Cơ chế phân chia lợi ích

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành với điểm du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây (Trang 87)

Việc phân chia lợi ích từ hoạt động kinh doanh du lịch làng nghề chính là nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của hoạt động du lịch làng nghề. Do vậy, các dự án du lịch làng nghề cần hƣớng vào mục đích nhƣ là: Tăng thu nhập cho cộng đồng dân cƣ, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho cộng đồng địa phƣơng, nâng cao dân trí, cải thiện đời sống cho cộng đồng trong làng nghề du lịch. Để đạt đƣợc mục đích này thì các công ty du lịch, cơ sở sản xuất trong làng nghề du lịch cần khuyến khích, thu hút cộng đồng dân cƣ vào các hoạt động du lịch với những công việc cụ thể nhƣ: Bảo vệ, thuyết minh viên, ngƣời bán hàng thủ công, ngƣời kinh doanh dịch vụ lƣu trú, ăn uống...Chính quyền địa phƣơng cần có những chính sách ƣu tiên trong việc tuyển dụng và sử dụng ngƣời dân địa phƣơng trong các hoạt động du lịch. Ngoài ra, các cơ quan quản lý cũng nhƣ các doanh nghiệp du lịch cần trích một phần nguồn thu từ du lịchđầu tƣ trở lại cho ngƣời dân địa phƣơng để đảm bảo các hoạt động du lịch đƣợc diễn ra một cách bền vững.

Lợi ích mà cộng đồng dân cƣ làng nghề đƣợc hƣởng lợi từ những thu nhập, việc làm, chất lƣợng cuộc sống...

- Lợi ích về kinh tế: Thu nhập từ du lịch của làng nghề cần đƣợc xem không chỉ ở góc độ tổng thu nhập cho cộng đồng, mà còn qua việc thu nhập đó đƣợc phân phối nhƣ thế nào cho các thành viên của cộng đồng.

Thu nhập trực tiếp và gián tiếp từ hoạt động kinh doanh du lịch của làng nghề.

Thu nhập trực tiếp nhƣ là: dịch vụ vé tham quan, dịch vụ bán đồ lƣu niệm, dịch vụ ăn uống, lƣu trú, từ những hợp động kinh doanh du lịch với các hãng lữ hành đƣa khách đến...tại các làng nghề.

- Lợi ích việc làm: Ngƣời lao động có việc làm ổn định từ sản xuất hàng hóa truyền thống, có thu nhập cao sẽ giữ vững và phát triển tốt làng nghề. Cũng chính từ lợi ích kinh tế mang lại, cộng đồng dân cƣ từng bƣớc xây dựng nên những làng nghề chuyên sâu, sản xuất hàng hóa mang tính chuyên nghiệp hơn, sản phẩm làm ra ngày càng tinh xảo mang nét đặc trƣng mà nhìn những sản phẩm ấy ta có thể nhận biết đƣợc xuất xứ của chúng.

Ngoài ra số lƣợng ngƣời có cơ hội kinh doanh trong cung cấp do du lịch mang lại sẽ tăng lên. Số lƣợng lao động trực tiếp và gián tiếp phục vụ khách du lịch khi đi tham quan du lịch làng nghề cũng tăng lên và cũng giải quyết đƣợc công ăn việc làm cho ngƣời dân những lúc nông nhàn.

- Lợi ích chất lƣợng sống của ngƣời dân làng nghề: Việc cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân chỉ có thể đƣợc thực hiện trên cơ sở ổn định việc làm và nâng cao thu nhập. Ở những vùng nông thôn có làng nghề phát triển đều thể hiện sự giàu có hơn hẳn những vùng thuần tuý sản xuất nông nghiệp;

Ngoài các hộ tham gia vào sản xuất sản phẩm trong làng nghề cộng với những hộ tham gia vào quá trình phục vụ khách du lịch ra thì trong làng nghề còn có các hộ nghèo không có khả năng tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch những vẫn có thể hƣởng lợi từ du lịch nhờ cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cộng đồng đƣợc cải thiện.

