Các hoạt động thực hiện lập kế hoạch học tập

Một phần của tài liệu Kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ (nghiên cứu trường hợp Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội (Trang 53)

2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

3.1.2. Các hoạt động thực hiện lập kế hoạch học tập

Giữa nhận thức với hành động luôn cần có mối quan hệ biện chứng với nhau. Do đó, khi tìm hiểu về việc lập kế hoạch học tập của sinh viên, chúng tôi đặt ra một loạt các items khác nhau liên quan tới vấn đề này nhằm khảo sát, đánh giá việc lập kế hoạch học tập của sinh viên nhƣ thế nào. Trong hoạt động lập kế hoạch học tập, chúng tôi lựa chọn các vấn đề sau để làm căn cứ đánh giá mức độ kĩ năng lập kế hoạch học tập của sinh viên:

- Xem, nắm bắt kế hoạch năm học của Nhà trƣờng

- Theo dõi sát các thông báo của Nhà trƣờng về kế hoạch đăng ký môn học, lịch thi

54 - Phối hợp với nhóm bạn để lựa chọn TKB học tập phù hợp

- Tìm hiểu đề cƣơng môn học của các môn học mình đăng ký học trong học kỳ - Sƣu tầm các tài liệu liên quan tới môn học

- Chuẩn bị các bài tập, bài thảo luận, thuyết trình theo yêu cầu của giảng viên - Chuẩn bị các nội dung cho việc thảo luận nhóm

- Xem xét các vấn đề cần trao đổi với giảng viên, bạn bè.

Với câu hỏi đặt ra, khi thực hiện các hoạt động trên, mức độ tham gia vào quá trình thực hiện của bạn nhƣ thế nào? Kết quả khảo sát thu đƣợc số liệu sau:

Bảng 3.3. Hoạt động lập kế hoạch của sinh viên trong quá trình học tập

Hoạt động Mức độ TB Rất thƣờng xuyên Thƣờng

xuyên Hiếm khi

Không bao giờ

N % N % N % N %

Xem, nắm bắt kế hoạch năm

học của Nhà trƣờng 159 40.5 154 39.2 78 19.8 2 0.5 1.8

Theo dõi sát các thông báo của Nhà trƣờng về kế hoạch đăng ký môn học, lịch thi

210 53.6 150 38.3 32 8.2 0 0 1.5

Phối hợp với nhóm bạn để lựa chọn TKB học tập phù hợp

194 45.5 150 38.3 40 10.2 8 2.0 1.8

Tìm hiểu đề cƣơng môn học của các môn học mình đăng ký học trong học kỳ

161 41.1 189 48.2 29 7.4 13 3.3 1.7

Sƣu tầm các tài liệu liên

quan tới môn học 155 39.3 212 53.8 27 6.9 0 0 1.6

Chuẩn bị các bài tập, bài thảo luận, thuyết trình theo yêu cầu của giảng viên

152 38.7 198 50.4 37 9.4 6 1.5 1.7

55 Hoạt động Mức độ TB Rất thƣờng xuyên Thƣờng

xuyên Hiếm khi

Không bao giờ

N % N % N % N %

việc thảo luận nhóm

Xem xét các vấn đề cần trao

đổi với giảng viên, bạn bè 150 38.1 198 50.3 44 11.2 2 0.5 1.7

Theo số liệu thu đƣợc, với hoạt động “Xem, nắm bắt kế hoạch năm học của Nhà trƣờng”, phần lớn sinh viên đƣợc hỏi cho biết rất thƣờng xuyên và thƣờng xuyên lƣu ý vấn đề này (tỉ lệ % lần lƣợt là 40.5% và 39.2%). Tuy nhiên, cũng có một phần nhỏ sinh viên hiếm khi chú ý những kế hoạch năm học do Nhà trƣờng đƣa ra (19.8%). Trong hoạt động học tập, đặc biệt là trong đào tạo theo tín chỉ, vấn đề đăng ký môn học, lịch thi luôn là vấn đề nóng bỏng, thu hút sinh viên vào cuộc. Vì vậy, khi “Theo dõi sát các thông báo của Nhà trƣờng về kế hoạch đăng ký môn học, lịch thi” tỉ lệ lớn sinh viên rất thƣờng xuyên lƣu ý hoạt động này (53.6%), mức thƣờng xuyên là 38.3% và không có sinh viên nào trả lời là không bao giờ quan tâm tới. Mặc dù vậy, vẫn có một tỉ lệ nhỏ (8.2%) sinh viên ít chú ý tới các kế hoạch này.

