Quan hệ Nga Nhật Bản

Một phần của tài liệu Cục diện chính trị khu vực Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 61 - 64)

7. Kết cấu luận văn

2.2.2. Quan hệ Nga Nhật Bản

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Nhật Bản coi Nga là kẻ thù, là “mối đe dọa” trực tiếp ở phía bắc lãnh thổ của mình. Về phần mình, Nga coi Nhật Bản là chư hầu của Mỹ, vì vậy chính sách đối ngoại của Nga với Nhật Bản thời kỳ này là một phần chính sách của Nga đối với Mỹ.

Sự sụp đổ của Liên Xô và công cuộc cải cách ở Nga đã khiến cho những bất đồng về tư tưởng, chính trị và quân sự giữa Nga và Nhật Bản không còn cơ sở để tồn tại. Cùng với đó, mong muốn thiết lập một trật tự thế giới đa cực đã trở thành động lực để cả Nga và Nhật Bản hướng đến nhau. Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển bậc nhất trên thế giới cũng như có vai trò chính trị ngày càng gia tăng trong việc giải quyết các xung đột quốc tế. [102] Chính vì lẽ đó mà Liên Bang Nga xác định ở Đông Á, Nhật Bản đang và sẽ chiếm giữ một vị trí không kém phần quan trọng so với Trung Quốc và ngược lại phía Nhật cũng nhận thấy sự hồi phục của nước Nga khi Tổng thống V. Putin lên nắm quyền điều hành đất nước. Cả hai nước đều nhìn thấy lợi ích của mình trong việc phát triển quan hệ với bên kia.

Tuy không có chung biên giới đất liền với Nga song Nhật Bản lại án ngữ trên đường biển chiến lược nối liền phần lãnh thổ phía Đông của Nga với các nước ven bờ Thái Bình Dương cũng như sang Ấn Độ Dương. Chính vì thế tăng cường quan hệ với Nhật, Nga sẽ tăng cường củng cố và mở rộng tầm ảnh hưởng của Nga với các nước thuộc vành đai trên.

Nhật Bản cũng rất coi trọng những chính sách đối ngoại mới của Nga từ khi V. Putin lên nắm quyền. Quả thực là trong những năm đầu của thế kỷ

60

XXI cả Nga và Nhật đều đã có những động thái tích cực về nhau. Việc chính quyền của Tổng thống Putin điều chỉnh chính sách đối ngoại hướng về Đông Á, châu Á nói chung và với Nhật Bản nói riêng là những minh chứng rõ ràng. Về phần mình, Nhật Bản có nhu cầu cải thiện quan hệ với Nga để qua đó xác lập vị thế cường quốc chính trị của mình. Với mong muốn có được chiếc ghế Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, Nhật Bản rất cần sự ủng hộ của Nga, một trong năm nước Ủy viên thường trực hiện nay. Mặt khác, có được một mối quan hệ láng giềng tốt với Nga trên tinh thần đối tác sẽ giúp Nhật có những thuận lợi hơn trong quan hệ với Trung Quốc vốn vẫn đang tồn tại nhiều bất đồng, mâu thuẫn.

Trên cơ sở đó, hai nước chủ động điều chỉnh chính sách đối với nhau trên quy mô lớn. Đó là thay đổi toàn bộ nguyên tắc cứng rắn, tiến hành đồng thời cả đối thoại chính trị và kinh tế, thay đổi quan điểm coi tranh chấp lãnh thổ là điều kiện tiên quyết không thể lay chuyển đã cải thiện thành phương châm từng bước tiếp xúc và hợp tác với mức độ linh hoạt.

Việc điều chỉnh những chính sách đối với Nga của Nhật làm giảm sự ràng buộc về vấn đề lãnh thổ trong quan hệ song phương, từ đó tăng cường hợp tác về mặt kinh tế đã góp phần mở ra con đường hợp tác khai thác tài nguyên ở khu vực Viễn Đông của Nga và điều này rất có lợi cho Nhật Bản. Thêm vào đó, Nhật Bản có thể thâm nhập sâu hơn, dễ dàng hơn vào một thị trường đầu tư và tiêu thụ rộng lớn hầu như còn bỏ trống như thị trường Nga.

