Công tác chuẩn bị và vai trò của các bên

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành với điểm du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây (Trang 69)

3.2.1.1 Đối với các làng nghề.

- Phát triển cơ sở hạ tầng làng nghề: Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật dành cho du lịch đạt chất lƣợng và số lƣợng tƣơng xứng với hoạt động du lịch. Đƣờng vào làng nghề, đến các điểm di tích lịch sử văn hóa đã đƣợc xây dựng và đạt tiêu chuẩn; đƣờng nội bộ, hệ thống các công trình công nhƣ bệnh viện - trạm y tế, bƣu điện, bến xe...phù hợp với số lƣợng khách du lịch đến tham quan làng nghề và hoạt động của nhân dân trong làng. Một số công trình liên quan trực tiếp đến hoạt động du lịch đƣợc khuyến khích phát triển nhƣ: Xây dựng nhà trƣng bày để giới thiệu về sản phẩm của làng nghề trong đó có các hiện vật về lịch sử và văn hóa của làng nghề, công cụ sản xuất truyền thống, các sản phẩm độc đáo của làng nghề...Những công trình này có năng lực hỗ trợ rất mạnh cho hoạt động hƣớng dẫn du lịch tại các điểm làng nghề.

Cơ sở hạ tầng yếu và thiếu đang là thách thức rất lớn đối với sự tăng trƣởng và phát triển của du lịch làng nghề của tỉnh Hà Tây. Vì vậy, Hà Tây cần phải tiến hành song song nhiều biện pháp để có thể tăng cƣờng hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, các dịch vụ phục vụ cho du lịch cả về chất lẫn về lƣợng. UBND tỉnh Hà Tây cần ban hành quy chế ƣu đãi, khuyến khích các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài, chỉ đạo Sở Du lịch, Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Tài nguyên môi trƣờng - Nhà đất, Sở Kế hoạch Đầu tƣ các cấp chính quyền địa phƣơng tạo điều kiện xúc tiến triển khai “Quy hoạch du lịch làng nghề” trên địa bàn tỉnh.

- Đầu tƣ tôn tạo cảnh quan làng nghề: Để bảo tồn và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống nhà nƣớc cần có cơ chế hỗ trợ vốn, công nghệ, đào

tạo nghề cho lao động để các hộ làm nghề thủ công có điều kiện mở rộng qui mô sản xuất; xây dựng quy hoạch, xác định các làng nghề cần bảo tồn để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cho làng nghề, tạo điều kiện để quảng bá các sản phẩm của các làng nghề, tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ trong và ngoài nƣớc tạo điều kiện cho làng nghề phát triển, tăng thu nhập cho nhân dân. Định hƣớng mở các tuyến du lịch sinh thái văn hoá về các làng nghề, qua đó để quảng bá sản phẩm làng nghề và bảo tồn, phát triển làng nghề bền vững.

- Đầu tƣ phục hồi và phát triển nghề: Bảo tồn và phục hồi văn hóa làng nghề, tổ chức khôi phục lại các lễ hội truyền thống mang bản sắc làng nghề, đặc biệt cần tái hiện lại một cách chân thực quá trình hình thành và phát triển của làng nghề, ông tổ của nghề và những nét đẹp trong bản thân quá trình tạo ra sản phẩm làng nghề đó. Có chính sách tôn vinh tổ nghề, nghệ nhân, những bàn tay vàng. Phát triển làng nghề không thể tách rời việc bảo tồn các yếu tố truyền thống độc đáo của dân tộc đã in đậm trên các sản phẩm thủ công đồng thời hỗ trợ phát triển các sản phẩm ấy lên một bƣớc mới bằng cải tiến kỹ thuật sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu ngƣời tiêu dùng thời hiện đại. Đó cũng chính là nét đặc thù của du lịch làng nghề đang thu hút khách du lịch.

- Xây dựng không gian và môi trƣờng du lịch: phân biệt với không gian sản xuất và chuẩn bị những điều kiện thuận lợi để đón du khách (bãi đỗ xe, nơi tiếp đón, nhà trƣng bày, xác định địa chỉ tham quan, xây dựng cơ sở sản xuất biểu diễn và tạo điều điều kiện cho khách tham gia quá trình tạo tác sản phẩm, phát triển hệ thống dịch vụ giới thiệu, bày bán sản phẩm làng nghề, hệ thống dịch vụ phục vụ khách nghỉ ngơi, ăn uống…).