Đào tạo theo tín chỉ, hoạt động “Phối hợp với nhóm bạn để lựa chọn TKB học tập phù hợp” cũng nổi lên nhƣ một vấn đề đáng quan tâm. Việc có đƣợc một thời khoá biểu học tập phù hợp, kết nối đựơc nhóm bạn để đăng ký học nghĩa là sinh viên đã xây dựng đƣợc cho mình một kế hoạch học tập hợp lý, vừa duy trì cân đối thời gian học tập và tổ chức cuộc sống. Thời khoá biểu học tập còn ảnh hƣởng tới cả quá trình hiện thực hoá các hoạt động học tập của sinh viên nhƣ việc hoàn thiện chƣơng trình học tập của mình ở đại học, tốt nghiệp sớm, đúng hoặc muộn hơn so với thời gian học tập bình thƣờng là 4 năm đại học. Tỉ lệ sinh viên rất thƣờng xuyên lƣu ý tới hoạt động này là 45.5%, mức thƣờng xuyên là 38.3%. Cũng có tỉ lệ tƣơng đối sinh viên ít chú ý tới hoạt động này (10.2%) và 2.0% sinh viên cho rằng không bao giờ quan tâm tới.

56 Với hoạt động “Tìm hiểu đề cƣơng môn học của các môn học mình đăng ký học trong học kỳ” tỉ lệ sinh viên rất thƣờng xuyên quan tâm tới là 41.1%, ở mức thƣờng xuyên là 48.2%, mức hiếm khi là 7.4% và mức không bao giờ là 3.3%. Đề cƣơng môn học là tài liệu quan trọng giúp sinh viên học tập tốt môn học trong đào tạo theo tín chỉ. Đây cũng là tài liệu bắt buộc yêu cầu giảng viên phải cung cấp cho sinh viên trong quá trình giảng dạy. Mặc dù vậy, vẫn tồn tại một phần trăm nhỏ sinh viên ít khi hoặc không bao giờ quan tâm tới đề cƣơng môn học.

Trong hoạt động “Sƣu tầm các tài liệu liên quan tới môn học” ở mức độ rất thƣờng xuyên, tỉ lệ sinh viên trả lời là 39.3%, mức độ thƣờng xuyên là 53.8% còn mức hiếm khi là 6.9%, không có sinh viên nào cho biết mình không bao giờ quan tâm tới việc sƣu tầm tài liệu liên quan tới môn học.

Với nhóm các hoạt động liên quan tới việc “Chuẩn bị các bài tập, bài thảo luận, thuyết trình theo yêu cầu của giảng viên” và “Chuẩn bị các nội dung cho việc thảo luận nhóm” cũng nhƣ “Xem xét các vấn đề cần trao đổi với giảng viên, bạn bè” thì tỉ lệ phần trăm sinh viên tham gia trả lời ở mức rất thƣờng xuyên và thƣờng xuyên tƣơng đối cao. Khi áp dụng đào tạo theo tín chỉ, những hoạt động chuẩn bị cho hoạt động học tập trên lớp rất quan trọng. Mức độ đòi hỏi của giảng viên, yêu cầu về môn học đối với sinh viên ngày càng cao. Do vậy, nó đã có tác dụng mạnh tới sinh viên khi cần thiết phải đạt đƣợc các hoạt động này trƣớc khi lên lớp, đăng ký học vào một môn học nào đó.

