Thách thức

Một phần của tài liệu Cục diện chính trị khu vực Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 108)

7. Kết cấu luận văn

3.1.2. Thách thức

Thách thức đầu tiên là Việt Nam phải đối mặt với những bất ổn định của cục diện chính trị khu vực Đông Á.

Khu vực Đông Á hiện nay là nơi xảy ra nhiều mâu thuẫn và bất ổn. Những mâu thuẫn và bất ổn một phần từ các nước trong khu vực chưa xây dựng được sự tin cậy trong quan hệ với nhau, bầu không khí nghi kỵ và chưa tin cậy vẫn tồn tại trong khu vực. Nói một cách khác, các cuộc chạy đua vũ trang vẫn tiếp tục, tạo nên những mối lo ngại thường trực. Những cuộc chạy đua này sẽ tạo nên sự căng thẳng và phức tạp trong cục diện chính trị khu vực, tác động bất lợi đến Việt Nam. Trong đó, tác động tiêu cực nhất có thể là từ sự cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn trong khu vực. Chúng ta sẽ phải đối mặt với những lôi kéo và áp lực từ các nước lớn. Lịch sử đã cho thấy, sự cạnh tranh giữa các nước lớn thường đem lại cho nước nhỏ bất lợi nhiều hơn thuận lợi.

Tuy nhiên, những lôi kéo và áp lực sẽ không gay gắt và quyết liệt như trong chiến tranh lạnh bởi mức độ đối kháng giữa các nước lớn cũng không còn như trước. Đồng thời, sau chiến tranh lạnh, tính chất ngoại vi của các nước nhỏ ở Đông Á đã giảm do vai trò kinh tế của khu vực đối với thế giới cũng như do sự phụ thuộc lẫn nhau trong khu vực đang ngày càng tăng

Thách thức thứ hai đến từ vị thế quốc tế tương đối hạn chế của Việt Nam trong cục diện chính trị khu vực Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI.

Có thể nói với khoảng cách về trình độ phát triển, cơ sở kinh tế và khoa học quá lớn như hiện nay, Việt Nam có ít cơ hội để cải thiện vị thế quốc tế của mình trong quan hệ với các nước lớn. Trong mọi kịch bản của cục diện

107

chính trị Đông Á, quan hệ thứ bậc nước lớn-nước nhỏ vẫn luôn tồn tại. Tính dân chủ và sự bình đẳng chỉ là trên lý thuyết. Sự bất lợi thường rơi vào quốc gia có vị thế quốc tế yếu hơn. Sự cạnh tranh quá gay gắt hoặc sự hợp tác chặt chẽ giữa các trung tâm trong trật tự quyền lực đều gây nhiều bất lợi cho các nước nhỏ, trong đó có Việt Nam. Mặc dù hợp tác và cạnh tranh luôn là hai mặt đồng thời trong quan hệ giữa các nước lớn nhưng nếu xu hướng hợp tác trở thành dòng chảy chính, tác động từ trật tự quyền lực mới ở Đông Á tới Việt Nam sẽ đỡ hơn nhiều. Khi xảy ra sự cạnh tranh giữa các nước lớn, Việt Nam chưa chắc đã đủ năng lực để đứng giữa và cân bằng. Đối với sự hợp tác giữa các nước lớn, điều này có lợi cho môi trường an ninh và sự phát triển của Việt Nam. Nhưng nó cũng tạo ra những bất lợi do mâu thuẫn Bắc - Nam và trật tự đẳng cấp quyền lực nước lớn - nước nhỏ cùng những hậu quả đối với nước nhỏ như Việt Nam. [40, tr. 145]

Thách thức thứ ba đến từ các nước lớn và các chủ thể phi quốc gia trong cục diện chính trị khu vực.

