7. Kết cấu luận văn
1.3.3. Các xu thế chủ yếu của thế giới đương đại
Xu thế lớn của thế giới phản ánh tương quan lực lượng của thế giới đương đại. Các chủ thể quan hệ quốc tế muốn phát triển phải tuân theo xu thế lớn. Nếu không tôn trọng các xu thế đó thì khó mà đạt được những mục đích
30
mong muốn. Điều này được các quốc gia nhận thức rất rõ. Và con người là chủ thể quan trọng trong việc phát hiện ra các xu thế đó. Mặt khác, cục diện thế giới hình thành và vận động theo quy luật khách quan, dù các chủ thể có nhận biết được nó hay không. Theo đa số các nhà nghiên cứu quốc tế thì khoa học quan hệ quốc tế là khoa học phức tạp nhất trong các khoa học xã hội, nhân văn. Chính vì vậy, nhiều học giả cho rằng không nên nói đến tính quy luật trong quan hệ quốc tế mà chỉ là cố gắng để nắm bắt và tìm hiểu về các xu thế phát triển của thế giới.
Trên thế giới hiện nay nổi lên một số quy luật khách quan tác động mạnh đến việc hình thành, thay đổi của cục diện thế giới. Theo đánh giá của Đảng ta, bốn mâu thuẫn cơ bản vẫn còn nguyên vẹn, mặc dù tình hình thế giới đã có những thay đổi trong từng mặt đối lập cấu thành mâu thuẫn, trong hình thức biểu hiện và mức độ gay gắt của nó. Đó là các mâu thuẫn:
Một là, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn cơ bản, đặc trưng của thời đại, được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực: về kinh tế (vừa đấu tranh, vừa hợp tác); về chính trị, tư tưởng, văn hóa (“diễn biến hòa bình” và chống “diễn biến hòa bình); sự tăng cường sức mạnh tổng hợp của mỗi bên.
Hai là, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển với các nước đang phát triển được biểu hiện giữa một bên là các nước tư bản phát triển ngày càng giàu có, chiếm hữu hoặc khống chế phần lớn tài sản về công nghệ, chất xám, tài nguyên thiên nhiên, vốn đầu tư, GDP của toàn thế giới với một bên các nước đang phát triển đang phải đối mặt với thực trạng khó khăn về kinh tế, chính trị và những thách thức về chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc.
Ba là, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau được biểu hiện bằng mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển, các trung tâm tư bản, các tập đoàn tư bản lũng đoạn xuyên quốc gia với nhau. Mâu thuẫn này được diễn ra trên
31
các mặt kinh tế (cạnh tranh kinh tế, tranh chấp trong khuôn khổ tổ chức thương mại thế giới WTO và các thể chế khác); về chính trị, về chủ quyền quốc gia (giữa chính sách đơn cực và đa cực); mâu thuẫn giữa các tập đoàn tư bản, giữa các quốc gia khác nhau và ngay trong một quốc gia; mâu thuẫn giữa ba trung tâm tư bản lớn; mâu thuẫn giữa “hai bờ đại dương”; mâu thuẫn giữa Mỹ - Nhật, giữa nội bộ EU; giữa Mỹ và các đồng minh…
Bốn là, mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động với giai cấp tư sản, mâu thuẫn giai cấp vốn có trong lòng xã hội tư bản. Mâu thuẫn này được biểu hiện trên các mặt kinh tế, chính trị, tư tưởng văn hóa giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Mâu thuẫn này được mở rộng thành mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các lực lượng hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội với giai cấp tư sản độc quyền.
Trong các xu thế chính trị chủ yếu của thế giới đương đại, hòa bình, hợp tác để phát triển là nhu cầu bức xúc của các dân tộc và quốc gia dân tộc trên thế giới; các quốc gia dân tộc tham gia ngày càng nhiều vào các quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết về kinh tế; các dân tộc nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đấu tranh chống lại sự áp đặt và can thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và nền văn hóa dân tộc; các nước xã hội chủ nghĩa, các đảng cộng sản và công nhân, các lực lượng cách mạng tiến bộ trên thế giới kiên trì đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Nhận định về tình hình chính trị thế giới những năm đầu thế kỷ XXI, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra gay gắt. Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu. Chủ nghĩa tư bản hiện đại hiện đang nắm ưu thế về vốn, khoa học và công nghệ, thị trường, song không thể khắc phục nổi
32
những mâu thuẫn vốn có. Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”. [19, tr. 13] Trên tinh thần đó, Nghị quyết Đại hội X (2006) của Đảng ta tiếp tục khẳng định: trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất trắc khó lường. Sự hội nhập kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia dân tộc, nhất là các đang phát triển. Cạnh tranh kinh tế - thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ… giữa các nước ngày càng gay gắt. Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn. Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, ly khai, hoạt động khủng bố, những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp. Các mâu thuẫn lớn của thời đại vẫn rất gay gắt. Nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi các quốc gia dân tộc và các tổ chức quốc tế phối hợp giải quyết: khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nước giàu và nước nghèo ngày càng lớn; sự gia tăng dân số cùng với các luồng dân di cư; tình trạng khan hiếm nguồn năng lượng, cạn kiệt tài nguyên, môi trường tự nhiên bị hủy hoại; khí hậu diễn biến ngày càng xấu, kèm theo những thiên tai khủng khiếp; các dịch bệnh lớn, các tội phạm xuyên quốc gia dân tộc có chiều hướng tăng. Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Á nói riêng, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng, nhưng luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định. [107, tr. 16]
33