Điểm trung bình của các items này tƣơng đối đồng nhất trong khoảng từ 1.6 đến 1.8. Điều đó cho thấy, mức độ thực hiện các hoạt động trên của sinh viên tƣơng đối đều nhau và nằm trong phổ biến trong ngƣỡng rất thƣờng xuyên và thƣờng xuyên.

Tóm lại, với những vấn đề chúng tôi đặt ra trong chùm các hoạt động liên quan tới hoạt động lập kế hoạch học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ, kết quả số liệu thu đƣợc cho thấy sinh viên đã rất quan tâm và thực hiện những hoạt động này.

57 3.1.3 Các hoạt động thực hiện tổ chức hoạt động học tập

Ngoài việc xây dựng đƣợc một kế hoạch học tập hợp lý, sinh viên cần có đƣợc kĩ năng tổ chức hoạt động học tập của mình, làm hiện thực hoá kế hoạch học tập đã đề ra. Hoạt động tổ chức học tập của sinh viên trong môi trƣờng đại học rất phong phú. Tuy nhiên, ở giới hạn của đề tài, chúng tôi chủ yếu tập trung khai thác ở những hoạt động đƣợc cho là quan trọng đối với sinh viên. Cụ thể bao gồm các hoạt động:

- Ghi chép đầy đủ bài trên lớp

- Trình bày báo cáo, thuyết trình trên lớp

- Đối thoại, tranh luận những vấn đề mà thầy cô phát vấn ngay trong giờ học - Chủ động thực hiện các nhiệm vụ trong các giờ thảo luận, thực hành

- Phối hợp với các bạn trong nhóm khi đƣợc thầy cô giáo chung một nhiệm vụ - Dành nhiều thời gian đọc tài liệu ở thƣ viện

- Dành nhiều thời gian đọc tài liệu phục vụ học tập trên mạng Internet

- So sánh các mục tiêu đặt ra ban đầu với kết quả thực hiện đƣợc trong quá trình học tập

- Xem xét, đánh dấu tiến trình học của mình với chƣơng trình đào tạo mình theo học

- Giữ liên hệ thƣờng xuyên với giảng viên, cố vấn học tập.

Với những hoạt động này, chúng tôi đặt ra câu hỏi để sinh viên trả lời. Kết quả thu đƣợc bảng số liệu sau:

Bảng 3.4. Các hoạt động tổ chức hoạt động học tập của sinh viên

Hoạt động Mức độ TB Rất thƣờng xuyên Thƣờng

xuyên Hiếm khi

Không bao giờ

N % N % N % N %

Ghi chép đầy đủ bài học trên

lớp 11 2.9 115 30.2 131 34.4

12

4 32.5 2.9 Trình bày báo cáo, bài

58 Hoạt động Mức độ TB Rất thƣờng xuyên Thƣờng

xuyên Hiếm khi

Không bao giờ Đối thoại, tranh luận những

vấn đề mà thầy cô phát vấn ngay trong giờ học

77 20.1 106 27.7 149 38.9 51 13.3 2.4

Chủ động thực hiện nhiệm vụ trong các buổi thảo luận, thực hành

198 51.6 38 9.9 148 38.5 0 0 1.8

Phối hợp với các bạn trong nhóm khi đƣợc thầy cô giáo chung một nhiệm vụ

139 36.5 132 34.6 81 21.3 0 0 2.1

Dành nhiều thời gian đọc tài

liệu ở thƣ viện 136 35.6 79 20.7 132 33.5 0 0 2.0

Dành nhiều thời gian đọc tài

liệu trên mạng Internet 58 15.2 74 19.4 249 65.4 0 0 2.5

So sánh các mục tiêu đặt ra ban đầu với kết quả thực hiện đƣợc trong quá trình học tập

157 41.2 96 25.2 128 33.6 0 0 1.9

Xem xét , đánh dấu tiến trình học của mình với chƣơng trình đào tạo mình theo học

