2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
2.4.1 Yếu tố bên ngoài
Các yếu tố bên ngoài ở đây thuộc về:
- Chƣơng trình đào tạo: Chƣơng trình đào tạo đại học là hệ thống các môn học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học, quy định chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, thái độ (phẩm chất đạo đức), phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phƣơng pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học. Mỗi chƣơng trình đào tạo gắn với một ngành học. Một ngành học với mục tiêu đào tạo, mức chất lƣợng và đặc thù khác nhau có một hoặc nhiều chƣơng trình đào tạo khác nhau với khối lƣợng kiến thức, yêu cầu chất lƣợng và đặc thù tƣơng ứng. Do đó, nó cũng ảnh hƣởng một phần không nhỏ tới việc hình thành và phát triển các kĩ năng học tập của sinh viên.
- Đề cƣơng môn học: đề cƣơng môn học là tài liệu quan trọng trong tổ chức và đào tạo theo tín chỉ. Đây chính là “bản cam kết” của giảng viên giảng
33 dạy cho sinh viên. Trên cơ sở nội dung giảng dạy, những kiến thức, kĩ năng của sinh viên sẽ đƣợc hình thành. Nếu giảng viên tuân thủ đúng theo đề cƣơng môn học, các chuẩn yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, mức độ vận dụng của môn học sẽ phát huy hiệu quả; khi đó cũng đồng nghĩa với việc phát triển các kĩ năng học tập của sinh viên.
- Các điều kiện đảm bảo cho việc hình thành kĩ năng học tập của sinh viên. Những điều kiện này chính là những cơ sở vật chất: giảng đƣờng, thƣ viện, trang thiết bị dạy học, sách, giáo trình, tài liệu tham khảo…Đây chính là những phƣơng tiện nhằm thúc đẩy hoạt động học tập của sinh viên.
- Giảng viên và cố vấn học tập: Hoạt động học tập diễn ra có hiệu quả khi có sự tổ chức giảng dạy của ngƣời dạy và những ngƣời đóng vai trò là cố vấn học tập. Trong đào tạo theo tín chỉ, giảng viên và cố vấn học tập đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kĩ năng học tập của sinh viên, định hƣớng phƣơng pháp học tập cho sinh viên.