Khái niệm về sinh viên

Một phần của tài liệu Kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ (nghiên cứu trường hợp Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội (Trang 27)

2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

2.3.1 Khái niệm về sinh viên

Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng La tinh là “student” có nghĩa là những ngƣời làm việc và học tập tích cực, tìm hiểu và khai thác tri thức khoa học.

Theo I.X Kôn thì: sinh viên là một bộ phận của thanh niên, mặt khác lại là một bộ phận của giới tri thức.

Có thể nói, sinh viên là một nhóm xã hội đặc thù, nhóm xã hội này vừa mang những đặc điểm chung của tầng lớp thanh niên và những đặc điểm riêng của mình. Cụ thể:

- Sinh viên là danh từ chung chỉ những ngƣời đang theo học ở các trƣờng đại học, cao đẳng hay trung học chuyên nghiệp.

28 - Sinh viên đƣợc xác định là những thanh niên độ tuổi từ 17- 18 đến 24 tuổi. Lứa tuổi này về mặt sinh lý, thể chất có sự phát trỉên tƣơng đối ổn định sau những biến đổi ở lứa tuổi dậy thì. Đặc biệt trong hoạt động thần kinh cấp cao đã đạt đến mức độ trƣởng thành.

+ Về mặt trí tuệ: sự phát triển có tính chất bƣớc ngoặt là khả năng tƣ duy sâu sắc và mở rộng, năng lực giải quyết những nhiệm vụ trí tuệ ngày một khó khăn hơn, khả năng lĩnh hội tri thức, chú ý, hay ghi nhớ hay lập luận lôgíc chặt chẽ hơn. Đặc biệt thời kì này, sinh viên đã phát triển khả năng hình thành ý trừu tƣợng, khả năng phán đoán, có nhu cầu học tập, trau dồi thêm nhiều kiến thức đa dạng phong phú về xã hội, về nghề nghiệp…( tính nhạy bén cao độ) là một trong những đặc trƣng cơ bản của sự phát triển trí tuệ trong thời kỳ này, khả năng giải thích và gán ý nghĩa cho những ấn tƣợng cảm tính nhờ vào kinh nghiệm và kiến thức đã có trƣớc đây. Sự phát triển trí tuệ cộng với óc quan sát tích cực và nghiêm túc sẽ tạo ở sinh viên khả năng sáng tạo ra cách thức lĩnh hội hay sự phát hiện, giải quyết vấn đề.

Để có thể trở thành một chuyên gia về một lĩnh vực nhất định, ngoài việc nắm vững và có thể vận dụng những tri thức đã có, sinh viên phải thƣờng xuyên tìm kiếm và nắm bắt các tri thức khoa học, có tính cập nhật do đó đặc trƣng chính trong họat động học tập của sinh viên là sự căng thẳng về trí tuệ, có sự phối hợp nhiều thao tác tƣ duy: phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tƣợng hoá, khái quát hoá….

+ Về mặt nhân cách: ở thời kì này có cơ sở là sự ổn định về mặt sinh lý và sự bắt đầu bƣớc vào một phạm vi hoạt động lao động nhất định. Thời kỳ này đựơc coi là một quá trình biện chứng bao gồm sự nảy sinh và giải quyết các mâu thuẫn, quá trình chuyển các yêu cầu từ bên ngoài thành yêu cầu về bản thân. Những mâu thuẫn nảy sinh và cần đƣợc giải quyết trong thời kì này đó là: mâu thuẫn giữa ƣớc mơ với điều kiện và kinh nghiệm để thực hiện ƣớc mơ, mâu thuẫn giữa khối lƣợng thông tin vô cùng phong phú với khả năng và điều kiện xử lý thông tin.

29 Sự phát triển nhân cách đƣợc diễn ra theo xu hƣớng cơ bản sau:

- Niềm tin, xu hƣớng nghề nghiệp và các năng lực cần thiết đƣợc củng cố và phát triển.

