trên địa bàn.
Việc phát triển làng nghề gắn với du lịch sẽ nâng cao hình ảnh, tên tuổi của làng nghề; sản phẩm đƣợc tiếp cận với nhiều khách du lịch trong và ngoài nƣớc, giải quyết đƣợc việc làm và tăng thu nhập cho lao động địa phƣơng; góp phần phát triển ổn định làng nghề, nghề thủ công. Do vậy, cần phải có sự gắn kết giữa các ngành, các cấp khảo sát củng cố, nâng cấp các làng nghề hiện có trên địa bàn các huyện, thị để xây dựng các tuyến du lịch gắn với làng nghề và hình thành một số điểm trƣng bày và bán sản phẩm chất lƣợng cao của các làng nghề, nghề thủ công trong tỉnh nhƣ: hàng thủ công mỹ nghệ và hàng đặc sản địa phƣơng.
Du lịch làng nghề là sản phẩm du lịch khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Các sản phẩm do nghề thủ công của làng nghề tạo ra nhƣ là một đối tƣợng tài nguyên du lịch có giá trị, đƣợc khai thác để phục vụ cho nhu cầu
nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, tham quan du lịch của du khách; mang lại lợi ích kinh tế cho địa phƣơng và đất nƣớc, góp phần tôn vinh, bảo tồn giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. Khôi phục và phát triển làng nghề, gắn kết làng nghề truyền thống với thị trƣờng du lịch có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Vai trò của du lịch làng nghề khá phong phú và quan trọng.
Du lịch làng nghề góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống là một đối tƣợng tài nguyên nổi bật của thị trƣờng du lịch. Xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống góp phần tăng cƣờng khả năng lựa chọn của khách du lịch đối với các sản phẩm du lịch của Việt Nam, tăng cƣờng khả năng xây dựng các sản phẩm du lịch có tính khác biệt lớn giữa các điểm đến trong tour, tăng mức độ hấp dẫn và ấn tƣợng đối với du khách, thỏa mãn nhu cầu của du khách, đặc biệt khách du lịch quốc tế muốn tìm hiểu về văn hóa làng, xã gắn liền với nó là những sản phẩm thủ công truyền
thống của các làng nghề mang tính độc đáo, nghệ thuật cao. Mặc dù những năm qua làng nghề ở nƣớc ta đƣợc khôi phục và phát triển
khá nhanh, có nhiều đóng góp cho kinh tế làng xã, mở rộng thị trƣờng cải thiện đáng kể đời sống nhân dân. Nhƣng sự phát triển làng nghề và thị trƣờng du lịch làng nghề vẫn chƣa ngang tầm với tiềm năng và còn nhiều hạn chế. Hoạt động du lịch làng nghề còn đơn điệu, chƣa đƣợc tổ chức chặt chẽ và chuyên nghiệp, khả năng mở rộng kinh doanh du lịch còn thấp nên doanh thu chƣa cao. Các dịch vụ tại điểm du lịch làng nghề chƣa phát triển dẫn đến thời gian ở lại làng nghề của du khách là rất thấp và hạn chế nhu cầu chi tiêu của khách. Một số vấn đề xã hội bắt đầu nảy sinh nhƣ bán giá cao cho khách, bán hàng có xuất xứ không phải từ làng nghề; thái độ thiếu thân thiện, ô nhiễm môi trƣờng…
Du lịch làng nghề đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết nhƣ: trình độ tổ chức quản lý, trang thiết bị và nguồn lực tài chính, kiến thức thị trƣờng, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật công nghệ. Chất lƣợng sản phẩm còn chƣa đồng đều, mẫu mã sản phẩm không phù hợp với phong cách hiện đại, còn nhái lại những sản phẩm nƣớc ngoài.
Thông tin trên thị trƣờng du lịch làng nghề cho khách du lịch không đầy đủ. Mặc dù số điểm làng nghề đƣợc khai thác khá nhiều nhƣng chất lƣợng sản
phẩm du lịch vẫn chƣa đảm bảo. Nhiều chƣơng trình du lịch đƣợc xây dựng với lịch trình chƣa hợp lý về mặt không gian và thời gian. Sự kết hợp các điểm du lịch làng nghề với các điểm du lịch sinh thái, lễ hội chƣa phù hợp gây nên tâm lý không tốt cho khách. Một số công ty lữ hành xây dựng chƣơng trình du lịch làng nghề còn mang tính hình thức, chƣa có sự tin tƣởng vào khả năng thành công của sản phẩm cho nên hiệu quả khai thác chƣa cao.