198 52.0 83 21.8 56 14.7 44 11.5 1.8

Giữ liên hệ thƣờng xuyên

với giảng viên 21 5.5 53 13.9 238 62.5 69 18.1 2.9

Nhờ cố vấn học tập giúp đỡ khi gặp vấn đề trong quá trình học

59 Bảng số liệu cho ta thấy về mức độ rất thƣờng xuyên, thƣờng xuyên, hiếm khi và không bao giờ của sinh viên qua các hoạt động thực hiện tổ chức học tập. Cụ thể:

Đối với hoạt động “ghi chép đầy đủ bài trên lớp”: số sinh viên ghi chép đầy đủ chiếm 2.9%, chiếm tỷ lệ thấp nhất. Trong khi đó, ở mức độ thƣờng xuyên, hoạt động này chiếm 30.2%, mức độ không thƣờng xuyên là 34.4% và mức độ không báo giờ ghi chép chiếm lệ thấp nhất là 32.5%. Điểm trung bình của hoạt động này là 2.9 cho thấy sinh viên nằm sát ngƣỡng “hiếm khi và không bao giờ”. Điều này có thể thấy, do đổi mới phƣơng thức giảng dạy, giảng viên không còn chú trọng hình thức đọc - chép mà thay vào đó là các hình thức giảng

dạy giúp sinh viên chủ động hơn trong việc học. Tuy nhiên, theo chúng tôi,

trong hoạt động học tập, việc ghi chép bài đầy đủ luôn là một yêu cầu cần thiết đối với mỗi sinh viên. Ghi chép bài vừa thể hiện khả năng ghi nhớ, vừa thể hiện khả năng theo dõi bài học và nhất là trong đào tạo theo tín chỉ, giảng viên thƣờng có xu hƣớng gợi mở các vấn đề học tập trên lớp hơn là việc đọc theo sách giáo trình. Song trong kết quả nghiên cứu, số sinh viên thuộc diện khảo sát lại tiến hành hoạt động này ở mức thấp.

“Nếu như tính tới hiệu quả học tập là 100% thì có đến 80% kiến thức sinh viên tiếp thu được là thông qua hoạt động học tập trên lớp, 20% kiến thức còn lại thông qua hoạt động tự học ở nhà. Vì vậy, nói gì thì nói, hoạt động học tập trên

lớp vẫn rất quan trọng đối với mỗi sinh viên” (Lê Sỹ Giáo_GV khoa LS)

Đối với hoạt động “Trình bày và báo cáo thuyết trình trên lớp”: Mức độ hiếm khi chiếm 46% chiếm số % cao nhất của hoạt động này, trong khi đó mức độ rất thƣờng xuyên chiếm 39.2% và mức độ thƣờng xuyên chỉ chiếm 14.9%. Điểm trung bình của hoạt động này là 2.0. Điều đó có thể thấy hoạt động này ở sinh viên là chƣa cao, sinh viên ít chủ động trong quá trình thực hiện các bài báo cáo, thuyết trình trên lớp. Trong đào tạo theo tín chỉ, hoạt động thuyết trình theo nhóm dƣờng nhƣ đƣợc nhiều giảng viên sử dụng. Tuy nhiên, do tính chất lớp môn học đông, nhiều thành viên trong một nhóm dẫn đến hoạt động này đôi lúc

60 không phải lúc nào cũng thể hiện tính ƣu việt của nó. Nhiều sinh viên cho biết, trong hoạt động thuyết trình nhóm, thƣờng là một hoặc hai bạn thực sự tham gia, những ngƣời còn lại thƣờng có lý do bận hoặc lƣời, ghi tên vào nhóm cho đủ số lƣợng hoặc để trốn tránh việc điểm danh hay “ăn theo” điểm của nhóm.