Phát triển làng nghề truyền thống cùng với việc tăng thu nhập của ngƣời dân đã tạo ra nguồn tích luỹ khá lớn và tăng nguồn thu nhập cho ngân sách địa

phƣơng. Vì vậy, nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đƣợc huy động từ sự đóng góp của ngƣời dân và sự hỗ trợ từ ngân sách địa phƣơng. Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng ở nông thôn và đặc biệt ở các làng nghề rất đƣợc chú ý phát triển.

Bên cạnh hệ thống đƣờng giao thông và các hệ thống điện đƣợc cải tạo nâng cấp và xây dựng mới, các cơ sở vật chất kỹ thuật khác nhƣ nƣớc sạch, thông tin, trƣờng học, và các hoạt động về dịch vụ, y tế, văn hoá, giáo dục đƣợc phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân đƣợc cải thiện, sức mua tăng tạo thị trƣờng cho công nghiệp và dịch vụ phát triển.

Nhƣ vậy, sự phát triển các làng nghề truyền thống chẳng những tự bản thân nó yêu cầu phải có kết cấu hạ tầng kỹ thuật phát triển mà còn kích thích phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao dân trí ở nông thôn, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

Các công ty thu lợi ích từ chi phí mua tour của khách, các dịch vụ mà công ty tổ chức trọn gói, những thƣơng lƣợng với làng nghề về tỷ lệ lợi ích từ các hoạt động dịch vụ tại chỗ…

* Cơ cấu phân chia lợi ích: làng nghề (…) - công ty (…) - địa phương có làng nghề (xã, huyện, tỉnh)

- Chia sẻ lợi ích từ nguồn thu du lịch để hỗ trợ làng nghề phát triển.

Để ngƣời dân ở trong làng nghề ý thức đƣợc việc phát triển du lịch sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng sinh sống trong làng nghề, các gia đình và cá nhân các thành viên trong làng nghề, công ty du lịch, ngƣời quản lý làng nghề...Việc chia sẻ lợi ích từ nguồn thu du lịch để hỗ trợ phát triển các cơ sở phục vụ khách du lịch ở trong làng nghề nhƣ là: xây dựng nhà trƣng bày sản phẩm, các công trình vệ sinh phục vụ khách tham quan, bãi đỗ xe...đảm bảo công bằng trong việc phát triển xã hội là hết sức cần thiết. Điều này cho phép có đƣợc sự ủng hộ lâu dài từ phía cộng đồng đối với việc phát triển du lịch, hạn chế ở mức thấp nhất những xung đột giữa các công ty hoạt động du lịch với cộng đồng dân cƣ làng nghề.

- Xây dựng phƣơng án chia sẻ lợi ích từ hoạt động kinh doanh du lịch với cộng đồng làng nghề ngay trong quá trình xây dựng chƣơng trình du lịch ngay từ ban đầu. Phƣơng án này cần có sự thống nhất của các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp du lịch tham gia hoạt động kinh doanh du lịch làng nghề và cộng đồng địa phƣơng.

- Có sự giám sát của cộng đồng địa phƣơng trong việc thực hiện các cam kết hỗ trợ từ phía các nhà đầu tƣ và các doanh nghiệp du lịch.

Tuy nhiên việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng dân cƣ trong làng nghề không có nghĩa đơn thuần là cung cấp nguồn vật chất cho sự phát triển làng nghề. Lợi ích quan trọng và có ý nghĩa lâu dài đối với cộng đồng làng nghề là thông qua hoạt động phát triển du lịch. Dân cƣ làng nghề sẽ có công ăn việc làm mới, ổn định với thu nhập cao hơn và nhờ đó sẽ hạn chế đƣợc sức ép của cộng đồng đối với tài nguyên du lịch, môi trƣờng du lịch, tệ nạn xã hội... góp phần tích cực vào phát triển du lịch bền vững, thông qua những lợi ích cụ thể mà hoạt động phát triển du lịch đem lại, ý thức của mỗi thành viên trong cộng đồng đối với việc phát triển nghề trong làng nghề du lịch để du lịch phát triển một cách thuận lợi và bền vững hơn.

