7. Kết cấu luận văn
2.4. Vị trí và vai trò của các chủ thể phi quốc gia
Cục diện chính trị khu vực Đông Á những năm đầu thể kỷ XXI chứng kiến sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng của các chủ thể quan hệ quốc tế. Vai trò của các chủ thể phi quốc gia mà thực chất là vai trò của nhân dân các nước trong khu vực, các tổ chức phi chính phủ, các công ty xuyên quốc gia trong cục diện chính trị khu vực và thế giới trong đời sống khu vực là hết sức to lớn và quan trọng, tác động đến xu thế phát triển cục diện chính trị khu vực.
Trước hết, các tổ chức nhân dân, các phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới nói chung, nhân dân khu vực Đông Á nói riêng có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, lực lượng đấu tranh không phải chỉ có công nhân như trước đây mà bao gồm đông đảo các tầng lớp chủ yếu là thanh niên và giai cấp trung lưu trong xã hội. Hàng loạt các cuộc biểu tình, phản đối các chính sách ảnh hưởng tới cuộc sống người dân. Ví dụ vào ngày 11-11-2007, hàng chục ngàn nông dân và công nhân Hàn Quốc đã tổ chức biểu tình chống việc Hàn Quốc ký hiệp định mậu dịch tự do song phương (Free Trade Agreement - FTA) với Mỹ. Hiệp định nói trên là bản hiệp định mậu dịch tự do lớn nhất mà
90
Mỹ ký kết sau Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mỹ được ký kết cách đây hơn 10 năm. Đối với Hàn Quốc thì đây cũng là một bản hiệp định mậu dịch tự do lớn nhất mà nước này ký kết. Mặc dù hai Chính phủ Hoa Kỳ và Hàn Quốc đều cho rằng bản hiệp định sẽ giúp đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế ở mỗi nước nhưng giới nông dân Hàn Quốc và một số nhóm lao động ở Mỹ vẫn chống lại hiệp định này. [101] Trong bản hiệp định này chưa quy định gạo - một sản phẩm chính của nông nghiệp Hàn Quốc chịu sự điều chỉnh. Mặc dù vào thời điểm hiện tại gạo chất lượng cao giá rẻ của Mỹ chưa đủ sức cạnh tranh tại thị trường này, tuy nhiên, những nông dân Hàn Quốc sợ rằng khi bản hiệp định có hiệu lực, hàng nông sản rẻ của Mỹ sẽ tràn vào cạnh tranh với nông sản của Hàn Quốc, đe dọa mức sống của người nông dân. Qua đó có thể thấy được vai trò của người dân đối với chính sách của các quốc gia.
Thứ hai, quy mô đấu tranh diễn ra ở một quốc gia, một khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Những cuộc đấu tranh, biểu tình có thể diễn ra trên nhiều quốc gia hay cả khu vực hay phạm vi toàn cầu nếu vấn đề đang tranh luận là vấn đề của cả khu vực, toàn cầu ví dụ như vấn đề an ninh lương thực, trợ cấp nông nghiệp, bất bình đẳng…
Thứ ba, mục tiêu đấu tranh đa dạng, không phải chỉ là chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình hoặc đòi tăng lương, mà còn chống mặt trái toàn cầu hóa, chống chủ nghĩa tự do mới, đòi dân sinh, dân chủ, phát triển, tiến bộ xã hội, công bằng, bình đẳng giới, bảo vệ môi trường, bảo vệ người nhập cư…
Thứ tư, hầu hết các cuộc đấu tranh của các phong trào nhân dân không do các Đảng Cộng sản hoặc các đảng phái chính trị khác của nước sở tại lãnh đạo mà do các nhóm nhân dân tự lập ra rồi cử người làm triệu tập viên.
Thứ năm, các cuộc đấu tranh của nhân dân trong một quốc gia hoặc liên kết với nhân dân một số quốc gia khác, hoặc ở quy mô toàn cầu, dưới dạng “Diễn đàn xã hội thế giới” với sự tham gia của hàng vạn người, tâp hợp lực lượng và liên lạc với nhau bằng những phương tiện thông tin hiện đại như
91
mạng Internet, thư điện tử, điện thoại di động 3G, Iphone, webcam… để phối hợp đấu tranh.
Thứ sáu, nhiều tổ chức, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước trong khu vực có khuynh hướng phi chính trị hóa, không muốn hợp tác với các Đảng Cộng sản và các Đảng chính trị khác.
Các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ và cả Liên hợp quốc coi trọng các tổ chức, các phong trào nhân dân, tôn trọng tiếng nói của họ, ủng hộ việc thành lập những “Diễn đàn xã hội thế giới” và “Hội nghị nhân dân thế giới” được tổ chức song song với những hội nghị quốc tế do Liên hợp quốc tổ chức.