Thường thì những bạn ấy lười. Lúc triệu tập các bạn ấy tới để thảo luận thì các

bạn ấy bảo bận, khi bảo có ý kiến gì không thì các bạn ấy nói không và nhờ chúng em làm giúp. Thực tế các bạn ấy chẳng làm gì trong nhóm cả. Ghi tên

vào cho có hình thức thôi nhưng mà kết quả điểm thuyết trình vẫn được hưởng

(N.T.N –SV K56 Việt Nam học)

Ở hoạt động “Đối thoại, tranh luận những vấn đề mà thầy cô phát vấn ngay trong giờ học”: Do môi trƣờng học tập, các kĩ năng cần thiết cho hoạt động này nhƣ kĩ năng tranh biện, hùng biện, hoặc khả năng tƣ duy, kiến thức của sinh viên còn nhiều hạn chế, nên số lƣợng sinh viên tham gia đối thoại ở mức độ hiếm khi vẫn chiếm số tỷ trọng nhiều nhất 38.9%. Đa số, các sinh viên tham gia hoạt động trong trƣờng hợp này rơi vào tƣ thế bị động khi giảng viên chủ động hỏi. Trong khi đó, số lƣợng sinh viên tham gia hoat động ở mức độ rất thƣờng xuyên chỉ chiếm 20.1% và thƣờng xuyên là 27.7%. Điểm trung bình của hoạt động này là 2.4. Kết quả này cho thấy, sinh viên vẫn chƣa thực sự chủ động trong các vấn đề mà cô giáo phát vấn trong giờ học thậm chí còn có những sinh viên không bao giờ tham gia tới vấn đề này (13.3%).

Ở hoạt động “Chủ động thực hiện nhiệm vụ trong các buổi thảo luận, thực hành”: Trong hoạt động này, kết quả thu đƣợc cho ta thấy đƣợc sự chênh lệch rõ rệt giữa các mức độ. Mức độ rất thƣờng xuyên chiếm 51.6% chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là mức độ hiếm khi, chiếm 38.5% và mức độ thƣờng xuyên lại chỉ chiếm có 9.9%. Số lƣợng số sinh viên “hiếm khi” tham gia vẫn còn ở mức cao. Điểm trung bình của hoạt động này là 1.8. Với một tỉ lệ đáng kể sinh viên trong hoạt động này còn thể hiện quan điểm là hiếm khi, hoặc không bao giờ, điều đó, chúng tôi thấy, sinh viên chƣa thực sự tham gia hoạt động này 1 các chủ định.

61 Với hoạt động “Phối hợp với các bạn trong nhóm khi đƣợc thầy cô giáo chung một nhiệm vụ”: Khả năng phối hợp với các thành viên trong nhóm của sinh viên khi đƣợc thầy cô giao nhiệm vụ là khá tốt, mức độ rất thƣờng xuyên và thƣờng xuyên chiếm tỉ lệ cao, lần lƣợt là 36.5% và 34.6%. Trong khi đó, mức độ hiếm khi và không bao giờ chiếm tỷ lệ thấp hơn: lần lƣợt là 21.3% và 7.6%. Điểm trung bình của hoạt động này là 2.1

Cũng trong hoạt động “Dành nhiều thời gian đọc tài liệu ở thƣ viện”, số lƣợng sinh viên rất thƣờng xuyên chiếm tỉ lệ là 35.6%, ở mức thƣờng xuyên là 20.7%. Song với hoạt động này, cũng có một bộ phận lớn sinh viên cho rằng là mình hiếm khi hoặc không bao giờ dành thời gian đọc tài liệu ở thƣ viện (số liệu thu đƣợc lần lƣợt là 34.6% và 9.2%). Điểm trung bình của hoạt động này là 2.0.

Liên quan tới hoạt động tìm kiếm tài liệu, hoạt động “Dành nhiều thời gian đọc tài liệu trên mạng Internet” chúng tôi đặt ra cũng cho số liệu thu đƣợc tƣơng tự. Sinh viên hiện nay, theo chúng tôi đánh giá là đƣợc sống trong môi trƣờng mà công nghệ thông tin rất phát triển. Internet đã mang lại nhiều lợi ích cho xã hội với những nguồn tri thức sẵn có, sẵn tra cứu, sử dụng. Song với mục đích sử dụng cho hoạt động học tập, sinh viên lại hiếm khi (65.4%). Chỉ số ít

Một phần của tài liệu Kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ (nghiên cứu trường hợp Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội (Trang 53)