2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
3.1.4 Các hoạt động thực hiện tổ chức hoạt động tự học, tự nghiên cứu
Hoạt động tự học, tự nghiên cứu là một trong những hoạt động đặc thù của sinh viên trong môi trƣờng đại học. Để khảo sát mức độ thực hiện các hoạt động này của sinh viên đến đâu, chúng tôi lựa chọn một số tiêu chí liên quan và đặt câu hỏi để sinh viên trả lời. Cụ thể bao gồm:
- Hoàn thành các bài kiểm tra, bài thi đúng thời hạn
- Tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học của Trƣờng - Tham gia viết bài hội thảo
- Tham gia viết bài cho tạp chí chuyên ngành - Tham gia đề tài do bạn bè/thầy cô mời - Lƣu giữ kết quả học tập của mình
- Lƣu giữ kết quả đăng ký môn học của mình Kết quả thu đƣợc cho thấy:
Bảng 3.5. Các hoạt động thực hiện tổ chức hoạt động tự học, tự nghiên cứu
Hoạt động Mức độ TB Rất thƣờng xuyên Thƣờng
xuyên Hiếm khi
Không bao giờ
N % N % N % N %
Hoàn thành các kiểm
64 Hoạt động Mức độ TB Rất thƣờng xuyên Thƣờng
xuyên Hiếm khi
Không bao giờ hạn
Tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của Trƣờng
10 2.6 20 5.3 282 74.2 68 17.9 3.0
Tham gia viết bài cho
hội thảo 18 4.7 25 6.6 290 76.5 46 12.1 2.9
Tham gia viết bài cho
tạp chí chuyên ngành 15 3.9 19 5.0 306 80.5 40 10.5 2.9 Tham gia đề tài do
thầy/cô/bạn bè mời 13 3.4 8 2.1 227 59.7
13
2 54.7 3.2 Lƣu giữ cẩn thận các
tài liệu của môn học 45 11.9 24
7 65.5 61 16.2 24 6.4 2.1
Lƣu giữ kết quả học
tập của mình 201 53.2 94 24.9 64 16.9 19 5.0 1.7
Lƣu giữ kết quả đăng
ký môn học của mình 134 35.5 18
5 49.1 52 13.8 6 1.6 1.8
Với giá trị phầm trăm thu đƣợc, ở hoạt động “Hoàn thành các bài kiểm tra, bài thi đúng thời hạn” tỉ lệ phần trăm sinh viên trả lời cao nhất nằm ở mức rất thƣờng xuyên (65.8%), tiếp đó là tỉ lệ thƣờng xuyên (23.9%); trong khi đó mức hiếm khi và không bao giờ lần lƣợt là 6.1% và 4.2%. Điểm trung bình của hoạt động này là 1.4. Những cố gắng, nỗ lực trong học tập của sinh viên đƣợc thể hiện trong các bài kiểm tra, bài thi của môn học sinh viên đăng ký học. Do vậy, để khẳng định đƣợc năng lực của mình, sinh viên đƣơng nhiên phải hoàn thành các bài kiểm tra, bài thi đúng hạn. Nhƣng cũng có một thực tế là một phần nhỏ sinh viên không mấy khi thực hiện đƣợc đúng điều này.
Một hoạt động nổi bật khác của hoạt động tự học, tự nghiên cứu đó là các hoạt động liên quan tới vấn đề nghiên cứu khoa học sinh viên. Chúng tôi đặt ra
65 các hoạt động nhỏ nhƣ: Tham gia hoạt động NCKH của khoa, Trƣờng; Tham gia viết bài cho hội thảo; Tham gia viết bài cho tạp chí chuyên ngành; Tham gia các đề tài nghiên cứu do thầy cô/bạn bè mời. Với số liệu thu đƣợc cho thấy tỉ lệ sinh viên tham gia vào các hoạt động này lại ở mức thấp. Ví dụ nhƣ tỉ lệ rất thƣờng xuyên tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên của trƣờng chỉ là 2.6%, viết bài cho tạp chí chuyên ngành là 3.9%....Ngƣợc lại, tỉ lệ phần trăm rất lớn sinh viên hiếm khi hoặc không bao giờ tham gia vào những hoạt động tƣơng tự. Ví dụ nhƣ 59.7% sinh viên hiếm khi tham gia vào các đề tài do thầy cô/bạn bè mời, 76.5% sinh viên hiếm khi tham gia vào các hoạt động viết bài cho hội thảo…. Điểm trung bình của các items liên quan cũng ở mức cao, sát với ngƣỡng hiếm khi và không bao giờ.
