Các mặt biểu hiện của kĩ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo

Một phần của tài liệu Kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ (nghiên cứu trường hợp Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội (Trang 30)

2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

2.3.2. Các mặt biểu hiện của kĩ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo

theo tín chỉ

Kĩ năng học tập đƣợc hình thành và phát triển trong suốt quá trình sinh viên học tập ở bậc đại học. Kỹ năng học tập là một khái niệm tƣơng đối rộng, bao trùm hầu hết các hoạt động học tập của sinh viên. Do đó, để đánh giá đƣợc kĩ năng học tập của sinh viên cao hay thấp, chúng tôi đặt ra một số tiêu chí dựa trên cấu trúc của hoạt động học tập. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, chúng tôi tập chung phân tích kĩ năng học tập của sinh viên ở những tiêu chí sau: Những tiêu chí thể hiện kĩ năng lập kế hoạch học tập, những tiêu chí thuộc về kĩ năng hiện thực hoá hoạt động học tập và những tiêu chí thuộc về kĩ năng tự học, tự nghiên cứu. Trong mỗi nhóm tiêu chí, chúng tôi đƣa ra những biểu hiện của từng tiêu chí đó.. Cụ thể:

31 + Kĩ năng lập kế hoạch học tập

Lập kế hoạch học tập là yêu cầu cao đối với sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ. Với tính chất chƣơng trình hoá tới từng sinh viên, toàn bộ quá trình học tập, thời gian, thời lƣợng học tập, chuẩn bị các vấn đề liên quan tới môn học là do mỗi sinh viên tự thực hiện. Trên cơ sở có đƣợc những kĩ năng này, sinh viên mới có thể tiếp tục thực hiện hoạt động học tập một cách có kết quả. Chúng tôi lựa chọn một số biểu hiện của kĩ năng lập kế hoạch học tập dƣới đây làm cơ sở phân tích:

- Xem, nắm bắt kế hoạch năm học của Nhà trƣờng

- Theo dõi sát các thông báo của Nhà trƣờng về kế hoạch đăng ký môn học, lịch thi

- Phối hợp với nhóm bạn để lựa chọn TKB học tập phù hợp

- Tìm hiểu đề cƣơng môn học của các môn học mình đăng ký học trong học kỳ - Sƣu tầm các tài liệu liên quan tới môn học

- Chuẩn bị các bài tập, bài thảo luận, thuyết trình theo yêu cầu của giảng viên - Chuẩn bị các nội dung cho việc thảo luận nhóm

- Xem xét các vấn đề cần trao đổi với giảng viên, bạn bè. + Kĩ năng hiện thực hoá kế hoạch học tập

Kế hoạch học tập đƣợc lập ra nhƣng việc hiện thực hoá kế hoạch học tập ấy là cả một quá trình sinh viên phải nỗ lực hết sức. Nhóm biểu hiện của các vấn đề liên quan tới kĩ năng hiện thực hoá kế hoạch học tập, chúng tôi chọn những biểu hiện dƣới đây:

- Ghi chép đầy đủ bài trên lớp

- Trình bày báo cáo, thuyết trình trên lớp

- Đối thoại, tranh luận những vấn đề mà thầy cô phát vấn ngay trong giờ học - Chủ động thực hiện các nhiệm vụ trong các giờ thảo luận, thực hành

- Phối hợp với các bạn trong nhóm khi đƣợc thầy cô giáo chung một nhiệm vụ - Dành nhiều thời gian đọc tài liệu ở thƣ viện

32 - So sánh các mục tiêu đặt ra ban đầu với kết quả thực hiện đƣợc trong quá trình học tập

- Xem xét, đánh dấu tiến trình học của mình với chƣơng trình đào tạo mình theo học

- Giữ liên hệ thƣờng xuyên với giảng viên, cố vấn học tập. + Nhóm kĩ năng tự học, tự nghiên cứu:

- Hoàn thành các bài kiểm tra, bài thi đúng thời hạn

- Tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học của Trƣờng - Tham gia viết bài hội thảo

