Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu Cục diện chính trị khu vực Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 35)

7. Kết cấu luận văn

1.3.4. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và toàn cầu hóa

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu hết sức to lớn, nổi bật là những thành tựu về việc tạo ra những nguồn năng lượng mới thay thế dầu mỏ, công nghệ xử lý môi trường ô nhiễm và công nghệ vũ trụ. Cuộc cách mạng đó đã làm biến đổi sâu sắc các yếu tố của lực lượng sản xuất, ảnh hưởng đến sản xuất và cuộc sống tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới không phân biệt lớn nhỏ, giàu nghèo, chế độ chính trị… đã và đang thay đổi bộ mặt thế giới và thúc đẩy tiến trình phát triển của nhân loại. Cuộc cách mạng không chỉ mang lại cả cơ hội mà còn đặt ra nhiều thách thức cho các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Những thành tựu của cuộc cách mạng này phát triển đã biến tri thức trở thành yếu tố quan trọng bên trong của quá trình sản xuất, tạo ra nền kinh tế tri thức, quyết định sự phát triển của nền kinh tế thế giới và thúc đẩy xu thế phát triển của cục diện khu vực và thế giới. Hơn nữa, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang đặt ra nhu cầu mở rộng thị trường và thúc đẩy các mối quan hệ giữa tất cả các khu vực, các quốc gia dân tộc trên thế giới.

Bên cạnh những tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại thì toàn cầu hóa cũng tác động mạnh mẽ đến cục diện chính trị thế giới và khu vực. Toàn cầu hóa tác động trực tiếp và chi phối xu hướng phát triển cục diện, trật tự thế giới. Để chống lại sự thống trị của một siêu cường duy nhất, thì chủ trương đa cực có ý nghĩa nhất định trong tương quan lực lượng quốc tế hiện nay. Toàn cầu hóa đúng nghĩa của nó là một quá trình chứ không phải là một kết cục, một cái khung đã được định hình, trong đó trật tự thế giới đã được an bài ổn định. Không thể xem xét toàn cầu hóa và cục diện, trật tự thế giới một cách trừu tượng, chung chung, phi lịch sử, tách khỏi nội dung kinh tế - xã hội, chính trị - giai cấp, quốc gia dân tộc đang tồn tại; không thể xem xét toàn cầu hóa thoát ly khỏi phạm trù hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác. Cần phân biệt rõ mặt lực lượng sản xuất, công nghệ, kỹ thuật với mặt

34

quan hệ sản xuất, chính trị - xã hội. Lực lượng sản xuất được quốc tế hóa ngày càng cao nhờ vào những thành tựu của khoa học công nghệ, là bước tiến vĩ đại của văn minh loài người, nó tạo ra cơ hội lớn cho các dân tộc và các nước chậm phát triển. Nhưng không thể không thấy mặt quan hệ sản xuất, mặt chính trị của toàn cầu hóa đang do chủ nghĩa tư bản chỉ đạo và chi phối. Mặc dù dưới tác động của toàn cầu hóa, chủ nghĩa tư bản có thể kéo dài thêm thời gian tồn tại, nhưng bản chất của nó không hề thay đổi. Toàn cầu hóa đi đôi với khu vực hóa. Khu vực hóa vừa thể hiện như một nấc thang của toàn cầu hóa, vừa như một hình thức liên kết các nước trong vùng để đối phó với sự cạnh tranh và tác động tiêu cực từ toàn cầu hóa, hoặc từ các thế lực mạnh hơn. Ngoài ra toàn cầu hóa với vô số những hình thức liên kết hợp tác song phương, đa phương, đa dạng và nhiều tầng nấc, cấp độ khác nhau, khiến sự giao lưu, ràng buộc và tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc ngày càng sâu rộng. Toàn cầu hóa vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực đến cục diện khu vực và thế giới.

