Phương pháp đánh giá đang áp dụng:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại công ty TNHH dịch vụ tin học FPT Luận văn thạc sĩ (Trang 46)

Tất cả hoạt động của các công ty thành viên đều tuân thủ theo triết lý chung của tập đoàn FPT, đó chính là triết lý “Fractor” (triết lý phân nhánh). Vì vậy, hoạt động của từng bộ phận chức năng cũng tuân theo triết lý đó nghĩa là các quy định của tập đoàn là trục chính, các công ty con là sự phân nhánh dựa trên trục chính đó. Trước đây, FPT áp dụng phương pháp bảng điểm để đánh giá nhân viên: mỗi nhân viên được đánh giá qua 10 tiêu chí, mỗi tiêu chí có điểm dao động từ 1 đến 10 tương ứng với các mức độ Tốt-Khá-Trung bình-Yếu-Kém, tổng điểm tối đa của mỗi nhân viên là 100 điểm. Do yếu điểm của phương pháp bảng điểm là không thể hiện được tầm quan trọng của từng tiêu chí đánh giá trong khi đối với sự phát triển của FPT: ngày càng đa dạng về ngành nghề hoạt động, số lượng nhân viên ngày càng tăng, cạnh tranh trong việc thu hút và giữ nhân tài ngày càng gay gắt thì FPT cần phải đánh giá được điểm mạnh, yếu của nhân viên để có thể dùng đúng người đúng việc và trọng dụng được hiền tài, kết quả đánh giá cần phải chính xác hơn để giữ được nhân tài, vì thế mà phương pháp bảng điểm không còn phù hợp nữa.

Chính vì vậy, sau khi nghiên cứu và tham vấn các chuyên gia nhân sự, đến đầu năm 2010, tập đoàn FPT chính thức thực hiện đánh giá nhân viên bằng phương pháp quan sát định lượng:

- Đánh giá nhân viên qua bảng điểm được xây dựng gồm 04 nội dung chính: mục tiêu công việc, ý thức trách nhiệm, năng lực cá nhân, học tập và phát triển bản thân.

- Mỗi nội dung có trọng số khác nhau tùy theo mức độ quan trọng của nó so với các nội dung khác trong bảng đánh giá.

Bảng đánh giá với 04 nội dung cơ bản trên được áp dụng trong toàn tập đoàn. Tuy nhiên, các chỉ tiêu cụ thể được sử dụng để đánh giá từng nội dung thì do các công ty thành viên tự quy định và điều chỉnh sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty mình.

Tại FSC, cấu trúc bảng đánh giá nhân viên được xây dựng như sau:

Bảng đánh giá nhân viên bao gồm 8 phần (08 section) Trong đó có 04 phần chính (từ section 2 đến section 5)và 03 phần phụ (section 1 và section 6,7,8).

Section 1: Registered plan (Kế hoạch đã đăng ký) Section 2: Employee Goals (Mục tiêu công việc) Section 3: Responsibilities (Ý thức trách nhiệm) Section 4: Competencies (Năng lực cá nhân)

Section 5: Learning & Development (Kế hoạch học tập và phát triển bản thân)

Section 6: Employee Comment ( Kiến nghị của nhân viên) Section 7: Next Plan ( Kế hoạch đăng ký)

Section 8: Overall Summary (Tổng điểm)

Bảng 3.6: Cấu trúc bảng đánh giá nhân viên của FSC

SECTION (PHẦN) DESCRIPTION (MÔ TẢ) WEIGHT (TRỌNG SỐ) %

I Section 1: Registered plan

II Section 2: Employee Goals 60

1 Hoàn thành công việc đúng hạn 50

2 Đảm bảo chất lượng công việc theo yêu cầu 50

III Section 3 - Responsibilities 20

1

Tuân thủ nội quy lao động và các quy định nội bộ của

Công ty 20

2 Tham gia các hoạt động chung của Công ty 10

3 Tuân thủ quy trình làm việc 20

4

Hợp tác, hỗ trợ các đồng nghiệp, các phòng ban có liên

quan 10

5 Thực hiện công việc theo yêu cầu chât lượng của công ty 20 6 Sẵn sàng tiếp nhận công việc được giao đột xuất 20

IV Section 4 - Competencies 10

1 Năng lực chuyên môn 10

2 Khả năng học hỏi và phát triển bản thân 10

3 Ý thức trách nhiệm trong công việc 10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Sáng tạo trong công việc 10

5 Ý thức kỷ luật 10

6 Khả năng làm việc độc lập 10

7 Khả năng làm việc nhóm 10

8 Kỹ năng PT & giải quyết các vấn đề 10

9 Kỹ năng lập kế hoạch công việc 10

10 Khả năng đặt mục tiêu công việc 10

V Section 5 - Learning & Development 10

Learning & Development Summary

VI Section 6 - Employee Comments VII Section 7 - Next plan

VIII Section 8 - Overall Summary

Nguồn: Phòng nhân sự Công ty TNHH Dịch Vụ Tin Học FPT

Nhìn vào cấu trúc bảng đánh giá ở bảng 3.3 trên ta thấy một số điểm sau: - Ngôn ngữ sử dụng trong bảng không đồng nhất

- Các tiêu chí dùng đánh giá từng nội dung (các tiêu chí trong từng Section) được sắp xếp chưa hợp lý

- Một số tiêu chí diễn giải còn khó hiểu

Với kết cấu bảng đánh giá như trên thì trên thực tế có gây khó khăn gì cho quá trình đánh giá nhân viên hay không? nhân viên cảm thấy thế nào về bảng đánh giá này? các tiêu chí sử dụng có hợp lý không?v.v. Để có thể trả lời cho các câu hỏi này, đề tài đã thực hiện nghiên cứu thực tế và kết quả sẽ được trình bày trong phần phân tích tiếp sau đây.

3.2.2 Phân tích thực trạng hoạt động đánh giá nhân viên:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại công ty TNHH dịch vụ tin học FPT Luận văn thạc sĩ (Trang 46)