Yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu Kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ (nghiên cứu trường hợp Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội (Trang 33)

2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

2.4.2Yếu tố bên trong

Các yếu tố chủ quan thuộc về nhận thức, động cơ học tập, tính tích cực học tập của sinh viên.

- Về mặt nhận thức: học tập ở bậc đại học đòi hỏi sinh viên phải hiểu đó là nối tiếp nhiệm vụ học tập suốt đời của mình. Học đại học là học nghề, là tự học. Do vậy, bản thân mỗi sinh viên phải nhận thức rõ ý thức, trách nhiệm của mình khi vào đại học, từ đó tự trang bị, nâng cao các kĩ năng cần thiết cho hoạt động học tập của mình.

- Động cơ động học tập: Nhiệm vụ quan trọng của sinh viên trong quá trình học tập ở bậc đại học đấy chính là việc phải tích lũy tri thức, chuẩn bị nền tảng vững chắc cho nghề nghiệp trong tƣơng lai. Nếu nhƣ sinh viên có động cơ học tập đúng đắn, các đam mê, hứng thú, thái độ đối với hoạt động sẽ dần hình thành và phát huy hiệu quả hoạt động học tập.

- Tính tích cực học tập: Tính tích cực học tập chính là một biểu hiện cao của việc sinh viên có tự rèn luyện các kĩ năng học tập của mình hay không. Và

34 nếu tính tự ý thức luôn thƣờng trực trong mỗi sinh viên sẽ mang lại sự tiến bộ thật sự cho sinh viên trong quá trình học tập tại Nhà trƣờng.

2.5. Cơ sở pháp lý về đào tạo theo tín chỉ 2.5.1. Tín chỉ

Hiện nay có khá nhiều định nghĩa về tín chỉ, ở đây xin nêu cách hiểu đƣợc đề cập trong “Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” ban hành năm 2007 (thƣờng gọi là Quy chế 43): Tín chỉ đƣợc sử dụng để tính khối lƣợng học tập của sinh viên. Một tín chỉ đƣợc qui định bằng 15 tiết học lý thuyết, 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án tốt nghiệp. Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu đƣợc một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.

Theo quy chế 3079, ban hành tháng 10 năm 2010 của ĐHQGHN, khái niệm tín chỉ đƣợc hiểu là: Tín chỉ là đại lƣợng xác định khối lƣợng kiến thức, kỹ năng mà sinh viên tích lũy đƣợc từ môn học trong 15 giờ tín chỉ.

Giờ tín chỉ là đại lƣợng đo thời lƣợng học tập của sinh viên, đƣợc phân thành ba loại theo các hình thức dạy - học và đƣợc xác định nhƣ sau: Một giờ tín chỉ lên lớp bằng 01 tiết lên lớp và 02 tiết tự học; Một giờ tín chỉ thực hành bằng 02 tiết thực hành và 01 tiết tự học; Một giờ tín chỉ tự học bắt buộc bằng 03 tiết tự học bắt buộc nhƣng đƣợc kiểm tra, đánh giá. Đây là khái niệm đƣợc thống nhất trong tòan hệ thống đào tạo của ĐHQGHN.

2.5.2. Hệ thống đào tạo theo tín chỉ ở thế giới và Việt Nam, ở ĐHQGHN hiện nay nay

Xuất phát từ đòi hỏi quy trình đào tạo phải tổ chức sao cho mỗi sinh viên có thể tìm đƣợc cách học thích hợp nhất cho mình, đồng thời trƣờng đại học phải nhanh chóng thích nghi và đáp ứng đƣợc những nhu cầu của thực tiễn cuộc sống, vào năm 1872, Viện Đại học Harvard đã quyết định thay thế hệ thống chƣơng trình đào tạo theo niên chế cứng nhắc bằng hệ thống chƣơng trình mềm dẻo cấu thành bởi các môđun mà mỗi sinh viên có thể lựa chọn một cách rộng

35 rãi. Có thể xem sự kiện đó là điểm mốc khai sinh học chế tín chỉ. Về sau, học chế tín chỉ đƣợc áp dụng rộng rãi ở các nƣớc có nền giáo dục phát triển.