- Các quá trình tâm lý đặc biệt là quá trình nhận thức đƣợc “nghề nghiệp hoá”. Quá trình hình thành thế giới quan với việc nắm vững các giá trị, tiêu chuẩn về nghề nghiệp và có ý thức nghề nghiệp.

- Nhận thức về nghĩa vụ, trách nhiệm, tính độc lập đƣợc nâng cao, cá tính và lập trƣờng sống của sinh viên đƣợc bộc lộ rõ nét.

- Có kì vọng cao đối với nghề nghiệp trong tƣơng lai.

- Sự trƣởng thành về mặt xã hội, tinh thần đạo đức, những phẩm chất nghề nghiệp và có sự ổn định chung về nhân cách sinh viên.

- Khả năng tự giáo dục của sinh viên đƣợc nâng cao.

- Tính độc lập và sự sẵn sàng đối với hoạt động nghề nghiệp, tƣơng lai đƣợc củng cố. Đó là kế hoạch chuẩn bị tham gia vào một phạm vi cơ bản của đời sống, tham gia vào một cộng đồng nghề nghiệp nào đó.

+ Trong đời sống tình cảm: ở thời kì này, xuất hiện nhiều cảm xúc mới về nghề nghiệp, cảm xúc…Thƣờng ở lứa tuổi này, xúc cảm tình cảm đã mang tính ổn định tƣơng đối. Tuy nhiên, trong những trƣờng hợp do hạn chế về khả năng giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh đã dẫn đến những xúc cảm tình cảm tiêu cực và có những biểu hiện hành vi ứng xử chƣa phù hợp với các giá trị chuẩn mực, lứa tuổi này thƣờng chú ý đến “cái tôi” của mình và muốn thể hiện tính độc lập, tự giải quyết các công việc, có thể nói đây là lứa tuổi có tính chất chuyển tiếp từ tuổi “trẻ con” sang “ngƣời lớn”, từ cuộc sống phụ thuộc sang cuộc sống tự lập. Sự phát triển về mặt nhận thức cũng nhƣ sự tự ý thức về bản thân làm cho họ biết cách thể hiện hay kiềm chế các xúc cảm của tình cảm để phù hợp và thích nghi với hoàn cảnh. Họ có thể nắm bắt đƣợc các sắc tái rung động của bản thân, của ngƣời khác một cách tinh tế, chính xác nhờ vào kinh nghiệm cũng nhƣ khả năng tƣ duy lập luận logíc có cơ sở.

30 Thanh niên thƣờng có thái độ không tán đồng hay phủ nhận uy tín, giá trị nào đó mà họ luôn phải chấp nhận, chỉ có giá trị nào có cơ sở vững chắc tạo cho họ niềm tin thì mới có thể thuyết phục đƣợc và tác động đến nhận thức, tình cảm, hành vi của họ.

Theo B.G Ananhiev: lứa tuổi sinh viên là thời kì tích cực nhất về mặt tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, là giai đoạn hình thành và ổn định tính cách, đặc biệt họ có vai trò xã hội của ngƣời lớn, sinh viên có kế hoạch riêng cho hoạt động của mình, độc lập trong phán đoán và hành vi. Đây là thời kì có nhiều biến đổi mạnh mẽ về động cơ, thang giá trị xã hội. Họ xác định con đƣờng sống tƣơng lai, tích cực nắm vững nghề nghiệp và bắt đầu thể hiện mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Nhƣ vậy, sinh viên - những ngƣời đang học tập tại các trƣờng Đại học, cao đẳng hay trung học chuyên nghiệp trƣớc hết là những con ngƣời tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học vào việc giải quyết các vấn đề lý luận hay thực tiễn trong cuộc sống, đồng thời, quá trình này, sinh viên cũng hình thành và rèn luyện các phẩm chất, năng lực mới chuẩn bị cho nghề nghiệp tƣơng lai của mình.

Một phần của tài liệu Kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ (nghiên cứu trường hợp Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)