- Xây dựng môi trƣờng an ninh du lịch: Sự gia tăng ngày càng nhanh lƣợng khách du lịch đến với làng nghề thì sẽ kéo theo việc xuất hiê ̣n tràn lan các cơ sở dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng đòi hỏi của du khách đã dẫn đến việc sử dụng quá mức tài nguyên, năng lƣợng...gây tác động xấu đến môi trƣờng: nguồn nƣớc, đất bị ô nhiễm, đa dạng sinh học suy giảm, bệnh tật gia tăng...đã tác động rất lớn đến cuộc sống, sức khoẻ của ngƣời dân.

Để phát triển du lịch một cách bền vững, hạn chế tới mức thấp nhất tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã

hội tại làng nghề du lịch cần phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng của các cấp chính quyền, của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng và của khách du lịch, đồng thời phải có các biện pháp hữu hiệu thu gom và xử lý rác thải.

Bảo vệ môi trƣờng trong kinh doanh du lịch là rất quan trọng, nó quyết định đến sự phát triển bền vững của du lịch. Bảo vệ tốt môi trƣờng trong kinh doanh du lịch góp phần cải thiện sự xuống cấp của môi trƣờng nói chung, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con ngƣời và thiên nhiên gây ra cho môi trƣờng. Vì vậy, việc bảo vệ môi trƣờng, nhất là môi trƣờng trong các làng nghề du lịch cần sự chung tay của các ngành, các cấp và ngƣời dân.

- Xác định đơn vị lữ hành liên kết: Các làng nghề, hiệp hội làng nghề cần liên kết với các đại lý du lịch, công ty lữ hành để phối hợp tiến hành khảo sát và sử dụng những tour du lịch, tạo sự nhận thức về tiềm năng du lịch của làng nghề. Phối hợp với các khách sạn để bán hàng lƣu niệm, giới thiệu sản phẩm làng nghề, có chính sách

- Tạo điều kiện để các công ty lữ hành hoạt động một cách thuận lợi: Tăng cƣờng và tạo điều kiện để cho các công ty du lịch vào nghiên cứu thị trƣờng du lịch trên địa bàn, tìm hiểu các dòng khách và nhu cầu của họ để đƣa ra những sản phẩm phù hợp nhất với đối tƣợng khách, thị trƣờng khách du lịch. Làng nghề cần phải đƣợc chú ý đầu tƣ cả về tiền vốn lẫn chất xám để đảm bảo cho các sản phẩm phục vụ khách du lịch do các công ty đƣa đến luôn giữ đƣợc nét độc đáo, thể hiện bản sắc văn hoá qua từng hoa văn, chất liệu, màu sắc, kiểu dáng và loại hình...

Những sản phẩm của làng nghề chỉ có sức hấp dẫn cao khi nó độc đáo và có “hàm lƣợng” văn hóa đậm đà. Chính quyền địa phƣơng các làng nghề du lịch tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu văn hoá, các nhân viên marketing trong lữ hành du lịch có mặt tại làng nghề trao đổi, hƣớng dẫn họ và để họ trực tiếp tham gia vào quá trình tạo sản phẩm nhất là tạo kiểu dáng, hoa văn trên sản phẩm. Những sản phẩm của làng nghề vừa đảm bảo các yêu cầu về mỹ thuật truyền thống nhƣng phải đa dạng về loại hình, kích cỡ cho phù hợp với nhu cầu của nhiều du khách khác nhau. Nếu sản phẩm của làng nghề đơn điệu sẽ làm

mất đi sự hứng thú tham quan, mua hàng của khách. Cần phải coi việc tạo ra nhiều loại hình sản phẩm khác nhau mà vẫn thể hiện đƣợc bản sắc văn hoá độc đáo, đặc sắc trong sản phẩm là đòi hỏi có tính lâu dài, không chỉ để phát triển du lịch mà còn nhằm bảo lƣu các giá trị văn hoá truyền thống lâu bền.

- Giáo dục cho nhân dân ý thức xây dựng môi trƣờng du lịch và ý thức của ngƣời làm du lịch: Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân nâng cao nhận thức vai trò vị trí của du lịch làng nghề của mình. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tuyên truyền cổ động nâng cao nhận thức của ngƣời dân về vai trò của việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, nhận thức đƣợc việc tạo lập thói quen thân thiện, gần gũi với khách du lịch, tổ chức đi khảo sát thực tế các làng đã thành công trong việc thực hiện mô hình du lịch làng nghề để học hỏi những kinh nghiệm, học cách kết hợp giữa việc sản xuất hàng thủ công với phát triển du lịch.

