽ tiếp tục thực hiện một vài nghiên cứu để phân tích thực trạng hoạt động đánh giá nhân viên tại Công ty TNHH Dịch vụ Tin học FPT.

CHƢƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TIN HỌC FPT

3.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Dịch vụ Tin Học FPT: 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:

FPT được thành lập vào ngày 13 tháng 9 năm 1988, là một công ty đa quốc gia hiện đang hoạt động trên bốn lĩnh vực: Công nghệ thông tin và viễn thông; Tài chính và ngân hàng; Bất động sản; Giáo dục và đào tạo.

Công ty TNHH Dịch vụ tin học FPT là một trong 11 công ty thành viên của FPT, có tiền thân là Trung tâm bảo hành FPT, được thành lập vào năm 1994 tại miền Bắc, đến năm 1997 thì mở thêm Trung tâm bảo hành ở miền Nam, phụ trách bảo hành các thiết bị tin học: Server, Desktop, Laptop, Printer, UPS, Monitor,… cho các công ty kinh doanh trong hệ thông của FPT. Toàn trung tâm bảo hành cả hai miền Bắc Nam có 42 nhân viên và doanh thu chủ yếu chính là tiền công bảo hành trích từ các công ty kinh doanh.

Ngày 13 tháng 10 năm 2007, Trung tâm bảo hành FPT chính thức phát triển thành Công ty TNHH Dịch Vụ Tin học FPT (Tên viết tắt là FSC) với mục tiêu là trở thành công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp số 1 Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại công ty TNHH dịch vụ tin học FPT Luận văn thạc sĩ (Trang 28)