Trước hết, đề cập đến những tác động tích cực của toàn cầu hóa đối với cục diện khu vực và thế giới. Việc hội nhập vào các tổ chức kinh tế toàn cầu cho phép các quốc gia dân tộc thành viên được hưởng những ưu đãi về thuế quan, hàng hóa có thể nhanh chóng tiếp cận được thị trường thế giới. Đối với các nước đang phát triển, hội nhập vào các tổ chức kinh tế quốc tế cũng chính là tham gia vào diễn đàn cho phép họ bình đẳng bày tỏ quan điểm để bảo vệ lợi ích chính đáng của họ. Bên cạnh đó, toàn cầu hóa kinh tế phá bỏ những cản trở, hàng rào ngăn cách giữa các quốc gia dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quan hệ kinh tế quốc tế giúp các quốc gia dân tộc có thể tận dụng cơ hội cho sự phát triển thị trường bên ngoài. Việc khai thông thị trường quốc gia dân tộc với quốc tế cho phép bổ sung những mặt tích cực của nền kinh tế dân tộc. Hơn nữa, toàn cầu hóa tạo ra cơ hội cho các quốc gia dân tộc tiếp cận với nguồn vốn, công nghệ kỹ thuật, công nghệ quản lý.

35

Thông qua hợp tác quốc tế ngày càng gia tăng, các nước đang phát triển có cơ hội kế thừa, tiếp thu những thành tựu khoa học - công nghệ và những giá trị vật chất và tinh thần từ các nước phát triển. Mặt khác, toàn cầu hóa kinh tế mở ra khả năng cho các quốc gia dân tộc chậm phát triển nhanh chóng tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế, từ đó hình thành một cơ cấu kinh tế - xã hội hiệu quả, đẩy nhanh, rút ngắn tiến trình hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, toàn cầu hóa củng cố và tăng cường các thể chế quốc tế, thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc. Toàn cầu hóa liên kết các nước với nhau, làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước về nhiều mặt, lợi ích và nghĩa vụ của các quốc gia dân tộc. Những yếu tố đó hạn chế những hành vi dễ gây xung đột giữa các nước, góp phần duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Thêm vào đó, toàn cầu hóa mở ra khả năng phối hợp nguồn nhân lực giữa các quốc gia dân tộc để giải quyết những vấn đề có tính toàn cầu như: môi trường, dân số, chiến tranh và hòa bình, bệnh dịch hiểm nghèo… Không một quốc gia dân tộc riêng biệt nào, kể cả các cường quốc đủ sức giải quyết các vấn đề toàn cầu, đòi hỏi sự phối hợp hoạt động của nhiều chủ thể, thông qua đó các quốc gia dân tộc tăng cường hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau. Thêm vào đó, trong quá trình hội nhập, các quốc gia dân tộc đều nhanh chóng được tiếp cận những thông tin, tri thức mới, góp phần nâng cao trình độ dân trí, tạo cơ sở nền tảng cho phát triển. Toàn cầu hóa đưa lại điều kiện giao lưu hội nhập của con người giữa các nền văn hóa, không những con người hiểu nhau hơn mà còn góp phần nâng cao giá trị văn hóa truyền thống, xóa bỏ những hủ tục, mở ra điều kiện phát triển cho con người, cho sự tồn tại và cùng phát triển của các nền văn hóa trong không gian văn hóa toàn cầu. [7, tr. 11] Một tác động tích cực nữa là toàn cầu hóa gây sức ép quyết liệt và gay gắt về cạnh tranh đòi hỏi các quốc gia dân tộc phải đẩy mạnh cải cách thể chế chính trị, thể chế kinh tế để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế; đồng thời nó còn mở ra thời

36

cơ mới trên cơ sở khai thông những địa bàn và cách thức hoạt động mới cho từng quốc gia dân tộc, nhất là các quốc gia dân tộc đang phát triển.

