TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ (nghiên cứu trường hợp Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội (Trang 42)

2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

2.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1.1. Vài nét về trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN

Tổ chức tiền thân của Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là Trƣờng Đại học Văn khoa Hà Nội (thành lập theo sắc lệnh số 45 do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ngày 10/10/1945), tiếp đó là Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội (thành lập ngày 05.06.1956). Ngày 10/12/1993, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Nghị định 97/CP thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đƣợc thành lập trên cơ sở các khoa xã hội của Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong hơn sáu mƣơi năm xây dựng và phát triển, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn luôn đƣợc nhà nƣớc Việt Nam coi là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn lớn nhất của đất nƣớc, có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học cơ bản trình độ cao, phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thành tích về đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trƣờng đƣợc thể hiện thông qua các danh hiệu: Huân chƣơng Lao động hạng Nhất năm (1981), Huân chƣơng Độc lập hạng Nhất (2001), danh hiệu Anh hùng Lao động thời kì đổi mới (2005), Huân chƣơng Hồ Chí Minh (2010); 10 nhà giáo đƣợc tặng Giải thƣởng Hồ Chí Minh và 16 nhà giáo đƣợc tặng Giải thƣởng Nhà nƣớc về khoa học, công nghệ; 25 nhà giáo đƣợc phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và 56 nhà giáo đƣợc phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ƣu tú.

Là một trƣờng đại học trọng điểm, đầu ngành, có uy tín và truyền thống lâu đời, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội có sứ mệnh đi đầu trong sáng tạo, truyền bá tri thức và đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao về khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc. Trƣờng đang xây dựng trƣờng thành một đại học đứng đầu đất nƣớc về khoa học xã hội và nhân văn, ngang tầm với các đại học danh tiếng trong khu vực, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc; Tập trung xây dựng và phát triển một số ngành, chuyên ngành đạt

43 trình độ quốc tế trên cơ sở quốc tế hoá các chƣơng trình đào tạo, đẩy mạnh các hoạt động học thuật và mở rộng quan hệ hợp tác với các trƣờng đại học đẳng cấp cao ở khu vực và trên thế giới.

2.1.2. Tổ chức nghiên cứu

2.1.2.1. Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2011- 3/2013

- Tháng 3/2011: hoàn thành đề cƣơng nghiên cứu

- Tháng 3/2011- 9/2011: hoàn thành phần lý luận và nội dung của đề tài - Tháng 3/2012: tiến hành nghiên cứu thực tiễn

- Tháng 3/2012: hoàn thành phần kết quả nghiên cứu - Tháng 3/2013: hoàn thành đề tài nghiên cứu.

2.1.2.2. Giai đoạn nghiên cứu lý luận

- Xây dựng hệ thống khái niệm làm công cụ nghiên cứu, cụ thể hoá chúng dƣới các chỉ báo để có thể đo đƣợc trong thực tiễn, sử dụng phƣơng pháp phân tích tài liệu để rút ra những thông tin cần thiết làm cơ sở lý luận của việc nghiên cứu.

2.1.2.3. Giai đoạn khảo sát thực trạng

Giai đoạn khảo sát thăm dò

- Mục đích khảo sát thăm dò:

+ Hoàn thiện nội dung, hình thức của các bảng hỏi

+ Xác định những phƣơng pháp bổ trợ phục vụ cho mục đích nghiên cứu + Hình thành các phƣơng pháp xử lý kết quả nghiên cứu

- Quy trình thăm dò:

+ Sử dụng phƣơng pháp quan sát, lấy những thông tin để xây dựng bảng hỏi

+ Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn để làm rõ hơn những thông tin thu đƣợc từ các phƣơng pháp khác.

+ Lập phiếu điều tra mẫu (30- 50 phiếu)

44 - Chọn mẫu nghiên cứu

- Phân tích mẫu nghiên cứu

Tiến hành khảo sát:

- Thời gian khảo sát thăm dò: tháng 3- 4/2012 - Thời gian khảo sát thực trạng: 3-4/2012

Về chọn mẫu nghiên cứu, đề tài chọn mẫu nghiên cứu theo phƣơng pháp ngẫu nhiên.

