Quan hệ Nga Mỹ

Một phần của tài liệu Cục diện chính trị khu vực Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 72)

7. Kết cấu luận văn

2.2.4. Quan hệ Nga Mỹ

Mỹ, Nga đều là hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới. Mặc dù sau khi Liên Xô tan rã, tiềm lực quân sự nói chung và ưu thế vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga bị giảm sút nhưng Nga và Mỹ vẫn là những cường quốc quân sự có khả năng chi phối cục diện khu vực. Sức mạnh của Nga sau chiến tranh lạnh vẫn ám ảnh giới cầm quyền Mỹ. [41, tr. 101] Những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ Nga - Mỹ là mối quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh. Mỹ thi hành chính sách hai mặt, vừa cải thiện quan hệ với Nga, vừa ra sức kiềm chế Nga bằng cách tiếp tục mở rộng quan hệ NATO sang phía đông, bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa ngay sát biên giới Nga, tranh giành ảnh hưởng với Nga tại khu vực SNG, Trung Á và vùng Capcadơ, chỉ trích Nga về vấn đề dân chủ, nhân quyền. Nga kiên quyết chống lại sức ép của Mỹ và bảo vệ lợi ích của nhân dân Nga, có đủ sức mạnh về kinh tế và quốc phòng để “ăn miếng trả miếng” với Mỹ.

Mỹ muốn ngăn chặn ảnh hưởng của Nga ở Đông Á, nơi mà Mỹ có nhiều lợi ích kinh tế và chính trị. Mỹ muốn biến khu vực Đông Á thành một “NATO ở phương Đông”. Điều này nằm trong chủ trương lâu dài của Mỹ trong thế kỷ XXI là xúc tiến hình thành các khối liên minh quân sự do Mỹ chỉ huy dưới các hình thức khác nhau làm công cụ cho chiến lược toàn cầu của Mỹ. [71, tr. 239]

Ngày nay đối với Mỹ, mục tiêu hàng đầu trong quan hệ với Nga là giữ không để cho nước này tập hợp các liên minh chống Mỹ trước khi khóa chặt Nga với việc mở rộng NATO tiến sát biên giới của Nga ở châu Âu và có thể cả ở Trung Á. Mỹ đang ở trong giai đoạn “bình yên về chiến lược”, [2, tr.

71

234] nghĩa là hiện tại Mỹ không có đối thủ ngang hàng trên toàn cầu, song Mỹ sẽ phải chống đối với sự cạnh tranh quyết liệt của các cường quốc khác muốn thiết lập trật tự thế giới đa cực, uy hiếp vị trí của Mỹ.

Mặc dù suy yếu về kinh tế và quân sự nhưng với những lợi thế tiềm tàng về điều kiện địa lý, tài nguyên và những di sản do Liên Xô để lại, Nga vẫn là một đối trọng của Mỹ. Dù ở thế yếu hơn với Mỹ, nhưng Mỹ không dễ dàng vượt qua Nga trong việc củng cố ảnh hưởng và giành giật về lợi ích ở khu vực mà cả hai nước cùng quan tâm.

Còn Mỹ rõ ràng rằng không muốn nước Nga hùng mạnh như thời Liên Xô trước đây, có khả năng thách thức vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ. Bởi thế, nguy cơ bành trướng ảnh hưởng của Liên bang Nga và liên minh chiến lược Nga - Trung hiện nay đang ngày càng được củng cố và phát triển là điều mà các nhà lãnh đạo Mỹ không hề trông đợi. Cả Nga và Trung Quốc đều là những cường quốc hạt nhân, đều có những tham vọng về quyền lợi khu vực. Chính bởi vậy, sự xích lại gần nhau giữa hai cường quốc lớn ở hai châu lục Âu - Á sẽ tác động đến lợi ích của Mỹ. Do đó, chắc chắn Mỹ sẽ tìm cách ngăn chặn ảnh hưởng của Nga cũng như kiềm chế sự xích lại gần nhau giữa Nga và Trung Quốc.

Hiện nay Nga và Mỹ đang rơi vào cuộc tranh cãi căng thẳng về việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (Ballistic Missile Defense -

BMD) ở châu Âu. Trong trường hợp này cả Nga lẫn Trung Quốc đều lo ngại rằng nếu Mỹ triển khai thành công BMD ở châu Âu thì họ có thể lặp lại quá trình này ở châu Á - Thái Bình Dương.

Từ tháng 1 năm 2007, Mỹ và Nga đã dính vào cuộc đấu khẩu qua lại về kế hoạch của Mỹ nhằm mở rộng hệ thống BMD ở châu Âu, bằng việc thiết lập một trạm radar ở Cộng hòa Séc và triển khai tên lửa đánh chặn ở Ba Lan. Kế hoạch này luôn gặp phải phản đối từ Mátxcơva, vì Nga từ lâu đã cho rằng việc kết nạp thêm các nước thuộc khối Vacsava cũ vào NATO là sự đe dọa trực tiếp

72

an ninh của Nga. Tại hội nghị an ninh quốc tế tổ chức vào tháng 2-2007 ở Munich, Tổng thống Nga Putin đã lên án kế hoạch phòng thủ tên lửa, cho rằng kế hoạch này có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang không thể tránh khỏi. Từ đó, Nga đã ngừng tham gia Hiệp ước về lực lượng thông thường ở châu Âu, đồng thời dọa sẽ rút khỏi Hiệp ước về vũ khí hạt nhân tầm trung.

Bên cạnh đó, Nga và Mỹ cũng đang có những bất đồng về chống khủng bố, Mỹ mượn cớ chống khủng bố để tiến hành chiến lược toàn cầu của mình, không xác định rõ đâu là vi phạm dân chủ, nhân quyền, đâu là chống khủng bố, tùy tiện mở rộng phạm vi chống khủng bố, chống những quốc gia dân tộc “không lương thiện”. Nga phản đối chủ trương này.

Quan hệ Nga - Mỹ là quan hệ của hai chủ thể có sức mạnh quốc gia hàng đầu thế giới, nó không chỉ chi phối cục diện chính trị khu vực mà còn chi phối cục diện thế giới. Những bất đồng giữa Nga và Mỹ là những vấn đề lịch sử mà đến nay vẫn chưa có lời giải. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, mặt hợp tác trong quan hệ giữa hai nước sẽ tiếp tục là nhân tố chủ đạo chi phối quan hệ chính trị hai nước, tuy rằng từng lúc xu hướng đấu tranh có thể nổi lên.

Một phần của tài liệu Cục diện chính trị khu vực Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)