Bên cạnh những tác động tích cực, quá trình toàn cầu hóa cũng tạo ra những tác động tiêu cực, đặt ra nhiều thách thức đối với cục diện khu vực và thế giới. Một trong những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa là bên cạnh việc mở ra cơ hội tranh thủ nguồn lực bên ngoài thì nó lại bao trùm khả năng phụ thuộc vào hệ thống phân công lao động quốc tế nếu như không xác định được một chiến lược phát triển phù hợp dựa trên cơ sở phát huy nội lực là chính. Sự phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế quốc tế có ý nghĩa là phải chịu sự khống chế của các thế lực tư bản tài chính quốc tế. Điều này cũng có thể tác động đến phạm vi quyền lực của các chính quyền quốc gia dân tộc với chính quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mình. Thách thức thứ hai mà toàn cầu hóa đặt ra là việc đòi hỏi các nước cải cách hệ thống chính sách, pháp luật, tuy vẫn tôn trọng chế độ chính trị của mỗi nước. Nó tạo ra những luật chơi quốc tế mới theo sự áp đặt của các nước lớn. Nó phá hoại chính sách thuế của các nước, dẫn tới cuộc chạy đua hạ mức thuế; làm tăng trưởng các nghĩa vụ chi tiêu tài chính công. Các nước đang phát triển phải thay đổi chính sách, cơ chế quản lý cũ, bổ sung hệ thống pháp luật và các quy định về chính sách thiết kế, thương mại, đầu tư theo chuẩn mực của các nước phát triển. Thách thức thứ ba là toàn cầu hóa tạo ra sự phân hóa ngày càng sâu sắc giữa các nước giàu và các nước nghèo. Toàn cầu hóa đã không phân phối công bằng các cơ hội và lợi ích các quốc gia dân tộc, khu vực; trái lại, nó trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu - nghèo trong từng nước và giữa các nước. Bên cạnh đó, toàn cầu hóa là một trong những nguyên nhân đưa đến nhiều mối nguy hiểm mới, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh, môi trường, văn hóa: khủng bố quốc tế, tội phạm quốc tế, hủy hoại tầng ôzôn, sa mạc hóa; là sự lây lan các loại bệnh dịch (AIDS, bò điên, cúm gà, SARS…); nó “tàn phá” những tiêu chuẩn sống, đời sống văn hóa của các quốc gia dân tộc, nó quốc tế hóa

37

phong cách Mỹ và phương Tây về lối sống, kiến trúc, ăn, mặc, âm nhạc, phim ảnh, dịch vụ… Trong hội nhập giao lưu quốc tế, kỹ thuật công nghệ hiện đại được áp dụng nâng cao năng suất lao động, dòng sản phẩm hàng hóa dịch vụ của các nước phát triển có lợi thế sẽ lấn át sản phẩm của các quốc gia dân tộc kém phát triển. Điều này dẫn đến cạnh tranh gay gắt và nảy sinh vấn đề phá sản, thất nghiệp, làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội vốn đã rất nan giải ở các quốc gia dân tộc chậm phát triển. Hơn nữa, toàn cầu hóa ít nhiều tạo ra sự bất lực của nhà nước theo khái niệm quốc gia dân tộc truyền thống. Nhà nước đang bị những nhân tố mới của toàn cầu hóa (các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ…) cạnh tranh. Nhà nước ngày càng phải chứng kiến nhiều luồng di chuyển đủ loại đi qua nước mình không thể kiểm soát, đó là: di dân tự phát, hàng hóa, tiền tệ…, đặc biệt là thông tin internet. Các cam kết quốc tế làm giảm khả năng của chính phủ trong thực hiện các nghĩa vụ xã hội và trong đáp ứng nguyện vọng của công dân, liên quan đến chủ quyền của mỗi dân tộc trong lựa chọn các chính sách kinh tế - xã hội của mình. Cuối cùng, toàn cầu hóa tạo nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, đánh mất tự chủ quốc gia dân tộc, tạo khả năng quốc tế hóa những hiện tượng tiêu cực của đời sống xã hội như buôn bán ma túy, mại dâm, du nhập lối sống đồi trụy, lan tràn chủ nghĩa khủng bố, lây nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS… Đó còn là sự phổ biến của các loại hình văn hóa ngoại lai với đời sống trái ngược với thuần phong mỹ tục.