“Có tới 68,2% sinh viên cho biết chưa từng tham gia nghiên cứu khoa học lần
nào. Số lượng này giảm dần từ tham gia 1 lần (18,7%), đến tham gia 2 lần
(10,7%), tham gia 3 lần (2,1%) cho tới tham gia nhiều hơn 3 lần (0,2%)”. Thực
trạng hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên ĐHQGHN_PGS.TS. P.V.Q Tính chất tự học, tự nghiên cứu của sinh viên còn thể hiện thông qua việc sinh viên lƣu giữ cẩn thận các tài liệu môn học, kết quả học tập và kết quả đăng ký môn học. Với các tài liệu môn học (sách, vở, đề cƣơng môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo) nhƣ những hành trang thiết yếu đối với mỗi sinh viên. Do vậy, tỉ lệ phần trăm sinh viên cho biết thƣờng xuyên lƣu giữ chúng là rất lớn (65.5%). 16.2% sinh viên cho rằng là hiếm khi lƣu giữ những tài liệu này và 6.4% cho rằng là không bao giờ lƣu giữ. Đây cũng là những con số đáng lƣu ý bởi nhƣ vậy, sinh viên học các môn học không có tài liệu, không lƣu giữ những tài liệu này có phải là chỉ để học cho qua môn học, “học xong bỏ đấy”? Riêng đối với các hoạt động lƣu giữ kết quả đăng ký môn học, kết quả học tập, Nhà trƣờng đã đƣa vào sử dụng phần mềm quản lý đào tạo theo tín chỉ, với cổng thông tin đào tạo dành riêng cho từng sinh viên. Với hệ thống phần mềm này, sinh viên vừa có thể xem lại thời khoá biểu đã đăng ký, vừa xem đƣợc toàn bộ quá trình học tập của mình. Song, chúng tôi cũng nhận thấy một thực tế là sinh
66 viên nhiều khi cũng không bao giờ lƣu ý tới những vấn đề này. Nhiều sinh viên cho tới những tuần thứ ba, thứ tƣ của học kỳ mới biết mình không có tên trong danh sách lớp môn học nào, không còn thời khoá biểu của học kỳ để học.
Tóm lại, trong hoạt động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, tỉ lệ lớn sinh viên quan tâm tới việc hoàn thành các bài kiểm tra, bài thi đúng thời hạn. Nhiều sinh viên quan niện rằng: việc học đại học là cố gắng hoàn thành hết các môn học trong chƣơng trình đào tạo để đảm bảo ra trƣờng đúng thời hạn (N.Đ.H_K54 Lịch sử). Thậm chí, nhiều sinh viên còn cho rằng nếu nhƣ thực sự không thể đạt đƣợc học bổng trong quá trình học thì điểm cũng chỉ cần có tấm bằng khá ra trƣờng là đƣợc rồi (N.T.T.H_K54 Ngôn ngữ học).
Hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động thƣờng xuyên đƣợc tổ chức hàng năm, gắn liền với nhiệm vụ học tập của sinh viên. Ở một số ngành đào tạo, sinh viên tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học còn là căn cứ để xét làm khóa luận tốt nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động này không yêu cầu bắt buộc sinh viên phải tham gia mà tùy thuộc vào khả năng, điều kiện của mỗi sinh viên. Tuy nhiên, số liệu thu đƣợc cho thấy sinh viên rất ít khi quan tâm tới những hoạt động này. Theo chúng tôi, một số nguyên nhân thuộc về chủ quan và khách quan khiến cho nhiều sinh viên không mặn mà với hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên.