Về khách thể nghiên cứu, đề tài nghiên cứu trên 450 sinh viên thuộc các năm thứ nhất và năm thứ ba của trƣờng Đại học khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQGHN. Sau quá trình làm sạch dữ liệu, loại bỏ các phiếu trả lời lỗi (bỏ qua không trả lời), chúng tôi thu đƣợc cụ thể nhƣ sau:

+ Về phân bố các khoá học Sinh viên Số lƣợng Tỉ lệ % Năm thứ nhất 190 48.2 Năm thứ ba 204 51.8 Tổng 394 100 + Về phân bố khoa học:

Sinh viên khoa Số lƣợng Tỉ lệ %

Khoa học quản lý 63 16.0

Du lịch học 70 17.8

Quốc tế học 84 21.3

Thông tin – Thƣ viện 52 13.2

Lƣu trữ học và QTVP 54 13.7

Nhân học 71 18.0

Tổng 394 100

+ Về học lực của sinh viên:

Học lực Số lƣợng Tỉ lệ %

Xuất sắc 19 4.9

45

Khá 200 51.5

Trung bình 52 13.4

Yếu 13 3.4

Tổng 388 100

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu

Nghiên cứu các tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu nhằm phục vụ cho cơ sở lý luận và nội dung của đề tài.

Trong luận văn này, chúng tôi tập trung làm rõ các khái niệm liên quan tới kĩ năng, kĩ năng học tập, sinh viên, học tập, mối quan hệ giữa kĩ năng, kĩ xảo…và đƣa ra hệ thống khái niệm về kĩ năng, kĩ năng học tập…

2.2.2. Phƣơng pháp quan sát

Quan sát, thu thập các số liệu liên quan đến kĩ năng học tập của sinh viên nhƣ: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng quản lý thời gian, kĩ năng tƣ duy, sáng tạo, kĩ năng đọc sách...

2.2.3. Điều tra bằng bảng hỏi

Điều tra thực trạng kĩ năng học tập của sinh viên. Có 01 loại bảng hỏi:

- Bảng hỏi dành cho sinh viên: bảng hỏi tập trung vào khai thác nhận thức của sinh viên về vai trò của kĩ năng học tập trong đào tạo theo tín chỉ, mức độ hình thành các kĩ năng liên quan tới kĩ năng học tập của sinh viên trong đó tập trung khai thác vào kĩ năng lập kế hoạch học tập, kĩ năng hiện thực hoá hoạt động học tập, kĩ năng tự học tự nghiên cứu. Bảng hỏi cũng tập trung khai thác các thông tin liên quan tới khách thể trả lời: giới tính, năm học, học lực, ngành học.

2.2.4. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu

Tiến hành phỏng vấn một số khách thể là sinh viên và giảng viên, cán bộ là công tác quản lý để làm phong phú thêm kết quả nghiên cứu của đề tài.

46 - Kĩ năng học tập theo tín chỉ là những kĩ năng nào?

- Kĩ năng nào quan trọng nhất?

- Kĩ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ có vai trò nhƣ thế nào? - Sinh viên thƣờng lập kế hoạch học tập nhƣ thế nào?

- Quá trình thực hiện kế hoạch học tập của sinh viên? các hoạt động nhƣ nghe giảng, ghi bài, làm bài tập nhóm, thảo luận, đọc tài liệu, giáo trình...đƣợc thực hiện nhƣ thế nào?

- Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố tới sự hình thành các kĩ năng của bản thân? Những đề xuất của bản thân đối với việc phát triển kĩ năng học tập của sinh viên?

Đối tƣợng là giảng viên, cán bộ làm công tác quản lý: - Kĩ năng học tập của sinh viên ở mức độ nhƣ thế nào? - Những kĩ năng học tập nào là cần thiết đối với sinh viên?

- Các yếu tố nào ảnh hƣởng tới sự hình thành kĩ năng học tập của sinh viên? - Làm thế nào để nâng cao kĩ năng học tập cho sinh viên?

2.2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Đề tài sử dụng phần mềm xử lý số liệu SPSS 11.5 để tính toán các số liệu thu đƣợc.

