Xây dựng quy hoạch du lịch làng nghề Hà Tây

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành với điểm du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây (Trang 103)

- Quy hoạch phát triển du lịch làng nghề phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch chung của Hà Tây. Cần có điểm tham quan ngắn nhƣng hấp dẫn, sống động và mang tính chất của một khu sinh thái xen vào những điểm du lịch làng nghề trong cùng một ngày.

- Cần phải xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng phát triển du lịch, trong đó vấn đề quan trọng nhất của du lịch làng nghề Hà Tây hiện nay là giao thông và cơ sở trƣng bày và bán sản phẩm của làng nghề. Hầu hết các làng nghề đều chƣa có đƣờng giao thông thuận tiện và biển chỉ dẫn khách du lịch xuống đến tận điểm tham quan, điều này gặp rất nhiều khó khăn cho khách du lịch nhất là khách du lịch đi lẻ hoặc tự đến tham quan làng nghề. Sản phẩm của làng nghề thì rất rẻ và đẹp nhƣng những khu trƣng bày và bán sản phẩm thì hầu nhƣ không

làng nghề nào có đƣợc khu trƣng bày sản phẩm độc đáo của làng nghề và những công cụ chế tạo ra sản phẩm của làng nghề. Hiện đã có một số ít làng nghề có khu trƣng bày nhƣng còn quá sơ sài, quá lộn xộn và không thẩm mỹ nên cũng không thể thu hút khách du lịch.

- Kết hợp các chƣơng trình, chiến lƣợc phát triển du lịch làng nghề với các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng.

- Quy hoạch phát triển du lịch làng nghề cũng phải đánh giá đƣợc năng lực của cộng đồng trong việc phát triển du lịch.

- Quy hoạch phải đề ra đƣợc những mô hình, những giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Hà Tây. Đặc biệt cần quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững làng nghề trong đó phát triển làng nghề phải gắn với lợi ích của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng.

Các làng nghề du lịch cũng cần phải có quy hoạch chi tiết cho riêng làng nghề của mình để phục vụ cho công tác du lịch đƣợc tốt.

- Làng nghề cần phải đƣợc đầu tƣ xây dựng bãi đỗ xe, nhà trƣng bày sản phẩm, khu dân cƣ, khu sản xuất sản phẩm, khu hành chính trong làng, cơ sở phục vụ du lịch, khu ẩm thực, nhà vệ sinh, một vài địa điểm thoáng đãng và có nhiều cây xanh dành cho du khách có thể nghỉ ngơi sau một chặng đƣờng dài để đến làng nghề...

- Phải cung cấp một môi trƣờng vệ sinh tốt.

- Cần phải quy hoạch một số điểm sản xuất có chất lƣợng và mẫu mã đa dạng. Tại các điểm này bên cạnh tổ chức tốt và hợp lý sản xuất cần có nơi trƣng bày và bán các sản phẩm của chính cơ sở đó vì khách du lịch muốn mua trực tiếp sản phẩm từ nơi sản xuất.

- Môi trƣờng không khí tại các làng nghề cũng là nhân tố quan trọng trong phát triển du lịch. Do đó, các làng nghề cần bảo tồn việc trồng các loại nguyên liệu thô: Nguyên liệu dành choviệc sản xuất, cây hoa mầu dành cho việc tiêu dùng hàng ngày của ngƣời dân địa phƣơng. Ví dụ: cây mây, tre của làng nghề Phú Vinh, cây dâu của làng nghề lụa Vạn Phúc...Việc duy trì trồng các loại nguyên liệu thô này không chỉ phục vụ tốt cho cung cấp nguyên liệu đầu vào mà

nó còn tạo ra một môi trƣờng không khí trong lành cho ngƣời dân địa phƣơng và gây ấn tƣợng tốt cho du khách khi đến tham quan làng nghề.

3.4.4 Đào tạo nguồn nhân lực, giáo dục cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Chú trọng nguồn nhân lực quản lý, nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, nghệ nhân, hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên.

Mở các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho đội ngũ quản lý tại địa phƣơng về quản lý nhà nƣớc về du lịch và một số kiến thức về du lịch khác. Tổ chức các khóa tập huấn về văn hóa giao tiếp, kỹ năng ứng xử trong bán hàng, marketing du lịch và đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và bán hàng cho khách du lịch. Quan tâm đến các lớp bồi dƣỡng ngoại ngữ giao tiếp cho cán bộ, nhân viên và nhân dân địa phƣơng tại các làng nghề. Đồng thời cũng cần chú trọng đặc biệt đến việc đào tạo kiến thức quản lý và kinh doanh của những ngƣời chủ doanh nghiệp và chủ cơ sở sản xuất.