Một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự khởi sắc của loại hình du lịch làng nghề là các công ty du lịch. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp lữ hành hiện nay mới dừng lại ở việc khai thác những tiềm năng sẵn có về thiên nhiên, văn hoá mà chƣa nghiên cứu, đầu tƣ, khai thác một cách khoa học, bài bản để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo. Ở khu vực Hà Tây, loại hình du lịch làng nghề - văn hoá cũng đang phát triển mạnh, song các sản phẩm du lịch hiện nay ở Hà Tây hay những tỉnh lân cận…đều na ná giống nhau. Nói cách khác, du khách chỉ cần đến một lần, một nơi là có thể hiểu về làng nghề mà không cần phải đi thăm các làng nghề khác. Cộng đồng cƣ dân bản địa đƣợc tham gia vào các hoạt động du lịch không nhiều, chủ yếu chỉ là tham gia gián tiếp thông qua việc bán một số sản phẩm cho du khách nhƣ mây tre đan, may mặc,…Lợi ích mà các doanh nghiệp mang lại cho cộng đồng còn ít, mà những tác động xấu của hoạt động du lịch đối với cộng đồng thì lại rất đáng kể nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, đẩy giá nhiều sản phẩm lên cao, gây những phức tạp trong bảo đảm an ninh trật tự xã hội…
Bên cạnh đó, một số làng nghề đƣợc chọn là điểm đến cho du khách chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong hơn 240 làng nghề. Một số làng nghề nhƣ lụa Vạn Phúc, mộc Chàng Sơn, sơn mài Hạ Thái ...đã thu hút khá nhiều du khách nhƣng vẫn chỉ dừng ở mức độ tự phát. Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trƣớc hết là do thiếu sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong xây dựng, quy hoạch làng nghề. Sự biến động của thị trƣờng, khó khăn trong cạnh tranh, tiêu thụ hàng hoá khiến nhiều làng nghề chỉ hoạt động cầm chừng. Hơn thế, bản thân ngƣời dân làng nghề chƣa thấy hết đƣợc giá trị của việc phát triển du lịch. Tại làng lụa Vạn Phúc, một mô hình đƣợc coi là thành công nhƣng những thông tin dành cho khách du lịch nhƣ bản đồ đi bộ, địa chỉ “đỏ” về kỹ
thuật sản xuất truyền thống vẫn chƣa có, khách đến đây vẫn mua phải lụa “dởm”, bên cạnh đó ngƣời làng nghề ở đây vẫn chƣa thực sự hiểu đƣợc lợi ích mà ngành “công nghiệp không khói” mang lại cho họ. Số lƣợng khách du lịch đến tham quan cũng không đáng là kể. Bình quân 1.000 du khách đến Hà Tây chỉ có 10 ngƣời đến tham quan các làng nghề. Nhìn vào tỷ lệ này có thể thấy tiềm năng du lịch làng nghề ở đây chƣa đƣợc khai thác đúng mức. Bên cạnh những thế mạnh, hạn chế lớn nhất của các làng nghề ở Hà Tây là đều tập trung ở vùng nông thôn, cơ sở hạ tầng, giao thông còn yếu kém, không thuận lợi, các làng nghề chƣa đủ điều kiện để xây dựng thành các trung tâm giới thiệu, trƣng bày và bán sản phẩm...
Hà Tây là tỉnh tập trung nhiều làng nghề nhất cả nƣớc, Do vậy muốn thu hút đƣợc nhiều khách tham quan thì một trong những biện pháp đó là tổ chức lễ hội du lịch làng nghề truyền thống thƣờng niên nhằm quảng bá những sản phẩm của làng nghề trong tỉnh. Tại những kỳ hội chợ, nhiều làng nghề và các công ty du lịch đã có cơ hội ký hợp đồng xuất khẩu tại chỗ, mang lại giá trị hàng tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó, Sở cũng thƣờng xuyên tổ chức các tour đi về trong ngày. Giá mỗi tour nhƣ vậy thƣờng không quá 300.000 đồng/ngƣời.
Ngoài ra, tiếp thị du lịch qua việc xây dựng các trang web của các công ty du lịch giới thiệu làng nghề, tạo ra cơ hội quảng bá thƣơng hiệu và sản phẩm, mang lại thu nhập cao cho các hộ sản xuất các làng nghề trong tỉnh nhằm kích cầu loại hình du lịch làng nghề.
Đồng thời cần sắp xếp lại một cách bài bản, đồng bộ từ trên xuống dƣới, sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà nƣớc, công ty lữ hành và cả ngƣời dân giúp làng nghề trở thành điểm đến hấp dẫn. Nếu làm đƣợc nhƣ vậy, chắc ngành du lịch làng nghề Hà Tây sẽ khởi sắc.
