Dựa trên cơ sở lý thuyết đã trình bày trong chương 2 và thực tế tình hình, đặc điểm hoạt động của tổ chức FSC, đề tài đã thực hiện phỏng vấn năm chuyên gia theo mô hình nghiên cứu ban đầu đã xây dựng với mục tiêu là xác định các nội
dung cần thiết cho hệ thống đánh giá nhân viên của FSC. Chi tiết về quá trình thực hiện và các câu hỏi dùng trong nghiên cứu được trình bày trong phụ lục 1
Sau khi thu thập được ý kiến từ các chuyên gia, tiến hành phân tích, so sánh với các nội dung lý thuyết, đề tài đã tổng hợp được năm nội dung mà một hệ thống đánh giá nhân viên trong điều kiện như FSC nên thực hiện như sau:
Thứ nhất: Xác định các tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng thông qua bảng mô tả công việc, các tiêu chí sử dụng để đánh giá nhân viên phải định lượng được Thứ hai: Lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp trong đó cấu trúc bảng đánh giá phải được thiết kế rõ ràng, diễn giải dễ hiều
Thứ ba: Trao đổi với nhân viên trước và sau khi đánh giá
Thứ tư: Thống nhất cách đánh giá giữa các cán bộ đánh giá để đảm bảo việc đánh giá theo chuẩn mực chung, đảm bảo tính công bằng
Thứ năm: Huấn luyện cán bộ đánh giá về kỹ năng đánh giá để tránh mắc sai lầm
Năm nội dung trên đã được sử dụng làm cơ sở xây dựng bảng câu hỏi khảo sát (phụ lục 2) với:
Mục đích nghiên cứu: nhằm thu thập thông tin về những nhận định và đánh giá của các nhân viên chịu sự đánh giá
Đối tƣợng khảo sát: nhân viên cấp 2 và cấp 3, có thâm niên làm việc trên 01 năm
Kích thƣớc mẫu: 100% đối tượng khảo sát trong toàn công ty
Thông tin thu thập được qua khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS, kết quả thu được (phụ lục 3) được sử dụng làm cơ sở để thực hiện phân tích thực trạng hoạt động đánh giá nhân viên tại FSC trong phần 3.2.2.2 tiếp theo.