- Làng nghề cũng nên mời chuyên gia đại diện từ các công ty du lịch và các chuyên gia nƣớc ngoài có thể cung cấp những bƣớc cơ bản của việc phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ phát triển du lịch.

- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân nâng cao nhận thức vai trò vị trí của du lịch làng nghề.

- Sở Du lịch và Hiệp hội du lịch làng nghề có những buổi hội thảo nâng cao nhận thức của ngƣời dân đặc biệt là những hộ gia đình sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ với số lƣợng lớn, những cuộc hội thảo này sẽ đạt đƣợc hiệu quả cao nếu có đƣợc sự giúp đỡ của các trƣờng đại học.

- Cung cấp cho ngƣời dân địa phƣơng đặc biệt là các hộ gia đình sản xuất hàng thủ công những chuyến đi khảo sát thực tế học hỏi kinh nghiệm của các làng nghề khác đã thành công trong việc phát triển mô hình du lịch làng nghề gắn với các công ty du lịch. Từ những chuyến đi này ngƣời dân sẽ học hỏi đƣợc những kinh nghiệm từ các làng nghề khác và đặc biệt họ sẽ học đƣợc cách kết hợp giữa việc sản xuất hàng thủ công gắn với phát triển du lịch.

- Cộng đồng địa phƣơng cần phải đƣợc nhận thức những giá trị độc nhất và riêng biệt của làng nghề mà điều này quyết định sự phát triển của du lịch mà ngƣời dân địa phƣơng thƣờng không nhận ra. Họ cần biết về lịch sử làng nghề

của họ, ông tổ nghề của họ là ai và làng nghề đang phát triển nhƣ thế nào. Trong truyền thuyết, lịch sử phát triển làng nghề sẽ có những giá trị cốt lõi là động lực cho sự phát triển của cộng đồng, phát triển mặt hàng thủ công truyền thống và góp phần đắc lực cho sự phát triển của du lịch làng nghề.

3.4.5 Giải pháp về thị trường, tuyên truyền quảng bá về du lịch làng nghề truyền thống.

- Đăng quảng cáo trên website: Trong trƣờng hợp trang webs của địa phƣơng hoặc của ngành Du lịch Hà Tây thì cũng nên có sự liên kết với website chung của ngành du lịch vì nhƣ vậy sẽ có cơ hội giới thiệu đƣợc tới nhiều ngƣời hơn.

- Xuất bản các tờ rơi, tập gấp chuyên về làng nghề du lịch của Hà tây: Việc sản xuất các tờ rơi, tập gấp này rất quan trọng nhƣng công việc quan trọng hơn đó là việc phát hành các tờ rơi, tập gấp này nhƣ thế nào để đến đúng đối tƣợng cần phải tuyên truyền, quảng bá. Kênh phân phối thông tin sẽ phụ thuộc vào đối tƣợng khách chúng ta cần tiếp cận. Để tiếp cận đƣợc các nhà kinh doanh lữ hành và công chúng, khách du lịch tiềm năng các ấn phẩm quảng bá này có thể phân phát trong các hội chợ, hội thảo. Để tiếp cận đối tƣợng khách du lịch đi lẻ, chƣa quyết định chƣơng trình du lịch “một cách cứng nhắc” trƣớc khi vào Việt Nam mà sẽ tuỳ điều kiện cụ thể hoặc đối tƣợng khách đi làm việc nhƣng có một số thời gian rỗi muốn đi tham quan quanh Hà Nội...thì các ấn phẩm này phải đƣợc phân phát tại các phòng thông tin du lịch sân bay, nhà ga, các khách sạn.

- Để tăng tính hấp dẫn, thu hút sự chú ý của khách du lịch, hàng năm cần tổ chức lễ hội làng nghề, Hội chợ du lịch làng nghề của tất cả các tỉnh thành trên cả nƣớc, tôn vinh các nghệ nhân có tay nghề cao của làng nghề du lịch.

- Tổ chức quảng cáo trên báo, tạp chí, truyền hình trong nƣớc nhằm thu hút khách du lịch trong nƣớc.