3.2.5 Các bước tiến hành xây dựng mô hình liên kết

3.2.5.1 Tiến hành các cuộc tiếp xúc ban đầu (vai trò của Sở Du lịch)

- Trƣớc khi xây dựng mô hình liên kết làng nghề du lịch với các công ty lữ hành du lịch cần xem xét, đánh giá liệu làng nghề đó có thể phát triển thành làng nghề du lịch hay không? Nhƣ phần trƣớc đã đề cập, các làng nghề cần đáp ứng đƣợc một số yêu cầu cơ bản sau của làng nghề du lịch:

+ Có lịch sử hình thành và phát triển nghề sản xuất thủ công truyền thống. + Có những sản phẩm truyền thống và công nghệ sản xuất hấp dẫn du khách. + Có quần thể kiến trúc đẹp.

Ngoài ra, làng có hệ thống cơ sở hạ tầng tối thiểu để có thể đón khách tham quan: Hệ thống đƣờng xá trong làng, nhà truyền thống, các cửa hàng, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống, bãi đỗ xe cho khách...và có hệ thống dịch vụ phục vụ du lịch.

- Sở du lịch Hà Tây cần tiến hành tổ chức quy hoạch và xây dựng điểm du lịch làng nghề, trƣớc hết tập trung vào một số làng nghề trọng điểm đã thu

hút đƣợc nhiều khách du lịch theo phƣơng thức là nhà nƣớc, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm.

- Xây dựng chính sách, kế hoạch hỗ trợ phát triển du lịch tại các làng nghề. Hàng năm ngân sách tỉnh cần bố trí kinh phí khuyến khích phát triển du lịch, trong đó có khuyến khích phát triển du lịch làng nghề.

- Kết hợp khai thác du lịch làng nghề với loại hình du lịch khác ở Hà Tây có thế mạnh nhƣ du lịch văn hóa, lế hội với những đình chùa...thì việc khai thác các tài nguyên thông qua các sản phẩm du lịch văn hóa có nhiều thuận tiện.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến điểm đến du lịch làng nghề: Kế hoạch xúc tiến quảng bá, xác định thị trƣờng mục tiêu, phƣơng tiện quảng bá, tham gia các hội chợ triển lãm làng nghề...

- Kết hợp với các địa phƣơng khác để khai thác tài nguyên du lịch làng nghề, đồng thời thông qua đó đƣa hình ảnh làng nghề đến các tỉnh bạn nhất là Thủ đô Hà Nội và du khách quốc tế.

- Xã hội hóa hoạt động du lịch tại các điểm trọng yếu.

Để khai thác tài nguyên du lịch làng nghề một cách bền vững và hiệu quả, Sở du lịch và các ngành hữu quan cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề môi trƣờng sinh thái, tác động của hoạt động du lịch đến yếu tố văn hóa truyền thống tại điểm du lịch. Vì vậy các Sở ban ngành cần thiết phải có sự cân nhắc khi xác định phát triển các loại hình du lịch, công tác quy hoạch, đầu tƣ và việc ban hành cơ chế khuyến khích phát triển thủ công - tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề. Có thể phát triển du lịch làng nghề theo mô hình cộng đồng (có ngƣời dân tham gia vào làm du lịch), du lịch sinh thái vƣờn...nhằm đảm bảo quyền lợi lâu dài về mặt kinh tế - xã hội - môi trƣờng - văn hóa cho các điểm du lịch làng nghề.

3.2.5.2 Họp, đánh giá công tác chuẩn bị cho các hoạt động du lịch của các làng nghề (với vai trò chỉ đạo chuyên môn của Sở Du lịch)

- Giải quyết vấn đề liên quan đến khả năng sẵn sàng đón tiếp khách, các công tác giáo dục cộng đồng trong ứng xử với khách du lịch và phát huy lối sống có văn hóa trong dân cƣ, xử lý môi trƣờng vệ sinh khu vực làng nghề, công tác chuẩn bị một số điểm đón tiếp ban đầu cần thực hiện ngay để có thể tiếp đón

du khách trong thời gian ngắn, cải tạo lại công trình vệ sinh tại các điểm đón tiếp cho khách du lịch có thể sử dụng.`

- Tiến hành đầu tƣ và khai thác ban đầu: Phục vụ cho lƣợng khách du lịch quy mô nhỏ.

- Lựa chọn một số cơ sở nghệ nhân có thể đƣa vào khai thác phục vụ du lịch, đầu tƣ khu vực trình diễn các công đoạn tạo nên sản phẩm nghề truyền thống cho khách có thể quan sát và tham gia vào một số công đoạn của quá trình tạo nên sản phẩm nghề.