- Tham gia viết bài cho tạp chí chuyên ngành - Tham gia đề tài do bạn bè/thầy cô mời - Lƣu giữ kết quả học tập của mình

- Lƣu giữ kết quả đăng ký môn học của mình

2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình hình thành kĩ năng học tập của sinh viên

2.4.1 Yếu tố bên ngoài

Các yếu tố bên ngoài ở đây thuộc về:

- Chƣơng trình đào tạo: Chƣơng trình đào tạo đại học là hệ thống các môn học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học, quy định chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, thái độ (phẩm chất đạo đức), phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phƣơng pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học. Mỗi chƣơng trình đào tạo gắn với một ngành học. Một ngành học với mục tiêu đào tạo, mức chất lƣợng và đặc thù khác nhau có một hoặc nhiều chƣơng trình đào tạo khác nhau với khối lƣợng kiến thức, yêu cầu chất lƣợng và đặc thù tƣơng ứng. Do đó, nó cũng ảnh hƣởng một phần không nhỏ tới việc hình thành và phát triển các kĩ năng học tập của sinh viên.

- Đề cƣơng môn học: đề cƣơng môn học là tài liệu quan trọng trong tổ chức và đào tạo theo tín chỉ. Đây chính là “bản cam kết” của giảng viên giảng

33 dạy cho sinh viên. Trên cơ sở nội dung giảng dạy, những kiến thức, kĩ năng của sinh viên sẽ đƣợc hình thành. Nếu giảng viên tuân thủ đúng theo đề cƣơng môn học, các chuẩn yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, mức độ vận dụng của môn học sẽ phát huy hiệu quả; khi đó cũng đồng nghĩa với việc phát triển các kĩ năng học tập của sinh viên.

- Các điều kiện đảm bảo cho việc hình thành kĩ năng học tập của sinh viên. Những điều kiện này chính là những cơ sở vật chất: giảng đƣờng, thƣ viện, trang thiết bị dạy học, sách, giáo trình, tài liệu tham khảo…Đây chính là những phƣơng tiện nhằm thúc đẩy hoạt động học tập của sinh viên.

- Giảng viên và cố vấn học tập: Hoạt động học tập diễn ra có hiệu quả khi có sự tổ chức giảng dạy của ngƣời dạy và những ngƣời đóng vai trò là cố vấn học tập. Trong đào tạo theo tín chỉ, giảng viên và cố vấn học tập đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kĩ năng học tập của sinh viên, định hƣớng phƣơng pháp học tập cho sinh viên.

2.4.2 Yếu tố bên trong

Các yếu tố chủ quan thuộc về nhận thức, động cơ học tập, tính tích cực học tập của sinh viên.

- Về mặt nhận thức: học tập ở bậc đại học đòi hỏi sinh viên phải hiểu đó là nối tiếp nhiệm vụ học tập suốt đời của mình. Học đại học là học nghề, là tự học. Do vậy, bản thân mỗi sinh viên phải nhận thức rõ ý thức, trách nhiệm của mình khi vào đại học, từ đó tự trang bị, nâng cao các kĩ năng cần thiết cho hoạt động học tập của mình.

- Động cơ động học tập: Nhiệm vụ quan trọng của sinh viên trong quá trình học tập ở bậc đại học đấy chính là việc phải tích lũy tri thức, chuẩn bị nền tảng vững chắc cho nghề nghiệp trong tƣơng lai. Nếu nhƣ sinh viên có động cơ học tập đúng đắn, các đam mê, hứng thú, thái độ đối với hoạt động sẽ dần hình thành và phát huy hiệu quả hoạt động học tập.

- Tính tích cực học tập: Tính tích cực học tập chính là một biểu hiện cao của việc sinh viên có tự rèn luyện các kĩ năng học tập của mình hay không. Và

34 nếu tính tự ý thức luôn thƣờng trực trong mỗi sinh viên sẽ mang lại sự tiến bộ thật sự cho sinh viên trong quá trình học tập tại Nhà trƣờng.