- Tổ chức đoàn khảo sát giới thiệu sản phẩm cho các công ty lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa. Đây là một hoạt động rất quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn đầu khi mà còn ít ngƣời biết đến làng nghề hoặc bản thân tính hấp dẫn của làng nghề chƣa đủ thu hút khách du lịch mà phải có sự tác động, giới thiệu, đƣa vào chƣơng trình của các hãng lữ hành. Khi các nhà kinh doanh lữ hành đến

tham quan tận mắt làng nghề và các hoạt động của nó thì có thể đóng góp những ý kiến quý báu cho việc nâng cấp hoàn thiện sản phẩm du lịch, đồng thời khi xây dựng chƣơng trình du lịch họ mới có thể thuyết phục đƣợc khách du lịch đến tham quan.

3.5 Bản đồ du lịch làng nghề Hà Tây và một số tour du lịch làng nghề tiểu biểu. biểu.

* Một số tour du lịch làng nghề tiêu biểu:

Chƣơng trình 1: Hà Đông (Hà Nội) - Lụa Vạn Phúc - Tạc tƣợng Sơn Đồng - Mây tre đan Phú Vinh.

Chƣơng trình 2: Hà Đông (Hà Nội) - Mộc Chàng Sơn - Chùa Thầy - Chùa Tây Phƣơng.

Chƣơng trình 3: Hà Đông (Hà Nội) - Chùa Bối Khê - Nón làng Chuôn - Quạt Vác - Đình Hoàng Xá - Dệt màn Hòa Xá.

Chƣơng trình 4: Hà Đông (Hà Nội) - Sơn mài Hạ Thái - Tiện Gỗ Nhị Khê - Thêu Quất Động - Điêu khắc Nhân Hiền - Đền Thờ Nguyễn Trãi.

Chƣơng trình 5: Hà Đông (Hà Nội) - Cỏ tế Phú Túc - Khảm trai Chuyên Mỹ - Trang trại Đắc Hải - Chùa Đậu.

Chƣơng trình 6: Hà Đông (Hà Nội) - Tạc tƣợng Sơn Đồng - Ren Hạ Mỗ - Dệt kim - bánh kẹo La Phù - Diều Bá Giang - Mộc cao cấp Vạn Điểm - Khảm trai Chuyên Mỹ - Nhà thờ Nguyễn Trãi.

Chƣơng trình 7: Hà Đông (Hà Nội) - Lụa Vạn Phúc - Khảm trai Chuyên Mỹ - Chùa Đậu

Chƣơng trình 8: Hà Đông (Hà Nội) - Làng sơn mài Hạ Thái - Khảm trai Chuyên Mỹ - Điêu khắc Thanh Thùy - Hà Nội.

Chƣơng trình 9: Hà Đông (Hà Nội) - Chè lam Thạch Xá - trang trại chè Ba Trại - Hồ Suối Hai

Chƣơng trình 10: Hà Đông (Hà Nội) - Lụa Vạn Phúc - Dệt kim - bánh kẹo La Phù - Chùa Đậu - Thêu Quất Động.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu đƣa ra những giải pháp phát triển đối với du lịch Hà Tây nói chung và đối với các làng nghề truyền thống của Hà Tây nói riêng do vậy việc tìm và đề xuất những giải pháp hoàn toàn mới là điều rất khó cho tác giả bởi vốn kiến thức và kinh nghiệm còn thiếu. Tuy vậy tác giả cũng đã cố gắng thông qua sự kế thừa các công trình nghiên cứu trƣớc và những tìm tòi, suy ngẫm của riêng mình để đƣa ra những giải pháp mang tính đồng bộ cho việc phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Tây mà cụ thể ở đây là ngoài việc đƣa ra các giải pháp chung thì luận văn có một điểm mới là đề xuất đƣợc mô hình liên kết giữa các công ty lữ hành và điểm làng nghề truyền thống nhằm phát triển loại hình du lịch rất đặc trƣng của vùng đất “trăm nghề” này.

KẾT LUẬN

Làng nghề truyền thống đƣợc coi là một loại tài nguyên du lịch “đặc trƣng” mà hiện nay việc khai thác chƣa thật sự xứng với tiềm năng của nó. Hà Tây là một địa danh “sở hữu” tới 1/10 tổng số làng nghề trong cả nƣớc - điều này nói lên thật nhiều ý nghĩa. Với 240 làng nghề đƣợc công nhận là tiềm năng quý giá cho việc phát triển du lịch làng nghề. Trong những năm qua Hà Tây đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch làng nghề nhằm phát huy thế mạnh riêng có của mình nhƣng trên thực tế chƣa đạt đƣợc hiệu quả mong muốn. Có nhiều làng nghề nhƣng quy hoạch ra sao, đầu tƣ nhƣ thế nào, chọn làng nghề nào làm thí điểm cho việc phát triển du lịch, làm sao để kêu gọi sự đầu tƣ từ ngoài tỉnh, chuẩn bị hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực?…là hàng chục câu hỏi đƣợc đặt ra không chỉ đối với các cấp lãnh đạo tỉnh mà nó còn là băn khoăn của chính những ngƣời dân trong các làng nghề. Một tiềm năng đang bị bỏ ngỏ đối với các công ty lữ hành cũng khiến họ phải đặt câu hỏi là làm thế nào để khai thác hết tiềm năng từ các làng nghề truyền thống Hà Tây. Những băn khoăn, trăn trở này đã chƣa gặp nhau bởi hiện nay việc khai thác một cách tự phát, không có quy hoạch, quy chế mà mạnh ai nấy làm đã tạo nên sự mất cân đối giữa các làng nghề, sự mất kiểm soát của tỉnh đồng thời ảnh hƣởng đến tâm lý kinh doanh của ngƣời dân làng nghề.