- Xây dựng chƣơng trình quảng bá, tiếp thị: Phát triển thị trƣờng, tuyên truyền quảng bá du lịch làng nghề, xây dựng thƣơng hiệu làng nghề. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trƣờng, tập hợp và phân tích thông tin về thực trạng và phát triển làng nghề, số lƣợng khách du lịch đến làng nghề, cơ cấu khách, đặc điểm khách...Thực hiện về chiến lƣợc marketting và xúc tiến du lịch để khuyến khích sự cộng tác giữa các chủ thể du lịch, thực hiện đồng bộ các chính sách về thị trƣờng, hỗ trợ các làng nghề ổn định mở rộng thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, tăng cƣờng khả năng tiếp cận thông tin, xây dựng trang Web, đĩa CD giới thiệu về làng nghề du lịch, tham gia các hội chợ du lịch trong nƣớc và quốc tế, các chƣơng trình quảng bá du lịch tại nƣớc ngoài để giới thiệu tiềm năng du lịch làng nghề Việt Nam, mở rộng thị trƣờng và tổ chức liên hoan du lịch làng nghề.

- Chuẩn bị đội ngũ hƣớng dẫn viên tại điểm: Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển làng nghề du lịch, chú trọng nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, đào tạo nghệ nhân, hƣớng dẫn viên địa phƣơng, thuyết minh viên, trang bị những kiến thức về văn hóa, chuyên môn kỹ thuật sản xuất sản phẩm của làng nghề, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ đón tiếp khách du lịch, kỹ năng bán hàng, marketing du lịch...cho cán bộ, nhân viên và nhân dân làng nghề.

- Chủ động đƣa ra hình thức khuyến khích các công ty lữ hành khai thác du lịch làng nghề: Các hoạt động nhƣ liên hoan, hội chợ là một trong những hoạt động hiệu quả nhằm xúc tiến và khuyến khích du lịch làng nghề phát triển. Tại Hà Tây cứ hai năm một lần, Sở du lịch Hà Tây phối hợp với hiệp hội làng nghề đều tổ chức các Hội du lịch làng nghề truyền thống...trong nhữngngày tổ chức này thì thị xã Hà Đông đƣợc treo nhiều biểu ngữ, cờ hoa, khẩu hiệu, băng rôn quảng bá.

3.2.1.2 Đối với các công ty lữ hành.

Công ty du lịch là đầu mối quan trọng đƣa du khách đến với các làng nghề truyền thống. Họ là những ngƣời tiếp xúc trực tiếp với các nguồn khách, họ tạo ra các chƣơng trình du lịch, quảng bá và thu hút khách tới các làng nghề. Vì vậy cần có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Cụ thể:

* Xác định các điểm đến tham quan (làng nghề) và lập tour

Căn cứ vào đặc điểm tài nguyên, vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng của các làng nghề, các tuyến du lịch làng nghề gắn với tham quan di tích lịch sử - văn hóa đƣợc tổ chức nhƣ sau:

- Tuyến Hà Đông - Thƣờng Tín - Phú Xuyên.

Đây là tuyến du lịch đƣợc tổ chức theo quốc lộ 1A để đến với những làng nghề và di tích của hai huyện Thƣờng Tín và Phú Xuyên. Các điểm du lịch chủ yếu trên tuyến này gồm: Làng dệt lụa Vạn Phúc, làng sơn mài Hạ Thái, làng nghề mây tre đan Ninh Sở, làng tiện Nhị Khê, làng thêu ren Quất Động, làng mộc Vạn Điểm, làng khảm trai Chuyên Mỹ, chùa Đậu và nhà thờ Nguyễn Trãi.

- Tuyến Hà Đông - Thanh Oai - Chƣơng Mỹ.

Là tuyến du lịch đƣợc tổ chức theo trục quốc lộ 21B và 6A nối các điểm du lịch của hai huyện Thanh Oai và Chƣơng Mỹ. Các điểm du lịch chủ yếu trên tuyến này gồm: Làng dệt lụa Vạn Phúc, làng nón làng Chuôn, làng quạt Vác, làng mây tre đan Phú Vinh, chùa Bối Khê, chùa Trầm và chùa Trăm Gian.

*Xây dựng và phát triển các tour du lịch làng nghề dài ngày là tạo điều kiện để du khách có thể ở lại tại gia đình ngƣời dân ở các làng nghề, để giao lƣu tìm hiểu sâu sắc hơn về đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân các làng nghề.

