Hoạt động của ngành du lịch

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành với điểm du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây (Trang 33)

1.3.2.1 Cơ cấu sản phẩm và dịch vụ chủ yếu.

* Đến nay du lịch Hà Tây đã hình thành 3 cụm du lịch trọng điểm chủ yếu, đó là:

- Cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, với những sản phẩm sinh thái, nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí, với những khu du lịch hấp dẫn nhƣ: Đồng Mô, sân Golf, Ao Vua, Khoang Xanh, Thác Đa, làng Việt cổ Đƣờng Lâm...đã tạo ra đƣợc ấn

tƣợng tích cực cho du khách về một khung cảnh thiên nhiên với khí hậu trong lành cũng nhƣ những đặc trƣng văn hóa của xứ Đoài, một trong “tứ trấn” nổi tiếng của đất kinh kỳ Thăng Long.

- Cụm du lịch Hƣơng Sơn - Quan Sơn tạo cho du khách ấn tƣợng về khu du lịch tâm linh với một lễ hội dài nhất Việt Nam (lễ hội chùa Hƣơng) và Hồ Quan Sơn một “Vịnh Hạ Long” thu nhỏ của Hà Tây.

- Cụm du lịch Hà Đông và phụ cận với các điểm di tích lịch sử văn hóa với chùa Thầy, chùa Tây Phƣơng, chùa Đậu...cùng với các điểm du lịch làng nghề độc đáo nhƣ: lụa Vạn Phúc, mây tren đan Phú Vinh, cỏ tế Phú Túc, khảm trai Chuyên Mỹ, sơn mài Duyên Thái, thêu ren Quất Động...đã tạo cho du khách ấn tƣợng về một bề dày văn hóa của vùng đất địa linh nhân kiệt và vùng quê của các nghề thủ công truyền thống.

* Dịch vụ chủ yếu phát triển du lịch:

- Dịch vụ lƣu trú du lịch: Hệ thống cơ sở lƣu trú du lịch trên địa bàn tỉnh có tốc độ tăng trƣởng khá cao. Đến năm 2007 tổng số cơ sở lƣu trú du lịch là 101 cơ sở với số buồng phòng khoảng 1200 phòng. Tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 9,6%. Các cơ sở lƣu trú du lịch trên chủ yếu đƣợc phân bố và tăng trƣởng mạnh trên những khu vực: Trung tâm Hà Đông, thị xã Sơn Tây, khu du lịch Hƣơng Sơn...Tuy tốc độ tăng trƣởng về cơ sở lƣu trú du lịch trên địa bàn là khoảng 9,6% nhƣng tại các làng nghề du lịch hiện nay thì chƣa có bất kỳ một cơ sở lƣu trú du lịch nào để phục vụ khách du lịch đến đây tham quan và lƣu lại tại khu vực làng nghề. Nếu có đi chăng nữa thì cũng chỉ là một vài nhà nghỉ chƣa đạt tiêu chuẩn tối thiểu để phục vụ khách du lịch...

Từ những thực tế về dịch vụ lƣu trú du lịch trên địa bàn tỉnh và đặc biệt là các làng nghề du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Tây xây dựng các dự án du lịch sắp tới của tỉnh Hà Tây, các nhà kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh...cần phải chú trọng xây dựng hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đạt tiêu chuẩn đón khách du lịch trong làng nghề du lịch để tăng thời gian lƣu lại làng nghề của khách du lịch. Đặc biệt quan tâm đến hình thức lƣu trú tại nhà (“homestay”) đã bắt đầu phổ biến ở các điểm du lịch làng nghề - dân tộc thiểu số của nƣớc ta. Đây là mô hình rất phù hợp với các hình thức du lịch văn hóa, có thể tạo không

gian thấm đậm chất văn hóa dân tộc Việt Nam truyền thống và tăng cƣờng sự giao lƣu giữa khách du lịch với ngƣời dân bản địa.

- Dịch vụ ăn uống: Dịch vụ ăn uống của làng nghề đã có phần đa dạng nhƣng chủ yếu tập trung vào các món ăn, hình thức ẩm thực của địa phƣơng và món ăn Việt Nam. Chƣa có nhà hàng cung cấp các món ăn nƣớc ngoài phục vụ cho khách du lịch quốc tế (món ăn Âu, Á...). Thông thƣờng các điểm làng nghề chỉ phục vụ khách 1 bữa/1đoàn khách ngay tại các hộ gia đình đƣợc phân công đón tiếp khách du lịch. Những bữa ăn này đã truyền tải đƣợc những nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của địa phƣơng nhƣng cần có sự quan tâm nhiều hơn đến vấn đề khẩu vị, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Các nhà hàng, quán ăn tại điểm đƣợc mở ra để phục vụ cho cả hai đối tƣợng khách là: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế và những ngƣời dân địa phƣơng vì vậy các nhà hàng, hộ gia đình kinh doanh ăn uống trong các làng nghề du lịch hiện nay vẫn chƣa đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn cho khách du lịch, việc tổ chức ăn uống còn lộn xộn, giá cả còn chƣa hợp lý...