Bên cạnh vai trò của nhân dân, chủ thể phi quốc gia tạo thành cục diện chính trị Đông Á còn có các tổ chức phi chính phủ và công ty xuyên quốc gia trong khu vực.
Các tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organizations, gọi tắt là NGOs) đã tồn tại hàng trăm năm trên thế giới dưới nhiều dạng khác nhau. Nguồn gốc xa xưa của NGOs vốn là những nhóm nhỏ làm từ thiện. Tiêu chí hoạt động của các tổ chức này là cứu trợ nhân đạo đối với nạn nhân chiến tranh, thiên tai và nghèo đói, không phân biệt chính kiến và địa dư. Có thể rút ra đặc điểm chung của loại hình tổ chức này là được thành lập một cách tự nguyện và hợp pháp, không thuộc bộ máy hành chính nhà nước và không nhằm mục đích lợi nhuận.
Các NGOs ngày càng đóng vai trò đáng kể trong đời sống kinh tế-xã hội, giáo dục, y tế, môi trường, nhân đạo ... tại nhiều nước trên thế giới. Các NGOs đang tham gia một cách tích cực vào nhiều lĩnh vực như xoá đói giảm nghèo, giúp đỡ phụ nữ, cứu trợ trẻ em, kế hoạch hoá gia đình, y tế cộng đồng, bảo vệ môi trường... Tiếng nói của các tổ chức phi chính phủ với các vấn đề thuộc mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế ngày càng được các nước và các tổ chức quốc tế lớn như Liên hợp quốc (LHQ), Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (United Nations Development Program - UNDP) và đặc
92
biệt các tổ chức ngân hàng, tài chính thế giới như ngân hàng thế giới (World Bank - WB) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund - IMF) quan tâm.
Trong khu vực Đông Á, những tổ chức phi chính phủ giữ vai trò rất quan trọng, là những thành tố cấu thành nên cục diện khu vực từ khi nó xuất hiện và bởi sự tác động mạnh mẽ lên chính sách đối nội và đối ngoại của các quốc gia đặc biệt là các quốc gia lớn trong khu vực Đông Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Nga hay Mỹ. Ví dụ: Trong tuyên bố ngày 13-5-2005, Nga đã cáo buộc Mỹ và nhiều cơ quan tình báo nước ngoài lợi dụng các tổ chức phi chính phủ để do thám Nga và gây chính biến tại các nước Xô viết cũ. Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (Federal Security Bureau - FSB) Nikolai Patrushev nói: “Bên cạnh các hình thức tác động truyền thống tới quá trình kinh tế và chính trị, các cơ quan tình báo ngoại quốc đang ngày càng năng động hơn trong sử dụng các biện pháp phi truyền thống. Họ hoạt động thông qua các tổ chức phi chính phủ”. [108]
Các công ty xuyên quốc gia
Như đã phân tích trong chương trước, chính sách đối ngoại của các quốc gia trong khu vực tạo nên cục diện khu vực, và chịu sự chi phối mạnh mẽ của các chủ thể phi quốc gia. Vai trò đối với sự phát triển đã đem lại cho các công ty xuyên quốc gia vị thế quan trong chính sách đối ngoại quốc gia và trở thành đối tượng quan trọng trong quan hệ quốc tế. Hai công ty xuyên quốc gia được coi như là ra đời sớm nhất là công ty British East India Company được thành lập dưới hiến chương của Hoàng gia Anh để thực hiện buôn bán thương mại với Ấn Độ vào cuối thế kỉ XVII và Dutch East India Company. Những công ty xuyên quốc gia rất lớn và có lịch sử phát triển lâu đời là Unilever, Ford Motor, Royal Dutch Shell, Siemens. [97] Ví dụ như Unilever là tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng đang sở hữu những thương hiệu lớn như Lipton, Hellman’s, Ragu, Rama, Magnum, Bertolli, Knorr, Bird’Eyes, Slim-
93
Fast, Dove, Pond, Signal, Close-up, Surf và Omo...với hơn 265.000 nhân viên làm việc trong hơn 500 công ty tại gần 90 quốc gia trên thế giới cùng mức lợi nhuận hàng năm trên toàn cầu vào khoảng 40 tỷ Euro. [93] Sự hiện diện của các công ty con của tập đoàn Unilever tại Đông Á nói riêng, thế giới nói chung đã giữ vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở những quốc gia có mặt Unilever.