Ở Việt Nam, thập niên cuối của thế kỷ XX, đào tạo tín chỉ đã đƣợc thực

hiện ở một vài trƣờng đại học ở thành phố Hồ Chí Minh 2. Và mặc dù từ năm

học 1993 – 1994, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khuyến khích “các trƣờng đại học cải tiến học chế học phần để có học chế học phần triệt để hơn, hay nói cách khác

là áp dụng học chế tín chỉ kiểu Mỹ” 3. Tuy vậy, trong Luật Giáo dục năm 1998,

khái niệm “Tín chỉ” và phƣơng thức đào tạo tín chỉ cũng chƣa xuất hiện trong luật này. Đến năm 2001, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Quyết định số 31/2001/QĐ-BGDĐT, ngày 30/7/2001 về việc thí điểm tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ.

Năm 2005, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI đã thông qua Luật Giáo dục năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006) thay thế cho Luật Giáo dục ban hành năm 1998. Tại Luật này, phƣơng thức đào tạo theo “hình thức tích lũy tín chỉ” đã chính thức đƣợc công nhận 4

và ghi rõ Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành quy định cụ thể để triển khai.

Tiếp sau đó, ngày 02/11/2005, với Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020,

Chính phủ đã nêu rõ 5

việc chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một trong những nội dung và giải pháp đổi mới giáo dục đại học.

2 Trƣờng Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh, Trƣờng Đại học Đà Lạt, Trƣờng Đại học Cần Thơ, Trƣờng Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Trƣờng Đại học Xây dựng Hà Nội, Trƣờng Đại học Thăng Long (trƣờng dân lập)….

3 TS Lâm Quang Thiệp. Về việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và ở Việt Nam. Báo cáo tại buổi tọa đàm về việc triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ ở ĐHQGHN ngày 12/4/2006. Nguồn: website ĐHQGHN, ngày xem bài 25/11/2010 tại địa chỉ:

http://www.bulletin.vnu.edu.vn/ttsk/Vietnamese/C1736/C1750/C1880/2006/05/N10148/?35

4 Lƣu ý thêm là cũng trong Luật này, khái niệm « Kiểm định chất lƣợng giáo dục” đƣợc quy định lần đầu (so với Luật Giáo dục năm 1998) tại Điều 17

5 “Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích luỹ kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài.”

36 Ngày 26/6/2006, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành “Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy” tại Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT với phạm vi áp dụng cho các trƣờng “thực hiện theo học chế mềm dẻo kết hợp niên chế với học phần”

Ngày 15/8/2007, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành “Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT với phạm vi áp dụng cho các trƣờng “thực hiện theo hình thức tích lũy tín chỉ”, với quy định về đào tạo tín chỉ toàn diện hơn so với Quy chế ban hành năm 2006.

Nhƣ vậy, nếu tính từ năm 1993, khi Trƣờng Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu đào tạo theo tín chỉ thì phải trải qua 14 năm, phƣơng thức đào tạo này mới có đƣợc quy định pháp lý cơ bản để vận hành. Điều cần nhấn mạnh rằng, tiến trình xây dựng các quy chế đào tạo tín chỉ luôn nằm trong lộ trình đổi mới và nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học. Điều đó nói nên rằng, phƣơng thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ không phải là mục đích mà giáo dục đại học Việt Nam hƣớng tới mà là một giải pháp đƣợc lựa chọn để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục đại học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học chế tín chỉ đƣợc truyền bá nhanh chóng và áp dụng rộng rãi nhờ có nhiều ƣu điểm. Có thể tóm tắt các ƣu điểm chính của nó nhƣ sau: + Có hiệu quả đào tạo cao:

Học chế tín chỉ cho phép ghi nhận kịp thời tiến trình tích luỹ kiến thức và kỹ năng của sinh viên để dẫn đến văn bằng. Với học chế này, sinh viên đƣợc chủ động thiết kế kế hoạch học tập cho mình, đƣợc quyền lựa chọn cho mình tiến độ học tập thích hợp với khả năng, sở trƣờng và hoàn cảnh riêng của mình. Điều đó đảm bảo cho quá trình đào tạo trong các trƣờng đại học trở nên mềm dẻo hơn, đồng thời cũng tạo khả năng cho việc thiết kế chƣơng trình liên thông giữa các cấp đào tạo đại học và giữa các ngành đào tạo khác nhau.