Về phía nguyên nhân chủ quan về phía sinh viên: một số sinh viên cho rằng nghiên cứu khoa học chỉ là công việc của các nhà nghiên cứu “cây cao bóng cả” ở các Viện nghiên cứu mà không phải là công việc của một sinh viên bình thƣờng. Số còn lại coi nghiên cứu khoa học nhƣ một công tác xã hội, một phong trào nhằm mang điểm thi đua về cho Chi đoàn, cho lớp. Niềm say mê nghiên cứu của sinh viên không đƣợc khơi nguồn, hâm nóng, bởi trong quá trình giảng dạy giáo viên đã vắt kiệt những kiến thức và hiểu biết của mình truyền đạt cho sinh viên. Sinh viên tiếp nhận kiến thức ấy nhƣ là một chuẩn mực duy nhất đúng và đã là tận cùng mà hầu nhƣ không còn vấn đề gì phải suy nghĩ, phát triển hoặc tìm tòi nghiên cứu. Sự độc lập và khả năng suy nghĩ, sáng tạo, niềm đam mê nghiên cứu của sinh viên dần dần thay thế bằng sự tiếp thu bị động. Ở một
67 bộ phận sinh viên muốn tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học thì lại yếu về mặt kĩ năng, phƣơng pháp, loay hoay trong việc chọn hƣớng nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu….dẫn tới gặp một vài khó khăn đã lùi bƣớc.
Về phía nguyên nhân khách quan, chúng tôi nhận thấy, hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên chƣa trở thành một phong trào nghiên cứu khoa học mạnh mẽ. Ngoài tính chất nhiệm vụ đào tạo của Nhà trƣờng, hoạt động nghiên cứu khoa học còn đƣợc hỗ trợ từ phía Đoàn thanh niên, từ đơn vị các khoa và ở những câu lạc bộ nghiên cứu khoa học sinh viên song những hoạt động hỗ trợ này chƣa thực sự thu hút sinh viên tham gia. Chƣa kể tới, dù việc kinh phí cấp cho mỗi đề tài nghiên cứu có tăng so với trƣớc nhƣng con số đó không đáng kể so với tình hình tài chính của sinh viên. Những đề tài đƣợc cấp kinh phí hoạt động chỉ sau khi có giải. Do đó, ngay từ công đoạn đầu tiên, tìm kiếm, in ấn tài liệu, phiếu hỏi, thực nghiệm, liên hệ ….sinh viên tự bỏ tiền túi ra thực hiện. Lợi ích trƣớc mắt thì chƣa thấy nhƣng sinh viên đã gặp phải những vấn đề về kinh phí, tài chính. Ở một khía cạnh khách quan khác, nhiều giảng viên hƣớng dẫn sinh viên chƣa thật sự nhiệt tình, chƣa hƣớng đúng niềm say mê nghiên cứu khoa học cho sinh viên…Vì vậy, làm sao để cuốn hút sinh viên vào họat động này cũng là một vấn đề mà nhiều Trƣờng Đại học hiện nay đang rất quan tâm.
Một bộ phận nhỏ sinh viên còn chủ quan trong vấn đề đăng ký môn học, chủ quan với kết quả học tập của mình. Hoạt động đăng ký môn học mang tính đặc thù trong đào tạo theo tín chỉ. Sinh viên có quyền lựa chọn môn học, lựa chọn thời khoá biểu phù hợp với năng lực và nguyện vọng của bản thân. Hoạt động này giúp cho sinh viên hoàn thiện chƣơng trình đào tạo của mình. Song một bộ phận không nhỏ sinh viên vẫn chủ quan với vấn đề này nhƣ: không tìm hiểu kĩ môn học định đăng ký, lựa chọn thời khoá biểu không tối ƣu, không quản lý chặt chẽ tài khoản cá nhân của mình trên cổng thông tin đào tạo (Portal sinh viên). Đầu mỗi học kỳ, phòng Đào tạo thƣờng phải xử lý hàng nghìn lƣợt đơn xin rút môn học hoặc đăng ký bổ sung môn học cho mỗi sinh viên.
68