Để tạo hứng thú cho du khách, giúp họ hiểu đƣợc ý nghĩa của sản phẩm, cảm nhận tâm hồn, tình cảm và tài hoa của ngƣời Việt, quan trọng nhất mỗi làng cần ít nhất một điểm sản xuất tập trung, trình diễn các công đoạn cơ bản của quá trình sản xuất để các công ty lữ hành đƣa du khách đến tham quan và thử tham gia vào quá trình đó. Hoặc mỗi làng nghề nên lựa chọn những gia đình còn giữ đƣợc nghề truyền thống, có mặt bằng để giới thiệu cho khách. Nên coi đó là
điểm thu hút khách. Hoặc có thể tổ chức một xƣởng sản xuất, tập hợp những nghệ nhân giỏi, giúp cải thiện kỹ thuật chế tác, tạo ra mẫu mã phong phú hay thành lập khu trƣng bày sản phẩm, bán đồ lƣu niệm. Tuy nhiên, để có đƣợc điều đó, cần sự tự nguyện của chính ngƣời dân làng nghề và sự gắn kết, phối hợp tốt với các công ty lữ hành.
Sự hiện diện của các công ty lữ hành trong hoạt động khai thác các làng nghề truyền thống Hà Tây vào kinh doanh du lịch còn khá mờ nhạt, mới chỉ dừng lại ở mức độ tự phát và các làng nghề thì bị động trong việc đón tiếp khách du lịch. Đối với các làng nghề việc đón tiếp khách du lịch cũng đơn thuần chỉ nhƣ các đối tƣợng khách vãng lai đi với mục đích mua sắm là chính mà chƣa đón tiếp khách du lịch theo đúng nghĩa của nó. Để thực hiện đƣợc điều này không chỉ là trách nhiệm của một mình làng nghề mà cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa làng nghề với các công ty lữ hành có đƣa khách đến làng nghề. Hai bên cần cùng bàn bạc và đƣa ra kế hoạch cụ thể, cách thức thực hiện và cả việc phân chia lợi ích từ kết quả thu đƣợc nhằm đảm bảo công bằng cho tất cả các bên tham gia vào hoạt động này.
Trên địa bàn Hà Nội và Hà Tây có tới ??? công ty lữ hành nhƣng chỉ ít các doanh nghiệp trong số đó có chƣơng trình du lịch đƣa khách đến làng nghề Hà Tây mặc dù nhiều làng nghề của Hà Tây nằm ở những vị trị đắc địa. Điều này thật dễ hiểu bởi sự đơn điệu, tẻ nhạt của các làng nghề và sự “luộm thuộm” nhếch nhác của cơ sở hạ tầng đã khiến các công ty lữ hành “ngại” không muốn đƣa khách đến thăm quan.
Cho đến nay các công ty lữ hành và các làng nghề vẫn đang ở trong tình trạng “ai làm việc của ngƣời nấy” mà không có sự liên kết để tạo nên sức mạnh tổng hợp trong việc khai thác các làng nghề vào hoạt động du lịch. Vì thế cần một “liều thuốc” cho cả hai phía để “điều trị” căn bệnh cố hữu của ngƣời Việt Nam là “đèn nhà ai nhà nấy rạng”.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Con số 2017 làng nghề thủ công cho thấy tiềm năng phát triển du lịch gắn với các làng nghề là vô cùng lớn, việc khái quát “hình ảnh” các làng nghề trên cả nƣớc trong hoạt động kinh tế cũng nhƣ trong hoạt động du lịch trong đó có “hệ thống” làng nghề Hà Tây có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc đƣa ra những giải pháp mang tính đồng bộ cho phát triển du lịch làng nghề ở địa phƣơng này. Hoạt động du lịch làng nghề ở nƣớc ta trong thời gian qua, những định hƣớng phát triển trong thời gian tới là cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch phát triển loại hình du lịch có quy mô và khai thác triệt để thế mạnh tiềm tàng vốn có của các làng nghề thủ công truyền thống. Từ những nghiên cứu, điều tra để tìm ra đâu là vấn đề đặt ra cho phát triển du lịch làng nghề ở Hà Tây để từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục nhằm đạt đƣợc mục đích là phát triển du lịch làng nghề một cách bền vững với sự gắn kết chặt chẽ giữa các công ty lữ hành với các điểm làng nghề truyền thống Hà Tây.
CHƢƠNG 3
MÔ HÌNH LIÊN KẾT GIỮA CÔNG TY LỮ HÀNH VÀ ĐIỂM DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ TÂY