Trung Quốc

Người láng giềng “khổng lồ” phía Bắc - Trung Quốc từ lâu đã và vẫn nuôi mộng bá quyền nước lớn. Việt Nam là một trong những chướng ngại vật của Trung Quốc trong quá trình bành trướng xuống phía Nam. Những tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc là những minh chứng điển hình, đó là tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tranh chấp biên giới, phân định vịnh Bắc Bộ, lãnh hải… Trung Quốc hiện nay đang phát triển “nóng” và điều này ảnh hưởng rất nhiều tới các quốc gia láng giềng, trong đó có Việt Nam. Đó là những vấn đề nan giải đặt ra cho Việt Nam trước Trung Quốc trong cục diện chính trị Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI.

Nga

Quan hệ Việt Nam - Nga là quan hệ truyền thống, lâu đời. Những năm đầu thế kỷ XXI, Nga đã có những thay đổi chính sách đối ngoại đối với từng

108

khu vực, quốc gia trong đó có Việt Nam nhằm tìm lại vị thế như Liên Xô trước đây. Đồng thời, Nga không còn chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa với Việt Nam, trong quan hệ với Nga, Việt Nam cần nhận thức rõ điều này, bởi nếu không có đối sách phù hợp thì tất cả những thay đổi trong chính sách của Nga có thể trở thành thách thức đối với Việt Nam.

Nhật

Có thể nói quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản hiện nay là quan hệ hợp tác tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực. Nhưng trong quan hệ với Nhật Bản, thách thức đến với Việt Nam bắt nguồn từ sự “phụ thuộc” bởi hiện nay Nhật Bản được coi là nước cung cấp viện trợ phát triển (ODA) nhiều nhất cho Việt Nam, xây dựng nhiều công trình trọng điểm tại Việt nam. Sự phụ thuộc là một thách thức, trong quan hệ với các nước lớn nói chung, Nhật Bản nói riêng, Việt Nam cần nhận thức rõ ràng về điều này.

Mỹ

Những vấn đề dân chủ, nhân quyền là những bất đồng tạo nên thách thức giữa Việt Nam và Mỹ trong cục diện chính trị khu vực Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI. Điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đối với tình hình chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam. Những khác biệt đó dẫn tới sự kích động, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết của Việt Nam. Nguyên nhân có thể do sự vận động hành lang của nhóm chống đối Việt Nam tại quốc hội Mỹ, quan hệ Việt Nam với Trung Quốc hoặc Nga nồng ấm lên… Thách thức từ Mỹ đối với Việt Nam cũng thường trực như từ Trung Quốc vậy.

ASEAN, ARF, APEC

Những vấn đề an ninh chính trị của ASEAN đang tạo nên thách thức đối với Việt Nam như các vấn đề khủng bố, li khai, vấn đề Mianma....

Tại các diễn đàn khu vực như ARF, APEC nơi có mặt của các nước lớn, trọng lượng tiếng nói của Việt Nam còn chưa cao. Tham vọng bá quyền của một số nước lớn luôn uy hiếp an ninh, phát triển của Việt Nam và không

109

loại trừ hai nước lớn hoặc ba nước lớn cấu kết, móc ngoặc với nhau tranh thủ lợi ích tại Việt Nam.

Các tổ chức phi chính phủ, các công ty xuyên quốc gia

Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam với sự thay đổi về quan điểm kinh tế, nền kinh tế của Việt Nam đã ngày càng phát triển và khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân cũng ngày được nâng cao. Trong đó, vai trò của các tổ chức phi chính phủ và các công ty xuyên quốc gia là rất lớn. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, nền kinh tế Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nhiều và tương đối lệ thuộc vào các công ty xuyên quốc gia, các tổ chức phi chính phủ. Trong thời kỳ toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, các công ty xuyên quốc gia ngày càng giữ vị thế quan trọng. Sự có mặt của những tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới như Nestle, Siemens, Unilever, IBM… với thị phần ngày càng lớn đang chi phối nền kinh tế Việt Nam tương đối sâu sắc, điều này đặt ra những thách thức không nhỏ trong chính sách kinh tế, chính trị của Việt Nam.

Trên đây là những thách thức chủ yếu đối với Việt Nam trước cục diện

Một phần của tài liệu Cục diện chính trị khu vực Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)