Học chế tín chỉ cho phép ghi nhận cả những kiến thức và khả năng tích luỹ đƣợc ngoài trƣờng lớp để dẫn tới văn bằng, khuyến khích sinh viên từ nhiều

37 nguồn gốc khác nhau có thể tham gia học đại học một cách thuận lợi. Về phƣơng diện này có thể nói học chế tín chỉ là một trong những công cụ quan trọng để chuyển từ nền đại học mang tính tinh hoa (elitist) thành nền đại học mang tính đại chúng (mass).

+ Có tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao:

Với học chế tín chỉ, sinh viên có thể chủ động ghi tên học các học phần khác nhau dựa theo những quy định chung về cơ cấu và khối lƣợng của từng lĩnh vực kiến thức. Nó cho phép sinh viên dễ dàng thay đổi ngành chuyên môn trong tiến trình học tập khi thấy cần thiết mà không phải học lại từ đầu. Với học chế tín chỉ, các trƣờng đại học có thể mở thêm ngành học mới một cách dễ dàng khi nhận đƣợc tín hiệu về nhu cầu của thị trƣờng lao động và tình hình lựa chọn ngành nghề của sinh viên.

Học chế tín chỉ cung cấp cho các trƣờng đại học một ngôn ngữ chung, tạo thuận lợi cho sinh viên khi cần chuyển trƣờng cả trong nƣớc cũng nhƣ ngoài nƣớc.

+ Đạt hiệu quả cao về mặt quản lý và giảm giá thành đào tạo:

Với học chế tín chỉ, kết quả học tập của sinh viên đƣợc tính theo từng học phần chứ không phải theo năm học, do đó việc hỏng một học phần nào đó không cản trở quá trình học tiếp tục, sinh viên không bị buộc phải quay lại học từ đầu. Chính vì vậy giá thành đào tạo theo học chế tín chỉ thấp hơn so với đào tạo theo niên chế.

Nếu triển khai học chế tín chỉ các trƣờng đại học lớn đa lĩnh vực có thể tổ chức những môn học chung cho sinh viên nhiều trƣờng, nhiều khoa, tránh các môn học trùng lặp ở nhiều nơi; ngoài ra sinh viên có thể học những môn học lựa chọn ở các khoa khác nhau. Cách tổ chức nói trên cho phép sử dụng đƣợc đội ngũ giảng viên giỏi nhất và phƣơng tiện tốt nhất cho từng môn học. Kết hợp với học chế tín chỉ, nếu trƣờng đại học tổ chức thêm những kỳ thi đánh giá kiến thức và kỹ năng của ngƣời học tích luỹ đƣợc bên ngoài nhà trƣờng hoặc bằng con đƣờng tự học để cấp cho họ một tín chỉ tƣơng đƣơng, thì sẽ tạo thêm cơ hội cho

38 họ đạt văn bằng đại học. ở Mỹ trên một nghìn trƣờng đại học chấp nhận cung cấp tín chỉ cho những kiến thức và kỹ năng mà ngƣời học đã tích luỹ đƣợc ngoài nhà trƣờng.

Với quyết tâm xây dựng trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lƣợng cao từng bƣớc đạt chuẩn khu vực và chuẩn quốc tế, ĐHQGHN đã sớm có chủ trƣơng về việc chuyển đổi sang học chế tín chỉ. Chủ trƣơng đó đƣợc thể hiện qua các văn bản sau:

+ Chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết của Đảng uỷ ĐHQGHN về lộ trình đƣa chất lƣợng đào tạo đạt chuẩn khu vực, từng bƣớc đạt chuẩn quốc tế, ban hành theo quyết định số 192/ĐT ngày 10/7/2003 của Giám đốc ĐHQGHN: " Các nội dung và giải pháp chính: …6. Đổi mới công tác quản lý đào tạo: … 6.3. Thí điểm và từng bƣớc mở rộng đào tạo theo hệ thống tín chỉ";

+ Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ ĐHQGHN tại Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ III (25/10/2005): "Chỉ đạo các đơn vị xây dựng đề án đào tạo theo học chế tín chỉ, triển khai thí điểm để rút kinh nghiệm, chuẩn bị các phƣơng tiện, thiết bị, tài liệu, giảng đƣờng, phần mềm quản lý đào tạo … trƣớc khi nhân rộng";