Nhằm góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên mà nhất là tìm ra tiếng nói chung giữa làng nghề truyền thống với các công ty lữ hành để phát huy hết thế mạnh của làng nghề và việc kinh doanh có hiệu quả của các công ty lữ hành, tôi đã thực hiện đề tài “Mô hình liên kết giữa các công ty lữ hành và điểm du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây”, hy vọng góp phần vào việc tìm ra một “lối đi” mới cho phát triển du lịch làng nghề Hà Tây. Các giải pháp đề xuất còn mang tính chủ quan song những đề xuất đó đƣợc dựa trên cơ sở vận dụng những kiến thức tiếp thu đƣợc trong quá trình học tập và từ thực trạng phát triển du lịch ở Hà Tây. Các giải pháp có thể chƣa mang tính khả thi cao nhƣng hy vọng sẽ là những gợi mở bƣớc đầu cho các làng nghề, các công ty lữ hành nghiên cứu và triển khai các phƣơng án kinh doanh có hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu sách, tạp chí:

1. Lan Anh: Du lịch Hà Tây phát huy thế mạnh. Du lịch Việt Nam, số 8 - 2002 (tr 27).

2. Lê Thanh Bình: Có thể xây dựng các làng nghề du lịch. Du lịch Việt Nam, số 56 (12/2007).

3. GS.Hoàng Văn Châu: Làng nghề du lịch Việt Nam, nhà xuất bản Thống kê (2007).

4. GS.TS Đặng Kim Chi: Xử lý nước thải tại làng nghề. Du lịch Việt Nam, số 3 - 2007 (tr 22).

5. Nguyễn Xuân Cƣờng: Hà Tây điểm đến của nhà đầu tư. Du lịch Việt Nam, số 7 - 2007 (tr 22).

6. Du lịch Việt Nam: Chưa xử lý được ô nhiễm làng nghề, số 4 - 2007 (tr 11) 7. PGS.TS Nguyễn Văn Đính: Quản trị kinh doanh lữ hành, nhà xuất bản Thống kê (1996).

8. TS. Vũ Mạnh Hà: Kinh tế du lịch (Bài giảng)

9. Lê Hải: Môi trường làng nghề với việc phát triển du lịch bền vững. Du lịch Việt Nam, số 3 - 2006 (tr 51).

10. PGS.TS Nguyễn Đình Hòe & Vũ Văn Hiếu: Phát triển du lịch bền vững, nhà xuất bảnĐại học Quốc gia Hà Nội (2001).

11. Trà Hƣơng Ly: Làng nghề - một tiềm năng của Hà Tây. Du lịch Hà Tây (7/2000).

12. Sở du lịch Hà Tây: Báo cáo tổng kết ngành du lịch các năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007.

13. Sở du lịch Hà Tây: Báo cáo điều tra về thị trường khách (2006).

14. Sở du lịch Hà Tây: “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây” (12/2005).

15. Phạm Côn Sơn: Làng nghề truyền thống Việt Nam, nhà xuất bản Văn hoá dân tộc (2004).

16. Phạm Quốc Sử: Phát triển du lịch làng nghề (nghiên cứu trƣờng hợp tỉnh Hà Tây), nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội (2007).

17. Tổng cục du lịch: Chương trình phát triển nguồn nhân lực đến 2015 (năm 2006).

18. Trƣờng cao đẳng du lịch Hà Nội: “Nghiên cứu đánh giá khả năng khai thác và giải pháp phát triển một số làng nghề truyền thống tại Hà Tây phục vụ khách du lịch” (2003).

19. Ths.Đào Duy Tuấn: Khai thác các làng nghề vùng Kinh Bắc cho phát triển

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành với điểm du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây (Trang 103)