- Tuyển chọn thuyết minh viên là những ngƣời có trình độ văn hóa tại địa phƣơng, đào tạo nghiệp vụ thuyết minh cho họ.

- Tổ chức đoàn tour thử nghiệm của các doanh nghiệp lữ hành, các cơ quan quản lý, xúc tiến du lịch của các địa phƣơng khác đến tham quan, khảo sát về khả năng tổ chức tour cho khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến du lịch tại địa phƣơng.

- Đầu tƣ có quy mô vào các làng nghề trọng điểm: Địa phƣơng lên danh sách các dự án đầu tƣ vào sản phẩm du lịch làng nghề của mình, chú ý việc đầu tƣ sản phẩm mới cần dựa trên việc bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hóa đặc thù của làng nghề. Các công trình xây dựng không đƣợc phá vỡ cảnh quan chung của làng nghề mà là tô đẹp và hòa cùng phong cảnh làng quê truyền thống tuy nhiên vẫn phải phát huy đƣợc công năng sử dụng.

- Liên kết trong việc xây dựng các chƣơng trình du lịch kết nối các địa phƣơng: Sau giai đoạn đầu tƣ hoàn thiện sản phẩm, cơ quan quản lý du lịch các địa phƣơng chủ trì trong việc liên kết xây dựng các chƣơng trình du lịch và tổ chức các tour thử nghiệm cho các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài nƣớc, các cơ quan báo chí cùng tham gia. Từ đó hình thành sản phẩm du lịch hoàn chỉnh để đƣa vào khai thác phục vụ du khách.

Du lịch là ngành kinh tế mang tính chất liên ngành, liên vùng và có tính xã hội hóa cao, du lịch làng nghề cũng mang tính chất đó. Địa phƣơng muốn phát triển du lịch làng nghề nhất thiết phải có sự kết nối với cơ quan trung ƣơng và địa phƣơng khác để cùng khai thác phát triển các sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống của địa phƣơng mình. Ngành du lịch Hà Nội với tƣ cách là thủ đô

của cả nƣớc, là đầu mối phân phối khách cho các tỉnh phía Bắc và là một trong hai đầu mối trung tâm phân phối khách của cả nƣớc sẵn sàng hợp tác cùng các địa phƣơng bạn để cùng nhau liên kết xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch nói chung và các sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống nói riêng. Đối với Hà Tây, Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Hà Nội sẵn sàng hợp tác trong việc quy hoạch mạng lƣới các làng nghề nhất là đến nay Hà Tây đã sát nhập vào Hà Nội thì càng là điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tƣ, đào tạo nhân lực hƣớng tới mục tiêu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù mang đậm nét văn hóa truyền

thống này.

3.2.5.3 Xúc tiến công tác khai thác làng nghề và triển khai các hoạt động du lịch làng nghề.

- Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên một cách bền vững bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, xã hội và văn hoá. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển du lịch lâu dài.

- Hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải, nhằm giảm chi phí khôi phục các suy thoái môi trƣờng, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lƣợng du lịch.

- Phát triển gắn liền với bảo tồn tính đa dạng: duy trì và phát triển tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hoá là rất quan trọng đối với du lịch bền vững, tạo ra sức bật cho ngành du lịch.

- Lồng ghép du lịch vào trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, của tỉnh và quốc gia, huy động tối đa các nguồn lực đầu tƣ.

- Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phƣơng. Du lịch phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế địa phƣơng, phải tính toán đến chi phí môi trƣờng vừa để bảo vệ nền kinh tế bản địa cũng nhƣ tránh gây hại cho môi trƣờng.

- Khuyến khích sự tham gia đầu tƣ, khai thác của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng. Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trƣờng mà còn tăng cƣờng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách.

- Thƣờng xuyên trao đổi tham khảo ý kiến với cộng đồng địa phƣơng và các đối tƣợng có liên quan. Trong quá trình đầu tƣ luôn quan tâm đến vấn đề tƣ vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phƣơng, các tổ chức và cơ quan

là đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng nhƣ giải quyết những xung đột có thể

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành với điểm du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây (Trang 87)