Nhìn chung, các nhân tố như đã nêu ở trên là như những nhân tố chi phối sự phát triển của thế giới, mặc dù vậy, một số đặc điểm mới xuất hiện đã làm cho cục diện chính trị khu vực và thế giới thay đổi hết sức nhanh chóng trong những năm đầu thế kỷ XXI. Sự phản ứng chậm chạp về chính sách của các nước lớn sẽ là nguyên nhân cho việc đánh mất cơ hội phát triển và làm gia tăng các nguy cơ rủi ro phương hại đến lợi ích quốc gia.

38

Tiểu kết chương 1

Tóm lại, vấn đề đặt ra trong luận văn này là Cục diện chính trị khu vực Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI. Trước hết, những vấn đề vừa trình bày có thể được tóm tắt lại như sau:

“Cục diện” là bố cục, diện mạo, tình hình cụ thể, thể hiện trật tự, sự phân bổ quyền lực trong một giai đoạn nhất định. Trong cục diện đó (cục diện thế giới, cục diện khu vực), các nước lớn và các tổ chức đa phương giữ vị trí, vai trò vô cùng quan trọng.

“Cục diện chính trị” ở một khu vực là kết cấu các quan hệ chính trị quốc tế, các nền chính trị quốc gia, tương đối ổn định và có ảnh hưởng lớn đến khu vực trong quá trình phát triển, phân hoá, sáp nhập của các lực lượng kinh tế, chính trị, quân sự trong khu vực. Sự cấu thành cục diện chính trị của một khu vực bao gồm những nhân tố, xu hướng dẫn đến sự thay đổi của cục diện thế giới và khu vực như: 1/ Sự đấu tranh của các chủ thể chủ yếu trên trường quốc tế. 2/ Sự thay đổi của cán cân quyền lực thế giới. 3/ Các xu thế chủ yếu của thế giới đương đại. 4/ Cách mạng khoa học kỹ thuật và tác động của toàn cầu hóa. Đồng thời cục diện chính trị đó được tạo nên bởi sự kết hợp vị trí vai trò của các quốc gia lớn, các cơ chế đa phương trong có sự tham gia của các quốc gia thành viên vừa và nhỏ, các chủ thể phi quốc gia như các công ty xuyên quốc gia, các tổ chức phi chính phủ trong khu vực.

Trên đây là những cơ sở lý luận quan trọng trong quá trình tìm hiểu,

nghiên cứu vấn đề Cục diện chính trị khu vực Đông Á những năm đầu thế kỷ

39

Ch-¬ng 2

CÁC THÀNH TỐ TRONG CỤC DIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC ĐÔNG Á NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

Mặc dù chỉ là một khu vực thuộc châu Á song Đông Á lại là một khu vực quan trọng và rất phức tạp, bởi nơi đây tập trung nhiều nước lớn. Chính vì thế mà cục diện chính trị Đông Á, ở mức độ nào đó là hình ảnh thu nhỏ của cục diện thế giới, chứa đựng những tính chất, những biến đổi cũng như những xu hướng của quan hệ quốc tế. Đó là những vấn đề như quan hệ của các nước lớn sau chiến tranh lạnh, vấn đề thiết lập cục diện chính trị tại khu vực, hay xu hướng đa cực hóa, xu hướng dùng cơ chế “kiềm chế mềm” để giải quyết các mâu thuẫn… Khi nghiên cứu cục diện chính trị ở Đông Á có thể thấy ngoài vị trí, vai trò của các nước lớn trong cục diện đó còn nổi lên hai loại quan hệ là quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực và quan hệ của các quốc gia trong và ngoài khu vực, đồng thời chúng tồn tại chủ yếu dưới hai hình thức là quan hệ song phương và quan hệ đa phương.

Vị trí, vai trò và quan hệ giữa các nước lớn trong khu vực với nhau và với Mỹ là những mối quan hệ đặc biệt, đan chéo, cài lồng; vừa mang màu sắc chính trị lại vừa có màu sắc an ninh; vừa song phương lại vừa có cả trong đa phương, đồng thời tác động rất lớn đến toàn bộ khu vực, thế giới.

Một phần của tài liệu Cục diện chính trị khu vực Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)