Bảng 2.1: Số lượng chi nhánh nước ngoài của các TNC theo vùng
VÙNG SỐ LƯỢNG VÙNG SỐ LƯỢNG
Châu Âu Châu Á
EU 199.303 Đông Bắc Á 250.020
Các nước châu Âu phát triển khác
10.485 Đông Nam Á 33.892
Đông Nam Âu 97.407 Nam Á 3.237
CIS 10.405 Tây Á 11.025
Châu Mỹ Châu Phi
Bắc Mỹ 28.332 Bắc Phi 3.286
Nam Mỹ 6.654 Tây Phi 575
Trung Mỹ 26.881 Trung Phi 274
Các nước Caribe 1.806 Đông Phi 792
Châu Đại Dương
4.822 Nam Phi 919
Nguồn: UNCTAD, World Investment Report 2005, pp. 264-265
Số liệu bảng 2.1 cho thấy số lượng các công ty xuyên quốc gia ở Đông Á (gồm Đông Bắc Á và Đông Nam Á ) với 283.912 công ty là nhiều hơn cả so với các khu vực khác trên thế giới. Và rõ ràng, sự tác động của các công ty
94
xuyên quốc gia đối với cục diện chính trị khu vực Đông Á sẽ nhiều hơn so với các khu vực khác.
Bảng 2.2: 20 công ty xuyên quốc gia lớn nhất trong các nền kinh tế chủ đạo
Tập đoàn Quốc tịch Lĩnh vực Quốc gia
có mặt
Deutsche Đức Vận tải và tích trữ 102
Ford Motor Company Mỹ Xe hơi 98
Nestle Thụy Sĩ Thực phẩm và đồ uống 97
Royal Dutch/Shell Group Anh/Hà Lan Dầu khí 93
Siemens Đức Thiết bị điện, điện tử 84
Unilever Anh/Hà Lan Đa dạng hóa 83
BASF Đức Hóa học 74
Bayer Đức Dược phẩm/Hóa chất 67
IBM Mỹ Thiết bị điện, điện tử 63
Total Pháp Dầu khí 63
Sanofi-Aventis Pháp Dược phẩm 61
Novartis Thụy Sĩ Dược phẩm 56
British American Tobacco Anh Thuốc lá 55
Nokia Phần Lan Viễn thông 54
Altria Group Mỹ Thuốc lá 54
Pinault-Printemps Redoute Pháp Bán sỉ 54
United Technologies Corp. Mỹ Thiết bị vận tải 54
Abbott Laboratories Mỹ Dược phẩm 52
Volvo Thụy Điển Xe hơi 52
Lafarge Pháp SP khoáng phi kim 51
95
Bảng 2.3: 10 nền kinh tế chủ đạo được sự hậu thuẫn bởi 100 công ty xuyên quốc gia hàng đầu
Các nước phát triển
Châu Phi Châu Á Mỹ Latinh và Caribe
Đông Nam Âu và các nước
SNG
Anh 98 Nam Phi 43 Hongkong 67 Brazil 75 Nga 45
Hà Lan 95 Ma Rốc 27 Singapore 65 Mexico 72 Romania 30
Mỹ 92 Ai Cập 26 Trung Quốc 60 Argentina 63 Ukraine 20 Canada 87 Kenya 20 Thổ Nhĩ Kỳ 52 Venezuela 56 Bulgaria 15
Pháp 82 Nigeria 17 Đài Loan 49 Chile 46 Croatia 10
Đức 81 Tunisia 16 Malaysia 47 Colombia 44 Serbia &
Montenegro 9
Ý 78 Cốt Đi
Voa
15 Hàn Quốc 42 Peru 34 Kazakhstan 8
Tây Ban Nha
77 Cameroon 12 Ấn Độ 38 Panama 28 Azerbaijan 5
Thụy Sĩ
77 Gabon 9 Thái Lan 36 Bermuda 23 Bosnia &
Herzegovina 4
Bỉ 75 Ghana 9 UAE 31 Ecuador 22 Uzbekistan 4
Nguồn: UNCTAD, 2003.