Việc xây dựng mô hình liên kết giữa du lịch và làng nghề, mô hình này cũng còn khá mới mẻ với Việt Nam và cả những nƣớc đã phát triển loại hình du lịch làng nghề. Mô hình này hƣớng hƣớng tới việc thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong việc tìm kiếm sự thoải mái về tinh thần, cân bằng trạng thái tâm lý, khám phá những giá trị đích thực của cuộc sống. Mục đích của các tour du lịch làng nghề là mang lại cho khách du lịch những giá trị về tinh thần, bầu không khí trong lành, giá trị văn hoá và nhân bản sâu sắc. Đối với loại hình tour du lịch này, ngƣời dân phải biết đƣợc những ƣu điểm, những giá trị đặc thù, độc nhất của làng nghề, những câu chuyện, những trò chơi, những lễ hội độc đáo. Trong hình thức du lịch này, dân làng sẽ phải hƣớng dẫn cho khách du lịch hiểu đƣợc bản chất trong những quy định của làng nghề, những giá trị truyền thống, văn hoá của địa phƣơng. Tạo điều kiện để du khách đƣợc sử dụng những sản phẩm của làng nghề khi dùng các sản phẩm mây tre đan để chuẩn bị đồ ăn, hay giỏ đựng cá làm bằng mây khi đi câu cá về và đƣợc thƣởng thức món ăn đặc thù của địa phƣơng, đƣợc chuẩn bị và thực hiện các thao tác làm sản phẩm thủ công lắng nghe những âm thanh tự nhiên của làng quê. Và qua việc trải nghiệm nhƣ vậy, khách du lịch đƣợc sống một cuộc sống làng quê nhƣ một ngƣời dân làng thực thụ và qua đó hiểu đƣợc cuộc sống giản đơn, bình dị và thi vị của cuộc sống, tìm lại sự thanh thản trong tâm hồn.

Xây dựng cụm làng nghề tập trung tại các trung tâmm là một loại hình du lịch rất tiềm năng nhƣng cũng rất khó thực hiện, đòi hỏi các khâu chuẩn bị phải chu đáo, công phu và tốn kém.

* Xây dựng chương trình quảng cáo (“tour du lịch làng nghề”)

Tất cả các hoạt động quảng cáo đều nhằm khơi dậy nhu cầu của khách đối với các tour du lịch làng nghề của công ty lữ hành. Các sản phẩm quảng cáo phải tạo ra sự phù hợp giữa các chƣơng trình du lịch với nhu cầu mong muốn và nguyện vọng của khách du lịch.

Khi quảng cáo cho các tour du lịch làng nghề, các công ty du lịch áp dụng các hình thức quảng cáo sau đây:

+ Quảng cáo bằng các sản phẩm thực có của các làng nghề du lịch, có thể hƣớng dẫn sơ bộ về quá trình sản xuất sản phẩm của làng nghề, chu trình sản xuất, vật liệu sản xuất...kích thích vào tính tò mò của khách hàng.

+ Quảng cáo bằng các sản phẩm tập gấp, tập sách mỏng, áp phích... + Quảng cáo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, báo, tạp chí, tivi, đài...

+ Các hoạt động khuyếch trƣơng nhƣ tổ chức các hội chợ làng nghề du lịch trong nƣớc và quốc tế...

+ Quảng cáo trực tiếp: gửi các sản phẩm quảng cáo đến tận nơi ở địa chỉ của khách du lịch thân quen của công ty...

+ Các hình thức quảng cáo khác: Băng Video giới thiệu về làng nghề, phim quảng cáo...

* Chuẩn bị các điều kiện, đặc biệt là đội ngũ hưỡng dẫn viên có kiến thức về làng nghề

Hƣớng dẫn viên là ngƣời đại diện công ty trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch do vậy vai trò của hƣớng dẫn viên là vô cùng quan trọng đặc biệt đối với loại hình du lịch làng nghề mang tính đặc thù này.

Đối với hƣớng dẫn viên cho loại hình du lịch làng nghề ngoài kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ thông thƣờng và trình độ ngoại ngữ còn phải am hiểu về các làng nghề có trong các chƣơng trình của công ty. Hƣớng dẫn viên chuyên tuyến làng nghề đòi hỏi phải có kiến thức sâu về các mặt liên quan đến làng

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành với điểm du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)