Tính cấp thiết của việc xây dựng mô hình liên kết

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành với điểm du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây (Trang 65)

Việc xây dựng mô hình liên kết giữa làng nghề du lịch và các công ty lữ hành giúp cho các làng nghề khai thác đƣợc các lợi ích tiềm năng của các làng nghề. Ở Hà Tây hiện nay có khoảng 240 làng nghề thủ công truyền thống thuộc 11 nhóm nghề chính nhƣ: Mây tre đan, sơn mài, gốm sứ, thêu ren, dệt, cói, gỗ, đá...Với sự đa dạng nhƣ vậy, các làng nghề đã góp phần quan trọng vào việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời là chất liệu để phát triển ngành du lịch vốn thừa hƣởng những thế mạnh từ văn hóa. Những địa phƣơng có làng nghề truyền thống phải kể đến trên địa bàn Hà Tây nhƣ là: lụa Vạn Phúc, điêu khắc Mỹ Xuyên...bằng đó cái tên cũng đủ nói lên sự đa dạng, phong phú đầy tiềm năng để phát triển du lịch làng nghề.

- Phát triển mô hình làng nghề du lịch giúp làng nghề du lịch, công ty du lịch, chính quyền địa phƣơng khai thác đƣợc các lợi ích có đƣợc từ hoạt động du lịch. Với những giá trị không thể phủ nhận, với mảnh đất có nhiều làng nghề truyền thống nhƣ Hà Tây là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng không chỉ để phát triển ngành du lịch mà còn là động lực phát triển kinh tế của địa phƣơng. Làng nghề truyền thống mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, cùng với sự hỗ trợ của ngành du lịch các lợi ích này đƣợc biểu hiện một cách sinh động, hiệu quả hơn.

- Làng nghề du lịch làm đa dạng hóa các sản phẩm cho các công ty lữ hành trong khu vực địa bàn Hà Tây và các tỉnh thành lân cận. Du lịch là ngành có định hƣớng sử dụng tài nguyên cao. Giá trị của sản phẩm du lịch chủ yếu dựa trên sự đa dạng và chất lƣợng của tài nguyên du lịch. Làng nghề truyền thống mang đầy đủ đặc điểm của một đối tƣợng tài nguyên nổi bật của ngành du lịch. Xây dựng hệ thống du lịch làng nghề phối kết hợp với các công ty du lịch trên

địa bàn góp phần tăng lựa chọn cho khách du lịch đối với sản phẩm du lịch của địa phƣơng.

- Du lịch làng nghề là hình thức bảo tồn và giới thiệu rộng rãi nền văn hóa truyền thống hiệu quả. Thông qua hoạt động du lịch, các giá trị văn hóa truyền thống đƣợc nhiều ngƣời biết đến, sự trân trọng và chiêm ngƣỡng của khách du lịch, sự quan tâm tôn tạo của các di tích lịch sử, văn hóa của chính quyền địa phƣơng mà trên hết là lợi ích của ngành du lịch mang lại sẽ có tác động rất mạnh đến ý thức của ngƣời dân đối với nghề thủ công truyền thống, đối với các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mà họ còn gìn giữu lâu đời theo suốt tiến trình lịch sử, có nguy cơ bị hủy hoại theo thời gian và sự biến đổi của nền kinh tế thị trƣờng.

- Du lịch làng nghề giúp khôi phục và phát triển các nghề truyền thống đã và đang bị mai một trong nền kinh tế thị trƣờng và quá trình công nghiệp hóa đất nƣớc. Trong nền kinh tế hiện đại, dây truyền sản xuất công nghệ đã tạo ra các sản phẩm hàng loạt có chất lƣợng cao, giá rẻ. Các sản phẩm thủ công truyền thống thƣờng bị lãng quên hoặc không tìm đƣợc thị trƣờng tiêu thụ. Hoạt động du lịch của các công ty du lịch sẽ mang đến cho các làng nghề những đối tƣợng khách tiêu dùng đặc biệt, họ không chỉ cần đến những giá trị sử dụng mà còn quan tâm đến các giá trị tinh thần đƣợc truyền tải trong các sản phẩm. Hơn nữa hoạt động du lịch mang tính xã hội và lan truyền vì vậy du lịch làng nghề sẽ khuếch trƣơng, quảng bá và mở rộng thị trƣờng các sản phẩm của làng nghề, góp phần đƣa hình ảnh của sản phẩm và làng nghề đến với nhiều địa phƣơng và quốc gia khác khau.

- Du lịch làng nghề góp phần giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng tham gia vào các dịch vụ hỗ trợ du lịch. Việc gắn kết các làng nghề truyền thống với hoạt động du lịch đã tạo ra hàng loạt các công ty du lịch, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống và bán đồ lƣu niệm...tạo điều kiện cho lao động địa phƣơng có công ăn việc làm trong lúc nông nhàn.

- Du lịch làng nghề giúp thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị. Hoạt động du lịch tác động mạnh đến dòng chảy tiền tệ, chuyển một số lƣợng tiền lớn từ các khu đô thị có mức thu nhập cao đến những vùng nông

thôn có mức thu nhập thấp hơn. Vì vậy, du lịch làng nghề tạo ra mức cân bằng mới đối với mức thu nhập của nông thôn và thành thị. Quá trình di chuyển tiền tệ thông qua tiêu dùng du lịch góp phần rút ngắn khoảng cách và cải thiện tình trạng bất bình đẳng về mức sống giữa các vùng có điều kiện phát triển khác nhau của đất nƣớc.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành với điểm du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây (Trang 65)