- Các điểm bán đồ lƣu niệm, sản phẩm làng nghề: Đây là một trong những khâu yếu của các làng nghề truyền thống Việt Nam nói chung và Hà Tây nói riêng. Qua khảo sát thực tế tại một số làng nghề thì hiện nay có rất ít những làng nghề có những quầy hàng bày bán những sản phẩm thủ công truyền thống của làng mình làm ra còn đại đa số sản phẩm chỉ có trong các hộ làm nghề chứ chƣa có một nơi tập trung trƣng bày và giới thiệu sản phẩm...Điểm bán đồ lƣu niệm và sản phẩm thủ công mà làng nghề mình làm ra làm hoạt động du lịch trở nên sinh động hơn, giữ chân khách ở lại lâu hơn, mang lại lợi ích kinh tế cho làng nghề nhiều hơn...trong đó quan trọng hơn cả là tạo cơ hội giới thiệu về làng nghề, sản phẩm làng nghề với khách du lịch với chi phí bỏ ra thấp nhất.

- Hệ thống thông tin - dữ liệu, công tác hƣớng dẫn giới thiệu điểm du lịch của làng nghề: Mặc dù cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu về làng nghề Hà Tây và Sở du lịch Hà Tây trƣớc kia cũng đã có những cố gắng phối hợp với Sở Văn hóa thông tin trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu chính xác về tiềm năng phát triển, tình hình văn hóa - xã hội, đặc điểm kinh tế, lịch sử tổ nghề của các điểm làng nghề nhƣng các bài thuyết minh tại điểm hiện nay vẫn

chƣa phản ánh đƣợc sâu sắc và đầy đủ các khía cạnh trên. Hơn nữa phần lớn hƣớng dẫn viên du lịch lại thuộc các hãng lữ hành của Hà Nội dẫn khách đến nên cũng không thể tránh khỏi thiếu sót thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, thông tin mà hƣớng dẫn viên cũng chƣa đủ độ tin cậy. Trong tƣơng lai cần hoàn thiện một cách đồng bộ và giới thiệu rộng rãi cơ sở dữ liệu chung của ngành du lịch tỉnh trong đó có giới thiệu về các làng nghề truyền thống của tỉnh.

- Các dịch vụ bổ sung khác: Tại các làng nghề chƣa hoặc tồn tại rất ít các dịch vụ mà hiện nay khá phổ biến ở các đô thị, đó là các dịch vụ bán vé máy bay, đại lý du lịch, cho thuê phƣơng tiện vận chuyển, dịch vụ điện thoại quốc tế, trao đổi ngoại tệ...Do vậy khi khách du lịch vào làng nghề thiếu các dịch vụ bổ sung nhƣ trên sẽ mang lại cho khách cảm giác bất tiện khi họ tự tổ chức chƣơng trình tham quan du lịch của mình không thông qua các hãng lữ hành. Mặc dù du lịch làng nghề là một hình thức du lịch thôn quê có sự đòi hỏi tối thiểu về các tiện nghi, dịch vụ hiện đại so với các hình thức đi du lịch khác nhƣng nếu nhƣ hoàn toàn không có sẽ tạo cho du khách cảm giác bị cô lập hoặc gây bối rối khi khách du lịch chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm xử lý cá nhân. Một số làng nghề có hoạt động du lịch khá phát triển nhƣ làng lụa Vạn Phúc, khảm trai Chuyên Mỹ, mây tre đan Phú Vinh...số lƣợng khách tăng trƣởng nhanh nhƣng chƣa tận dụng đƣợc thời cơ để phát triển các dịch vụ trên nhằm nâng cao thu nhập cho điểm và đáp ứng đƣợc tối đa nhu cầu của khách.

Ngoài các dịch vụ chính là dịch vụ lƣu trú, hƣớng dẫn tham quan, dịch vụ ăn uống, các dịch vụ bổ sung khác cũng đóng vai trò không thể thiếu để hình thành nên một sản phẩm du lịch đạt chất lƣợng. Tuy nhiên vấn đề này vẫn chƣa đƣợc quan tâm xác đáng tại các làng nghề nên hoạt động du lịch tại đây không thật sự đa dạng nếu không muốn nói là rất đơn điệu.