2.5. Cơ sở pháp lý về đào tạo theo tín chỉ 2.5.1. Tín chỉ

Hiện nay có khá nhiều định nghĩa về tín chỉ, ở đây xin nêu cách hiểu đƣợc đề cập trong “Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” ban hành năm 2007 (thƣờng gọi là Quy chế 43): Tín chỉ đƣợc sử dụng để tính khối lƣợng học tập của sinh viên. Một tín chỉ đƣợc qui định bằng 15 tiết học lý thuyết, 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án tốt nghiệp. Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu đƣợc một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.

Theo quy chế 3079, ban hành tháng 10 năm 2010 của ĐHQGHN, khái niệm tín chỉ đƣợc hiểu là: Tín chỉ là đại lƣợng xác định khối lƣợng kiến thức, kỹ năng mà sinh viên tích lũy đƣợc từ môn học trong 15 giờ tín chỉ.

Giờ tín chỉ là đại lƣợng đo thời lƣợng học tập của sinh viên, đƣợc phân thành ba loại theo các hình thức dạy - học và đƣợc xác định nhƣ sau: Một giờ tín chỉ lên lớp bằng 01 tiết lên lớp và 02 tiết tự học; Một giờ tín chỉ thực hành bằng 02 tiết thực hành và 01 tiết tự học; Một giờ tín chỉ tự học bắt buộc bằng 03 tiết tự học bắt buộc nhƣng đƣợc kiểm tra, đánh giá. Đây là khái niệm đƣợc thống nhất trong tòan hệ thống đào tạo của ĐHQGHN.

2.5.2. Hệ thống đào tạo theo tín chỉ ở thế giới và Việt Nam, ở ĐHQGHN hiện nay nay

Xuất phát từ đòi hỏi quy trình đào tạo phải tổ chức sao cho mỗi sinh viên có thể tìm đƣợc cách học thích hợp nhất cho mình, đồng thời trƣờng đại học phải nhanh chóng thích nghi và đáp ứng đƣợc những nhu cầu của thực tiễn cuộc sống, vào năm 1872, Viện Đại học Harvard đã quyết định thay thế hệ thống chƣơng trình đào tạo theo niên chế cứng nhắc bằng hệ thống chƣơng trình mềm dẻo cấu thành bởi các môđun mà mỗi sinh viên có thể lựa chọn một cách rộng

35 rãi. Có thể xem sự kiện đó là điểm mốc khai sinh học chế tín chỉ. Về sau, học chế tín chỉ đƣợc áp dụng rộng rãi ở các nƣớc có nền giáo dục phát triển.

Ở Việt Nam, thập niên cuối của thế kỷ XX, đào tạo tín chỉ đã đƣợc thực

hiện ở một vài trƣờng đại học ở thành phố Hồ Chí Minh 2. Và mặc dù từ năm

học 1993 – 1994, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khuyến khích “các trƣờng đại học cải tiến học chế học phần để có học chế học phần triệt để hơn, hay nói cách khác

là áp dụng học chế tín chỉ kiểu Mỹ” 3. Tuy vậy, trong Luật Giáo dục năm 1998,

khái niệm “Tín chỉ” và phƣơng thức đào tạo tín chỉ cũng chƣa xuất hiện trong luật này. Đến năm 2001, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Quyết định số 31/2001/QĐ-BGDĐT, ngày 30/7/2001 về việc thí điểm tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ.

Năm 2005, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI đã thông qua Luật Giáo dục năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006) thay thế cho Luật Giáo dục ban hành năm 1998. Tại Luật này, phƣơng thức đào tạo theo “hình thức tích lũy tín chỉ” đã chính thức đƣợc công nhận 4

và ghi rõ Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành quy định cụ thể để triển khai.

Tiếp sau đó, ngày 02/11/2005, với Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020,

Chính phủ đã nêu rõ 5

việc chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một trong những nội dung và giải pháp đổi mới giáo dục đại học.

2 Trƣờng Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh, Trƣờng Đại học Đà Lạt, Trƣờng Đại học Cần Thơ, Trƣờng Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Trƣờng Đại học Xây dựng Hà Nội, Trƣờng Đại học Thăng Long (trƣờng dân lập)….

