7. Kết cấu luận văn
1.3.1. Sự đấu tranh của các chủ thể trên trường quốc tế
Đây là nhân tố quan trọng trong việc dẫn đến sự thay đổi của cục diện thế giới và khu vực. Trong nền chính trị thế giới, các chủ thể quan hệ quốc tế, mà trước hết là các quốc gia dân tộc có lợi ích khác nhau. Thông thường, các quốc gia dân tộc chia làm hai lực lượng chủ yếu trong việc thay đổi cục diện, trật tự thế giới. Có những nước ủng hộ việc duy trì cục diện, trật tự hiện hành vì lợi ích của mình, song lại có những lực lượng muốn thay đổi cục diện hiện hành, phấn đấu cho một cục diện mới có lợi cho mình hơn nhất là khi tương quan lực lượng đã thay đổi. Nhìn lại lịch sử ta thấy các nước như Đức, Ý, Nhật đã không thể chấp nhận thiệt thòi to lớn bởi hệ thống Versailles - Washington, họ đẩy nhanh việc phát triển sức mạnh quốc gia. Sau cuộc đại khủng hoảng 1929 - 1933, Đức trở thành nước có tiềm lực kinh tế đứng đầu châu Âu, chỉ sau Mỹ. Cũng trong thời gian đó Nhật Bản cũng đẩy mạnh sự phát triển của mình. Sau những phục hồi nhanh chóng đó, Đức đòi xét lại toàn bộ các điều khoản của Hòa ước Versailles. Các nước phương Tây đã đáp ứng yêu cầu của Đức. Tháng 9-1926, Đức được tham gia Hội quốc liên và trở thành ủy viên thường trực vào tháng 2-1931, vấn đề bồi thường chiến tranh được xóa bỏ hoàn toàn. Tiếp đó, sau khi lên cầm quyền (1-1933), Đức quốc xã tuyên bố rút khỏi Hội quốc liên và từ 3-1935 quyết định xây dựng lực lượng không quân, phục hồi Bộ tổng tham mưu… Còn Nhật, xâm lược Đông Bắc Trung Quốc (9-1931) lập nước Mãn Châu, tách khỏi Trung Quốc. Trước sự phản đối của Hội quốc liên, Nhật tuyên bố rút khỏi tổ chức này. Ý cũng nổi lên đòi phân chia lại khu vực ảnh hưởng bằng cách bành trướng ra Địa Trung Hải: chiếm Êtiôpi (10-1935), cùng với Đức can thiệp vào Tây Ban Nha (7-1936)… Mục đích của phe phát xít là tìm cách xóa bỏ hệ thống Versailles - Washington, phân chia lại thế giới
28
cho phù hợp với tương quan lực lượng mới. Năm 1991, sau khi siêu cường Liên Xô tan rã, trật tự thế giới hai cực không còn nữa. Mỹ còn lại là siêu cường duy nhất. Mỹ quyết liệt thực hiện âm mưu lãnh đạo thế giới, thiết lập trật tự thế giới một cực. Trong khi đó các nước lớn khác như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và cả Liên minh châu Âu (EU) do Pháp, Đức đứng đầu quyết tâm đẩy mạnh phát triển sức mạnh tổng hợp quốc gia, thay đổi cục diện thế giới hiện nay, phấn đấu cho trật tự thế giới đa cực.
Rõ ràng, đấu tranh và hợp tác của các chủ thể quan hệ quốc tế là một trong những nhân tố quan trọng đưa đến thay đổi của cục diện thế giới.