+ Tính điểm các trả lời

Cách đánh giá của từng nội dung trong bảng hỏi đƣợc quy đổi điểm nhƣ sau: - Với mức độ đánh giá tầm quan trọng của các vấn đề nêu trong item

Điểm quy ƣớc 1 2 3

Mức độ Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng

- Với mức độ đánh giá các hoạt động đƣợc nêu trong items

Điểm quy ƣớc 1 2 3 4

Mức độ Rất thƣờng

xuyên

Thƣờng xuyên Hiếm khi Không bao

giờ - Với mức độ hình thành của kĩ năng

47

Mức độ Rất cao Cao Trung bình Thấp

+ Đánh giá độ tin cậy

Theo phần lý luận ở trên chúng tôi đã trình bày, đánh giá về kĩ năng học tập của sinh viên nói chung, chúng tôi đánh giá trên 3 nhóm kĩ năng chính:

- Nhóm các item liên quan tới kĩ năng lập kế hoạch học tập - Nhóm các item liên quan tới kĩ năng thực hiện kế hoạch học tập - Nhóm các item liên quan tới kĩ năng tự học, tự nghiên cứu.

Đề tài sử dụng hệ số  của Cronbach - là một phép kiểm định thống kê

về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tƣơng quan với nhau để đánh giá độ tin cậy của các items.

Công thức của hệ số tƣơng quan Cronbach là:

1 ( 1)

/  

N  N

Trong đó (đọc là pro) là hệ số tƣơng quan trung bình giữa các mục hỏi.

N là tổng số mục hỏi. Theo qui ƣớc thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lƣờng đƣợc đánh giá là tốt thì phải có hệ số  lớn hơn hoặc bằng 0.6

Kết quả tính toán Cronbach cho thấy

- Với tiểu thang đo về kĩ năng lập kế hoạch học tập, hệ số  là 0.8 (bao gồm các

items 5.1, 5.2, 5.3, 5.4, 5.5, 5.6, 5.7, 5.8).

- Với tiểu thang đo về kĩ năng lập kế hoạch học tập, hệ số  là 0.6 (bao gồm các

items 6.1, 6.2, 6.3, 6.4, 6.5, 6.6, 6.7, 6.8, 6.9, 6.10, 6.11).

- Với tiểu thang đo về kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, hệ số  0.6 (bao gồm các

items 7.1, 7.2, 7.3, 7.4, 7.5, 7.6, 7.7, 7.8)

Trong nghiên cứu, chỉ số  chỉ cần 0.6 là các kết quả nghiên cứu có thể đƣợc

sử dụng đảm bảo độ tin cậy .

+ Các chỉ số đƣợc sử dụng trong đề tài

- Điểm trung bình (Mean) đƣợc dùng để tính điểm đạt đƣợc của từng ý kiến và của từng item cũng nhƣ của từng kĩ năng và toàn bộ kĩ năng

- Độ lệch chuẩn (Satndardizied Deviation) đƣợc dùng để mô tả mức độ phân tán hay tập trung của các câu trả lời đƣợc khách thể lựa chọn

48 - Tần suất và giá trị phần trăm: đƣợc dùng để đánh giá mức độ lựa chọn các phƣơng án trả lời của khách thể

+ Phân tích thống kê suy luận

- Trong đề tài chúng tôi chủ yếu dùng phép so sánh giá trị trung bình (compare means) và so sánh chéo (crosstabs). Các giá trị có ý nghĩa về mặt thống kê khi xác xuất P <0.05

- Cách tính tƣơng quan hồi quy đƣợc án dụng cho việc tính toán các yếu tố ảnh hƣởng tới kĩ năng học tập của sinh viên. Với hệ số tƣơng quan r (hệ số tƣơng quan Pearson) để lƣợng hoá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa chúng. Giá trị r đƣợc tính theo công thức:

Y X i N l i i S S N Y Y X X r ) 1 ( ) )( (      (-1r1)

Trong đó N là số quan sát, SX và SY là độ lệch chuẩn của từng biến X và Y. Giá trị tuyệt đối r cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính. Giá trị tuyệt đối r tiến gần đến 1 khi hai biến có mối tƣơng quan tuyến tính chặt chẽ. Nếu r = 0 chỉ ra rằng hai biến không có mối liên hệ tuyến tính.