3 TS Lâm Quang Thiệp. Về việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và ở Việt Nam. Báo cáo tại buổi tọa đàm về việc triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ ở ĐHQGHN ngày 12/4/2006. Nguồn: website ĐHQGHN, ngày xem bài 25/11/2010 tại địa chỉ:

http://www.bulletin.vnu.edu.vn/ttsk/Vietnamese/C1736/C1750/C1880/2006/05/N10148/?35

4 Lƣu ý thêm là cũng trong Luật này, khái niệm « Kiểm định chất lƣợng giáo dục” đƣợc quy định lần đầu (so với Luật Giáo dục năm 1998) tại Điều 17

5 “Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích luỹ kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài.”

36 Ngày 26/6/2006, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành “Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy” tại Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT với phạm vi áp dụng cho các trƣờng “thực hiện theo học chế mềm dẻo kết hợp niên chế với học phần”

Ngày 15/8/2007, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành “Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT với phạm vi áp dụng cho các trƣờng “thực hiện theo hình thức tích lũy tín chỉ”, với quy định về đào tạo tín chỉ toàn diện hơn so với Quy chế ban hành năm 2006.

Nhƣ vậy, nếu tính từ năm 1993, khi Trƣờng Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu đào tạo theo tín chỉ thì phải trải qua 14 năm, phƣơng thức đào tạo này mới có đƣợc quy định pháp lý cơ bản để vận hành. Điều cần nhấn mạnh rằng, tiến trình xây dựng các quy chế đào tạo tín chỉ luôn nằm trong lộ trình đổi mới và nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học. Điều đó nói nên rằng, phƣơng thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ không phải là mục đích mà giáo dục đại học Việt Nam hƣớng tới mà là một giải pháp đƣợc lựa chọn để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục đại học.

Học chế tín chỉ đƣợc truyền bá nhanh chóng và áp dụng rộng rãi nhờ có nhiều ƣu điểm. Có thể tóm tắt các ƣu điểm chính của nó nhƣ sau: + Có hiệu quả đào tạo cao:

Học chế tín chỉ cho phép ghi nhận kịp thời tiến trình tích luỹ kiến thức và kỹ năng của sinh viên để dẫn đến văn bằng. Với học chế này, sinh viên đƣợc chủ động thiết kế kế hoạch học tập cho mình, đƣợc quyền lựa chọn cho mình tiến độ học tập thích hợp với khả năng, sở trƣờng và hoàn cảnh riêng của mình. Điều đó đảm bảo cho quá trình đào tạo trong các trƣờng đại học trở nên mềm dẻo hơn, đồng thời cũng tạo khả năng cho việc thiết kế chƣơng trình liên thông giữa các cấp đào tạo đại học và giữa các ngành đào tạo khác nhau.

Học chế tín chỉ cho phép ghi nhận cả những kiến thức và khả năng tích luỹ đƣợc ngoài trƣờng lớp để dẫn tới văn bằng, khuyến khích sinh viên từ nhiều

37 nguồn gốc khác nhau có thể tham gia học đại học một cách thuận lợi. Về phƣơng diện này có thể nói học chế tín chỉ là một trong những công cụ quan trọng để chuyển từ nền đại học mang tính tinh hoa (elitist) thành nền đại học mang tính đại chúng (mass).

+ Có tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao:

Với học chế tín chỉ, sinh viên có thể chủ động ghi tên học các học phần khác nhau dựa theo những quy định chung về cơ cấu và khối lƣợng của từng lĩnh vực kiến thức. Nó cho phép sinh viên dễ dàng thay đổi ngành chuyên môn trong tiến trình học tập khi thấy cần thiết mà không phải học lại từ đầu. Với học chế tín chỉ, các trƣờng đại học có thể mở thêm ngành học mới một cách dễ dàng khi nhận đƣợc tín hiệu về nhu cầu của thị trƣờng lao động và tình hình lựa chọn ngành nghề của sinh viên.

Học chế tín chỉ cung cấp cho các trƣờng đại học một ngôn ngữ chung, tạo

Một phần của tài liệu Kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ (nghiên cứu trường hợp Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)