+ Bộ Tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng đơn vị đào tạo ĐHQGHN (ban hành theo Quyết định của Giám đốc ĐHQGHN số 05/QĐ-KĐCL ký ngày 13/12/2005: Tiêu chẩn 4, tiêu chí 2 quy định “chuyển quy trình tổ chức đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ”; có 4 mức, trong đó mức 1 và mức 2 nhƣ quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo; mức 3 và mức 4 là quy định riêng của ĐHQGHN (để đạt mức 3 đơn vị đào tạo phải “tham gia các cam kết về chuyển đổi tín chỉ với các trƣờng đại học trong khối ASEAN” và để đạt mức 4 đơn vị đào tạo phải “có quan hệ công nhận chuyển đổi tín chỉ với một số trƣờng đại học uy tín trên thế giới”);

Nhƣ vậy, Nghị quyết Đại học III của Đảng bộ ĐHQGHN (10/2005) về xây dựng các đề án chuyển đổi đào tạo tín chỉ ở các đơn vị thành viên là việc triển

39 khai kịp thời Luật Giáo dục 2005, Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2006 – 2020.

Năm 2003, trong “6 chƣơng trình chuẩn hóa, hiện đại hóa các hoạt động của trƣờng Đại học KHXH&NV giai đoạn 2003 – 2010” đã xác định “thực hiện quy trình đào tạo linh hoạt, từng bƣớc chuyển quy trình đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ…” với tính cách là một trong những giải pháp để thực hiện chƣơng trình 3 về đổi mới các hoạt động đào tạo, nâng cao chất lƣợng đào tạo đại học và sau đại học.

Trong 2 năm tiếp theo, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã tổ chức nhiều đoàn cán bộ đi khảo sát, học tập kinh nghiệm tổ chức đào tạo tín chỉ ở nhiều trƣờng đại học thuộc các tỉnh phía Nam và ở một số nƣớc trong khu vực nhƣ Thái Lan, Singapore, Malaysia… Tháng 11/2005, Trƣờng bắt đầu triển khai các hoạt động tập huấn cho đội ngũ cán bộ, giảng viên toàn Trƣờng về học chế tín chỉ từ những nội dung căn bản nhất để nâng cao nhận thức và thống nhất cách hiểu về phƣơng thức đào tạo mới này. Sau đó, nhiều chuyên gia nƣớc ngoài đã đƣợc mời đến trƣờng tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm đào tạo tín chỉ cho cán bộ và giảng viên nhà trƣờng.

Trong năm học 2005 – 2006 và 2006 - 2007, Đảng ủy Nhà trƣờng đã ban hành Nghị quyết về chuyển đổi đào tạo theo tín chỉ, Nhà trƣờng đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai “Đề án chuyển đổi phƣơng thức đào tạo đại học theo tín chỉ tại trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn”, tiến hành chuyển đổi các chƣơng trình đào tạo niên chế sang tín chỉ, biên soạn đề cƣơng môn học, xây dựng quy định đào tạo đại học theo tín chỉ ở Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, xây dựng đội ngũ cố vấn học tập, tìm hiểu phần mềm quản lý đào tạo tín chỉ và đề xuất với ĐHQGHN đầu tƣ, xây dựng phƣơng thức thu học phí theo tín chỉ môn học, rà soát hệ thống học liệu và sắp xếp tổ chức lại nhân sự, quy trình làm việc của phòng Đào tạo …. Đó là những công việc chính phải chuẩn bị cho đào tạo tín chỉ từ năm học 2007 – 2008.

40 Năm học 2007 – 2008, Nhà trƣờng quyết nghị tổ chức đào tạo theo tín chỉ trong đó, có 02 khóa (QH2005, QH2004) tiếp tục học theo niên chế; 01 khóa đã học xong 1 năm học (QH2006) thì áp dụng chƣơng trình đào tạo, giảng dạy, kiểm tra – đánh giá, quản lý học vụ theo tín chỉ … chỉ có thời khóa biểu và học

Một phần của tài liệu Kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ (nghiên cứu trường hợp Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội (Trang 33)