+ Cách đánh giá về từng nhóm kĩ năng học tập của sinh viên

Trong quá trình xử lý số liệu, thang điểm sử dụng cho các item để đo các biểu hiện của các kĩ năng thành phần đƣợc sử dụng theo nhƣ mô tả ở trên đã trình bày. Theo đó, ta có cách gán điểm nhƣ sau:

Điểm quy ƣớc 1 2 3 4

Mức độ Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Hiếm khi Không bao giờ

Chúng tôi lấy điểm cao nhất (4) trừ đi điểm thấp nhất (1) và chia cho 4 mức. Điểm chênh lệch của mỗi mức độ là 0.75 tính theo công thức n=(n-1)/n trong đó n là số thứ bậc của thang đo. Từ đó, các mức độ của thang đo đƣợc tính nhƣ sau:

Mức 1: kĩ năng ở mức rất cao: 1.0 < ĐTB <1.75 Mức 2: kĩ năng ở mức cao: 1.75 < ĐTB <2.50

49 Mức 3: kĩ năng ở mức trung bình: 2.50 < ĐTB <3.25

Mức 4: kĩ năng ở mức thấp: 3.25 < ĐTB <4.00 + Cách đánh giá khái quát về kĩ năng học tập của sinh viên

Để đánh giá mức độ kĩ năng học tập của sinh viên, chúng tôi tích hợp các kĩ năng thành phần từ ba nhóm kĩ năng đã đề xuất ở trên là: nhóm kĩ năng liên quan tới xây dựng kế hoạch học tập, nhóm kĩ năng liên quan tới thực hiện kế hoạch học tập và nhóm kĩ năng liên quan tới hoạt động tự học, tự nghiên cứu. Cách đánh giá về kĩ năng học tập của sinh viên cũng đƣợc chúng tôi áp dụng nhƣ cách đánh giá về các mức độ của kĩ năng thành phần ở trên.

50

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng kĩ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ.

3.1.1. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kĩ năng học tập

Có một thực tế mà chúng ta ai cũng dễ dàng nhận thấy, đó là hoạt động học tập ở bậc đại học có sự khác nhau rất lớn về “chất” so với hoạt động ở bậc phổ thông. Nếu nhƣ học ở bậc phổ thông chỉ đơn thuần là công nhận, là ghi nhớ và “nói lại” những điều thầy cô đã giảng thì học ở bậc đại học về thực chất là đƣợc trang bị các hệ thống về mặt lý luận, về phƣơng pháp đối với việc tiếp cận các vấn đề. Trong hoạt động học ở đại học, sinh viên đóng vai trò là chủ thể của hoạt động học tập còn kĩ năng học tập nhƣ một sợi dây kết nối hoạt động động học tập của sinh viên với tri thức mà sinh viên phải tích luỹ. Kĩ năng học tập tốt sẽ giúp sinh viên xây dựng lấy tiến trình học tập phù hợp, cân đối giữa thời gian học tập và chƣơng trình đào tạo cần hoàn thành, thích ứng với phƣơng pháp học tập mới do việc thay đổi phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên mang lại. Và đặc biệt, trong đào tạo theo tín chỉ, kĩ năng học tập tốt sẽ giúp sinh viên thích ứng với một hệ thống đào tạo mới với các phƣơng pháp kiểm tra đánh giá đặc thù trong tín chỉ, phải nắm bắt một lƣợng lớn khối lý thuyết khoa học xã hội nhân văn, ít có cơ hội thực hành...

Khi tìm hiểu về nhận thức của sinh viên về vai trò của kĩ năng học tập, chúng tôi đặt ra câu hỏi để sinh viên đánh giá nhƣ thế nào về vai trò của kĩ năng học tập trong quá trình học tập ở bậc đại học. Kết quả cho thấy bảng số liệu sau:

Bảng 3.1. Vai trò của kĩ năng học tập đối với hoạt động học tập của sinh viên

Vai trò của kĩ năng học tập Số lƣợng Tỉ lệ

Rất quan trọng 207 52.5

Quan trọng 180 45.7

Không quan trọng 7 1.8

51 Nhƣ vậy, chúng tôi nhận thấy, sinh viên nhận thức rất cao về vai trò của kĩ năng học tập đối với hoạt động học tập ở bậc đại học. Hầu hết số sinh viên khi đƣợc hỏi đều cho rằng đây là một vấn đề quan trọng bậc nhất đối với sinh viên khi bƣớc chân vào giảng đƣờng đại học (98.2%). Kết quả chúng tôi thu đƣợc

Một phần của tài liệu Kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ (nghiên cứu trường hợp Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)