Các tổ chức phi chính phủ

Một phần của tài liệu Cục diện chính trị khu vực Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 26 - 27)

7. Kết cấu luận văn

1.2.3. Các tổ chức phi chính phủ

Các tổ chức phi chính phủ (Non-governmental Organization - NGO) ra đời từ cuối thế kỷ XIX và phát triển mạnh mẽ từ đầu thế kỷ XX. Sự hiện diện của nó hiện nay diễn ra trong nhiều lĩnh khác nhau của QHQT như kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội… Tuy không có nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế (International non-governmental Organization - INGO) trong chính trị nhưng hoạt động của chúng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới lĩnh vực này1

. Không chỉ về bề rộng, mức độ tham gia quan hệ quốc tế của các tổ chức phi chính phủ quốc tế cũng tương đối sâu sắc. Chúng tham gia ngày càng nhiều vào các lĩnh vực chuyên môn hẹp. Chúng cũng đang cuốn hút được nhiều giai tầng xã hội khác nhau tham gia vào quan hệ quốc tế, tạo nên khả năng tác động nhiều hơn tới cục diện thế giới. Mặc khác, các tổ chức phi chính phủ quốc tế có nhiều nguồn lực để tự tạo cho mình những thẩm quyền riêng ngay từ khi thành lập. Đó là sự tự chủ về tài chính và lực lượng, thẩm quyền riêng được thừa nhận chung và sự ủng hộ xã hội. Cho dù sự phụ thuộc nhất định vào quốc gia song tính độc lập của nó là rõ ràng khi có xu hướng tăng tác động lên quốc gia và can thiệp nhiều hơn vào khu vực thuộc thẩm quyền quốc gia. Bên cạnh đó, năng lực của các tổ chức phi chính phủ quốc tế còn tăng lên bởi mối quan hệ hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế khác. Đáng chú ý, xu hướng phối hợp và liên kết giữa các tổ chức phi chính phủ đã bắt đầu diễn ra. Nếu xu hướng này tiếp tục tăng, năng lực tác

1 Có thể hoạt động tác động tới chính trị sớm nhất là của Hội Chống chế độ Nô lệ Anh và Nước ngoài (British and Foreign Anti - Slavery Society). Trong những năm 1800, tổ chức này đã góp phần quan trọng trong việc xóa bỏ các quy luật về nô lệ. Hay trong thập kỷ 1990, hàng trăm NGO với sự phối hợp của chính phủ Canada đã mở chiến dịch nhằm loại bỏ mìn mặt đất. Cuối cùng, lệnh cấm sử dụng mìn đã được ban hành. Đây là một trong những thành công lớn nhất của các INGO. Các tổ chức hoạt động nhân đạo cũng thường liên quan đến chính trị trong các vấn đề như dân chủ và nhân quyền.

25

động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế cũng sẽ tăng lên trong tương lai. [40, tr. 47] Về mục đích, các tổ chức phi chính phủ quốc tế đều có tôn chỉ rõ ràng trong văn bản thành lập. Mục đích chủ yếu là thúc đẩy hợp tác nhằm thực hiện mục tiêu phát triển trong lĩnh vực nào đó. Nếu mục đích phù hợp với ý nguyện của quốc gia và công chúng nên tính hướng đích trong hoạt động của chúng là rõ ràng và mạnh mẽ. Hơn nữa, nguyên tắc xây dựng và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế là tự nguyện và hợp tác nên càng tạo điều kiện cho mục đích hợp tác phát triển của chúng. Cho đến nay, hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế đang đóng góp khá nhiều cho hợp tác và phát triển.

Ngoài ra, các tổ chức phi chính phủ quốc tế còn góp phần thúc đẩy xu hướng hợp tác, phụ thuộc lẫn nhau, hội nhập trong quan hệ quốc tế. Hoạt động của các tổ chức này đang tạo ra các quan hệ xuyên quốc gia giữa các nhóm và cá nhân và đang tạo nên những giá trị chung xuyên quốc gia. Đồng thời, nó cũng tham gia vào việc xây dựng cục diện thế giới qua sự đóng góp vào toàn cầu hóa và xu hướng thống nhất hơn của thế giới.

Nói tóm lại, ảnh hưởng của các tổ chức phi chính phủ trong cục diện khu vực, thế giới thể hiện ở tiếng nói tăng lên của chúng đối với quốc gia trong nhiều vấn đề. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, chúng còn tác động lên các quốc gia và chủ thể khác, buộc chúng phải điều chỉnh hành vi đối nội và đối ngoại.2

Một phần của tài liệu Cục diện chính trị khu vực Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 26 - 27)