Nga rất quan tâm đến nguồn vốn, kỹ thuật và hàng hóa chất lượng cao của Nhật Bản để phát triển kinh tế vùng Siberia và Viễn Đông và tiêu dùng trong nước. Ngược lại, Nhật cũng cần hợp tác với Nga, đặc biệt trong việc khai thác thị trường rộng lớn ở khu vực Viễn Đông và Siberia của Nga. Song một trở ngại lớn nhất trong quan hệ Nga - Nhật hiện nay là việc giải quyết vấn đề quần đảo Kuril để từ đó có thể ký kết “Hiệp đinh hòa bình Nga - Nhật”. Trước đây và hiện nay, lãnh đạo Nga và Nhật Bản đã nhiều lần đàm phán về

61

vấn đề 4 đảo ở Kuril. Những năm gần đây, các nguyên thủ của hai quốc gia đã có nhiều cuộc gặp thống nhất sẽ đẩy mạnh hợp tác giữa hai nước về kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng (dầu, khí), song vấn đề quần đảo Kuril một lần nữa chưa được giải quyết trong cuộc gặp cấp cao Nga - Nhật và tiếp tục chưa thấy triển vọng giải quyết vấn đề này. Về vấn đề này, nguyên Thủ tướng Nhật Bản I. Nacaxônê viết như sau: “…Vấn đề các lãnh thổ phương Bắc (quần đảo Kuril) tồn tại trong quan hệ giữa Nhật Bản và Nga đã không được giải quyết trong chiến tranh lạnh. Chiến tranh lạnh kết thúc đã không đẩy nhanh việc giải quyết vấn đề này. Cũng không nhìn thấy triển vọng giải quyết vấn đề ấy trong tương lai gần”. [25, tr. 77] Yếu tố then chốt ảnh hưởng đến tiến trình đàm phán, đó là ý kiến khác nhau từ cả hai phía Nhật và Liên Xô, sau này là nước Nga. Lập trường của Liên Xô là chỉ trao trả Habomai, Shikotan chứ không trao trả Etorofu và Kunashir. Tuy nhiên, người Nhật lại yêu cầu về chủ quyền trên cả bốn hòn đảo nói trên và yêu cầu Liên Xô trao trả ngay những hòn đảo này. Do đó, cuộc thương lượng đã không đi đến sự kết thúc. Kết quả là thay cho một hiệp ước hòa bình, Tuyên bố chung Nhật - Liên Xô đã được đưa ra và nó được coi là hiệp định đảm bảo cho sự tạm hoãn tình trạng chiến tranh và nối lại các quan hệ ngoại giao. [116] Người Nga nói chung vẫn luôn phản đối việc trả lại nam Kuril cho Nhật Bản bởi vì quần đảo Kuril có vị trí chiến lược quan trọng đối với nền an ninh quốc gia Nga. Trao quyền kiểm soát quần đảo này cho Nhật đồng nghĩa với việc xóa bỏ vành đai an ninh giữa biển Ôkhốt của Nga với biển Nhật Bản, chặn lối ra đại dương của hạm đội Thái Bình Dương. Hơn nữa quần đảo Kuril có vị trí tiền tiêu giúp Nga theo dõi các hoạt động quân sự của liên minh Mỹ - Nhật. Song, xuất phát từ nhu cầu hợp tác của cả đôi bên cũng như những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại mỗi nước, cả Nga và Nhật Bản đã nỗ lực thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động kinh tế đối ngoại nhằm tạo bầu không khí mới để phát triển các quan hệ hợp tác toàn diện.

62

Về hợp tác trong lĩnh vực dầu khí, trong cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo Nga với đại diện các doanh nghiệp và thương nhân Nga, Nhật tại Tôkyô ngày 21- 11 - 2005, Tổng thống V. Putin tuyên bố: Nga sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường ống dẫn dầu từ Siberia đến Nhật Bản với lưu lượng 1,6 triệu thùng dầu/ ngày, số dầu trên Nga sẽ bán cho Nhật. [25, tr. 77]

Năng lượng là vấn đề quan trọng nhất trong hợp tác kinh tế - thương mại giữa Nga với Nhật Bản. Hai công trình lớn Xakharin 1 và Xakharin 2 do Nhật đầu tư đã có hiệu quả. Tuyến đường ống vận chuyển dầu dài 3.800 km từ Angarsk tới cảng Nakhodka đang được hai bên thảo luận. Xung quanh tuyến đường ống dẫn dầu này, phía Nhật đã chi ra một khoản 7 tỷ USD. Khi tuyến đường hoàn thành mỗi năm sẽ có hàng chục triệu tấn dầu thô của Nga bán sang Nhật Bản. [63, tr. 24]

Tóm lại, cả Nga và Nhật đã tiến hành nhiều bước đi tích cực nhằm tìm cách giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ, tuy nhiên cho đến nay vấn đề này vẫn là trở ngại chính trong quan hệ hai nước. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu ở Nga vẫn hy vọng vào tương lai của mối quan hệ này bởi xét cho cùng quan hệ hai nước thời gian qua tiến triển khá tốt đẹp, đặc biệt là quan hệ kinh tế và thương mại.

Một phần của tài liệu Cục diện chính trị khu vực Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)