Quan sát bảng 2.2 và bảng 2.3, ta thấy các công ty xuyên quốc gia có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế của các quốc gia, hầu hết các công ty xuyên quốc gia đều mang quốc tịch các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức… và có mặt tại các nước phát triển là nhiều hơn so với các nước còn lại trên thế giới. Đồng thời, chúng cũng gây ra những tác động tiêu cực đối với quan hệ quốc tế nói chung, cục diện chính trị khu vực, thế giới nói riêng vì nó góp
96
phần tạo ra hình thức thống trị và lệ thuộc mới trong quan hệ quốc tế. Khi nắm công cụ tài chính và công nghệ trong tay, các chủ thể này sẽ tác động lên luật lệ kinh tế quốc tế và chi phối sự phân công lao động quốc tế mới có lợi cho chúng. Công ty xuyên quốc gia có đặc điểm nổi bật đó là sức mạnh tài chính (trong 100 thực thể kinh tế lớn nhất thế giới thì có tới 51 là công ty xuyên quốc gia; TNCs chiếm 2/3 tổng thương mại thế giới về hàng hóa và dịch vụ thế giới trong đó 1/3 là thương mại nội bộ công ty, 1/3 là thương mại giữa TNCs và các thực thể bên ngoài). Ngoài ra hệ thống phân phối, công nghệ và nghiên cứu và phát triển (Research and Development - R&D) của TNCs cũng rất đáng kể, 3/4 chi phí R&D của thế giới tới từ TNCs. Ngoài ra TNCs còn có khả năng vận động hành lang chính phủ để chính phủ đưa ra các chính sách có lợi cho mình về thuế và môi trường.
Chỉ cần lấy một ví dụ đơn giản, doanh thu của ConocoPhilips năm 2006 - công ty lớn thứ 10 trong bảng xếp hạng Global Fortune 500, đã lớn gấp 2,7 lần GDP của Việt Nam trong cùng năm (xấp xỉ 61 tỉ USD) [97]. Các TNC được cho rằng đang khoét sâu thêm mâu thuẫn Bắc-Nam khi duy trì sự bóc lột các nước đang phát triển, chèn ép nền sản xuất nội địa, duy trì bất bình đẳng về cơ hội và thu nhập, trói buộc bằng nợ nần, chuyển giao công nghệ lạc hậu, thủ phạm tàn phá tài nguyên môi trường, gây ra đụng độ giá trị văn hóa Phương Tây và bản địa, tiếp tục sự can thiệp chính trị vào công việc nội bộ các nước dưới nhiều hình thức khác nhau…
Nói chung, các chủ thể phi quốc gia vẫn tiếp tục gây lo ngại cho các nước đang phát triển và hoàn toàn có thể tạo ra những vấn đề lớn trong cục diện khu vực và thế giới bởi khả năng can thiệp chính trị và lũng đoạn kinh tế của chúng. Vì thế, đã có những cố gắng trong quan hệ quốc tế ngăn chặn các khả năng này6
.
6 Ví dụ, Liên Hợp Quốc đã lập ra một Trung tâm về các tập đoàn xuyên quốc gia. Trung tâm này đã đề ra “Những nguyên tắc ứng xử” nhằm hạn chế các hành động quá trớn của TNC. Tuy nhiên, nhiều khi các TNC đã không tuân theo nguyên tắc này mà họ thường đi tìm những thỏa thuận riêng với nước sở tại. Ví dụ khác là việc 5 nước thuộc nhó Andean đã lập liên minh để tăng sức mạnh cho mình trong thỏa thuận với các TNC.
97
Tiểu kết chương 2
Tóm lại, Đông Á là một khu vực có tầm quan trọng về địa chiến lược, có nhiều tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, có nguồn nhân lực dồi dào, có tiềm năng kinh tế to lớn và tốc độ phát triển nhanh. Những đặc thù nội lực như vậy đã có sức hấp dẫn và thu hút rất lớn đối với thế giới nói chung và đối với các nước lớn nói riêng. Sự hấp dẫn và thu hút này một mặt tạo ra tiềm năng và động cơ để thúc đẩy khu vực phát triển, song mặt khác cũng dễ dẫn đến nguy cơ mất an ninh, ổn định. Hiện nay và trong nhiều năm nữa, khu vực Đông Á vẫn giữ bố cục chiến lược theo cơ cấu Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN, Nga. Đóng vai trò chi phối và tập trung nhiều quyền lực nhất những năm đầu thế kỷ XXI là tam giác Mỹ - Trung - Nhật. Còn ASEAN là một tổ chức bao gồm các nước vừa và nhỏ ở khu vực Đông Nam Á luôn và sẽ đóng vai trò cầu nối, trung gian, vai trò thu hút các nước lớn và các nước trong khu vực theo phương trình cân bằng linh hoạt về an ninh và hợp tác khu vực. Quan hệ giữa các nước lớn trong khu vực vẫn là quan hệ vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Cục diện chính trị khu vực là cục diện nhất siêu đa cường trong những năm tới, và có xu hướng dịch chuyển dần sang trật tự đa cực. Quan hệ của các nước lớn có ảnh hưởng quan trọng đến chính sách đối ngoại của các nước còn lại trong khu vực. Phần lớn các nước đã chuyển từ chính sách đi với nước lớn này để chống lại nước lớn khác sang chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ nhằm tạo dựng cho