7. Kết cấu luận văn
1.2.4. Các công ty xuyên quốc gia
Trước hết, cần phân biệt giữa công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporation - TNC) và công ty đa quốc gia (Multinational Corporation - MNC). Công ty đa quốc gia là công ty có sự quốc tế hóa nguồn vốn, tức là có chủ đầu tư thuộc các quốc tịch khác nhau. Công ty xuyên quốc gia là công ty
2
Có thể dấu ấn quan trọng mà các INGO tạo ra trong quan hệ quốc tế là từ Hội nghị Rio de Janeiro năm 1992. Khi đó, chúng tạo được áp lực đủ mạnh để dẫn đến thỏa thuận về việc kiểm soát khí thải CO2. Năm 1994, chiến dịch “Năm mươi năm là đủ” của các INGO đã chi phối hội nghị WB và buộc WB phải thay đổi tư duy và biện pháp của nó. Năm 1998, các INGO đã góp phần ngăn cản sự ra đời của Hiệp ước Đa phương về Đầu tư (MAI) là một dự thảo hiệp định nhằm hòa hợp các luật lệ về đầu tư dưới sự bảo trợ của OECD.
26
có sự quốc tế hóa hoạt động kinh doanh nhưng chủ đầu tư thường lệ thuộc một quốc tịch. Tuy nhiên, trong bài này, xuất phát từ góc độ có ảnh hưởng xuyên quốc gia trong quan hệ quốc tế, thuật ngữ Công ty Xuyên quốc gia được sử dụng chung để chỉ tất cả các công ty hoạt động trên quy mô quốc tế. [55, tr.17-50]
Một công ty xuyên quốc gia là một doanh nghiệp được cấu thành bởi các thực thể ở ít nhất 2 nước, các thực thể này hoạt động dưới một hệ thống ra quyết định chung và định hướng chiến lược phát triển chung. Công ty xuyên quốc gia bao gồm công ty mẹ ở một nước, và thực hiện các đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để hình thành các công ty con. Các công ty mẹ con này ảnh hưởng lẫn nhau và cùng chia sẻ kiến thức, nguồn lực và trách nhiệm lẫn nhau.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về lượng và chất, vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế cùng với các tác động ngày càng tăng trong quan hệ quốc tế đang đem lại cho các công ty xuyên quốc gia khả năng của một chủ thể quan hệ quốc tế, một chủ thể phi quốc gia. Các công ty xuyên quốc gia có được vị trí khá lớn trong quan hệ quốc tế và tác động tương đối mạnh mẽ tới cục diện chính trị khu vực không chỉ nhờ thực lực và khả năng kiến tạo các quan hệ xuyên quốc gia. Ảnh hưởng này còn được quy định bởi nhu cầu phát triển ngày càng tăng của mọi quốc gia trên thế giới. Yếu tố kinh tế, các vấn đề toàn cầu như nghèo đói, dịch bệnh, sự nóng lên toàn cầu… càng nổi lên trong quan hệ quốc tế, vị thế quốc tế của các công ty xuyên quốc gia càng cao. Sự chi phối của kinh tế, xã hội đối với chính trị càng cao, khả năng tác động tới cục diện chính trị thế giới, khu vực càng lớn. Các công ty xuyên quốc gia là thế lực không nhỏ trong quan hệ quốc tế khi chúng vẫn có khả năng tác động lên quốc gia và chủ thể khác, buộc chúng phải thay đổi hay điều chỉnh hành vi đối nội và đối ngoại.3
3 Ví dụ, các hoạt động vận động hành lang đối với chính sách của chính quốc, hoạt động can thiệp và gây sức ép đối với nước sở tại.
27