1.3.2.2 Thực trạng phát triển của ngành du lịch Hà Tây.

* Về khách du lịch

Theo số liệu thống kê của Sở du lịch Hà Tây, năm 2001 toàn tỉnh mới chỉ có 84.913 lƣợt khách quốc tế thì đến năm 2007 con số này đã lên đến 185.000 lƣợt khách. Tính riêng khách du lịch nội địa trong thời gian này cũng đã tăng từ 1.147.787 lƣợt khách lên 2.223.000 lƣợt khách. Mức tăng bình quân hàng năm

là 13,86%/năm đối với khách du lịch quốc tế và 18,78%/năm đối với khách du lịch nội địa.

Bảng 1: Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch Hà Tây

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1.Tổng lƣợt khách DL 1.000 LK 1.232.700 1.575.247 2.034.000 2.374.529 2.600.000 3.150.000 3.432.000 -Khách quốc tế “ 84.913 89.326 90.000 103.602 130.000 170.000 187.000 -Khách nội địa “ 1.147.787 1.485.921 1.944.000 2.270.927 2.470.000 2.980.000 3.245.000 2.Tổng DT Tỷ đồng 162,825 180,280 200,000 251,642 285,000 350,000 495,000 3.Cơ sở lƣu trú du lịch Cơ sở 35 35 45 80 60 81 101 - Số phòng Phòng 562 562 875 1.429 1.064 1.085 1.200 4.Doanh nghiệpLHDL Đơn vị 10 17 23 28 31 32 32 5.LĐ trong ngành DL Ngƣời 2.687 3.182 3.371 3.968 4.700 5.130 5.300 -LĐ trực tiếp Ngƣời 1.287 1.532 1.671 1.868 2.200 2.530 2.600

-LĐ gián tiếp Ngƣời 1.400 1.650 1.700 2.100 2.500 2.600 2.700

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của ngành du lịch Hà Tây – Viện Nghiên cứu phát triển du lịch)

Cơ cấu khách du lịch đến Hà Tây trong những năm gần đây đã có những thay đổi cơ bản: Về khách quốc tế, thị trƣờng đa dạng dần lên bao gồm cả châu Á trong đó khách chủ yếu là các nƣớc ASEAN, các nƣớc Đông Bắc Á, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc; Châu Âu; Châu Mỹ và một số nƣớc khác. Về khách nội địa, tốc độ không những tăng nhanh mà còn tăng nhanh hơn hẳn so với các tỉnh lân cận. Ngoài lƣợng khách đến từ các tỉnh phía Bắc mà trọng tâm là Hà Nội, khách các tỉnh miền Trung và phía Nam cũng đã chọn Hà Tây làm điểm dừng chân.

Du khách đến Hà Tây với hầu hết các loại hình du lịch nhƣ lễ hội, tham quan thắng cảnh, nghỉ dƣỡng, nghiên cứu...và với nhiều mục đích khác nhau nhƣ công vụ, thƣơng mại, du lịch đơn thuần và kết hợp. Trong đó số lƣợng khách đi du lịch lễ hội, nghỉ dƣỡng chiếm 63,31% tổng lƣợng khách; khách đi

du lịch với mục đích nghiên cứu và một số mục đích khác chiếm 36,69% năm 2007 (Nguồn:Viện nghiên cứu phát triển du lịch).

Số lƣợng khách du lịch cả khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa đến với Hà Tây tăng đều qua các năm tuy nhiên du lịch Hà Tây còn một số tồn tại sau đây :

- Các điểm du lịch của Hà Tây còn thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí đi kèm, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, thiếu hấp dẫn. Chất lƣợng dịch vụ chƣa cao, không kéo dài đƣợc thời gian lƣu trú của khách.

- Hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng chƣa đồng bộ, nhiều điểm du lịch còn khó khăn trong việc đi lại, chƣa đƣợc đầu tƣ và quảng cáo rộng rãi, chƣa thu hút đƣợc khách đến thăm.

- Trong thời gian du lịch du khách thiếu thông tin về các điểm du lịch, công tác tổ chức tour, tuyến còn yếu nên lƣợng khách đến các điểm còn hạn chế mà chỉ tập trung nhiều ở Hƣơng Sơn, Ba Vì làm mất cân đối trong khai thác du lịch. * Về doanh thu du lịch

Doanh thu từ du lịch bao gồm tất cả các khoản do khách du lịch chi trả, đó là thu từ lƣu trú, ăn uống, vận chuyển, các dịch vụ khác...Trên thực tế các khoản thu này không phải chỉ do ngành du lịch trực tiếp thu mà còn nhiều ngành khác có tham gia hoạt động du lịch cùng thu.

Theo số liệu thống kê của Sở du lịch Hà Tây, năm 2001 doanh thu du lịch (không kể phần doanh thu từ vận chuyển) của tỉnh đạt 162,825 tỷ đồng đến năm 2007 doanh thu đạt 495 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ lƣu trú và ăn uống chiếm phần lớn trong tổng doanh thu du lịch của tỉnh. Tính riêng trong 7 năm gần đây mức tăng trƣởng bình quân đạt 20.36%, chứng tỏ quy mô và số lƣợng các cơ sở phục vụ du lịch cũng tăng lên đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của khách du lịch.

Tình hình trên cho thấy du lịch Hà Tây cần nâng cao chất lƣợng phòng nghỉ để làm cơ sở đƣa mặt bằng giá lên cao; các dịch vụ đi kèm nhƣ vui chơi giải trí, đồ lƣu niệm, dịch vụ thƣơng mại...cần đƣợc bổ sung và chú trọng đầu tƣ nâng cấp để kéo dài thời gian lƣu trú và tăng khả năng chi tiêu của khách du

lịch. Làm tốt điều này không những tạo cho doanh thu tăng mà còn giúp Hà Tây giữ đƣợc tốc độ tăng trƣởng một cách bền vững.

* Về lao động trong ngành du lịch

Số lƣợng lao động và cơ cấu đào tạo của đội ngũ lao động trong du lịch có ảnh hƣởng rất lớn tới chất lƣợng dịch vụ du lịch. Lao động trong du lịch bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp là số lao động làm việc trong các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ khác; lao động gián tiếp tham gia vào các hoạt động có liên quan đến hoạt động du lịch. Tỷ lệ giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp thƣờng là 1/2,2. Trong khách sạn, số lao động bình quân trên một phòng càng cao chứng tỏ hệ thống dịch vụ bổ sung càng hoàn chỉnh. Đối với khách sạn hiện đại, đầy đủ các dịch vụ thì tỷ lệ này có thể lên tới 2 - 2,2 ngƣời/phòng.

Theo số liệu thống kê năm 2001 cả tỉnh có 2.687 lao động (bao gồm cả lao động gián tiếp) trong ngành du lịch, đến năm 2007 con số này là 5.300 lao động (bao gồm cả lao động gián tiếp). Số lƣợng lao động tăng lên hàng năm xong chất lƣợng chuyên môn lại chƣa đƣợc cải thiện.

Nhìn chung số lao động chƣa qua đào tạo nghiệp vụ còn cao, trình độ nghiệp vụ sơ cấp chiếm số lƣợng lớn, trình độ ngoại ngữ của lao động còn rất thấp. Do đó để đáp ứng cho yêu cầu phát triển du lịch thì lao động trong ngành du lịch Hà Tây đang thiếu cả về số lƣợng và chất lƣợng.

Chỉ phân tích riêng trong năm 2007 thực trạng lao động trong ngành du lịch cho thấy chất lƣợng lao động trong quản lý và kinh doanh là chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Lao động có trình độ đại học, cao đẳng ở các chuyên ngành đạt tỷ lệ chƣa cao so với tổng lao động chiếm 13,7% trong tổng số lao động. Lực lƣợng lao động phổ thông trong du lịch đang đƣợc sử dụng nhiều chiếm 33,6% trong tổng số lao động của cả tỉnh. Lao động có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ còn quá ít chiếm 6,3% số lao động. Vì vậy đã làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ và sự phát triển du lịch của Hà Tây.

Nhƣ vậy có thể nói trong thời gian qua các hoạt động du lịch ở Hà Tây đã đạt đƣợc hiệu quả kinh tế xã hội nhất định, đúng định hƣớng, góp phần gìn giữ phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Tuy nhiên các hoạt động du lịch ở Hà Tây còn một số tồn tại cần khắc phục đó là việc khai thác du lịch chƣa đƣợc đồng bộ, chƣa khái thác hết tiềm năng theo định hƣớng bền vững, tỷ trọng khách du lịch quốc tế trong tổng số khách còn quá thấp chƣa tƣơng xứng với vị trí cửa ngõ của thị trƣờng khách quốc tế lớn là Hà Nội, nguyên nhân của tình trạng này là do:

- Nhận thức về sự phát triển du lịch bền vững của các cấp, ngành, các địa phƣơng và một số bộ phận nhân dân trong tỉnh còn chƣa đầy đủ, nhiều nơi chỉ chú trọng đến vấn đề khai thác tài nguyên để phục vụ lợi ích kinh doanh trƣớc

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành với điểm du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây (Trang 33)