Thực trạng về khách du lịch đến làng nghề Hà Tây

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành với điểm du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây (Trang 52)

Theo kết quả khảo sát và điều tra của luận văn cho thấy, khách du lịch đến các làng nghề truyền thống chủ yếu có động cơ là thực hiện chuyến du lịch với mục đích tham quan thuần túy. Tỷ lệ khách du lịch đến làng nghề với động cơ du lịch chiếm 46,60%, kết hợp du lịch với mua sắm 34,95%, du lịch kết hợp với nghiên cứu khoa học 11,65% và khách có động cơ khác chiếm 6,8%. (Nguồn: Báo cáo của hiệp hội làng nghề du lịch Hà Tây) Có thể thấy động cơ của khách du lịch ảnh hƣởng nhiều đến doanh thu của điểm làng nghề. Với đối tƣợng khách chỉ thực hiện chuyến đi nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch luôn có khả năng chi tiêu cao và sử dụng nhiều các dịch vụ du lịch tại điểm. Làng nghề cần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng loại khách này đồng thời kết hợp với việc đa dạng hóa các dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách.

Cơ cấu khách du lịch đến làng nghề phức tạp và có tỷ lệ chƣa cân đối đặc biệt đối với khách du lịch đƣợc xác định là đoạn thị trƣờng của làng nghề. Theo kết quả điều tra khách du lịch đến làng nghề, khách du lịch là nữ chiếm 36,89%, nam giới là 63,11%; đối tƣợng khách là học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ cao với 23,3% tổng số khách, giới nghiên cứu thấp nhất 5,83%. Ngƣời già, ngƣời đã nghỉ hƣu mặc dù đƣợc xác định là thị trƣờng mục tiêu của làng nghề nhƣng hiện nay vẫn chiếm tỷ lệ khiêm tốn là 13,59%. Lực lƣợng doanh nhân đi du lịch làng nghề với mục đích kết hợp công việc chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu nghề nghiệp của khách du lịch: 30,10%. (Nguồn: Điều tra về thị trƣờng khách của Sở du lịch Hà Tây) Đây là đối tƣợng khách không chỉ mang lại những lợi ích về mặt hoạt động du lịch mà còn có vai trò khuyến khích phát triển hoạt động thƣơng mại buôn bán tại các làng nghề nhƣng họ cũng là đối tƣợng thƣờng gây nên sự nhầm lẫn thống kê đối với chính quyền địa phƣơng và các đơn vị du lịch do động cơ du lịch mang tính kếp hợp.

Khách du lịch nội địa có thói quen tự tổ chức các chuyến đi đến các làng nghề mà không thông qua các công ty lữ hành, các đối tƣợng khách này chỉ tham quan một, hai điểm tại các làng nghề và kết thúc chuyến đi. Ngƣợc lại, khách du lịch quốc tế thƣờng mua sản phẩm trọn gói từ các công ty du lịch đến làng nghề nhƣ là một điểm đến chuyển tiếp trong chuỗi các điểm du lịch khác

nhau. Tuy nhiên một số khách du lịch nội địa từ các tỉnh, thành phố có vị trí địa lý không thuận lợi với Hà Tây nhƣ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam thƣờng đến làng nghề qua các hãng du lịch. Một số khách du lịch quốc tế có kinh nghiệm cũng không cần đến sự giúp đỡ của các công ty lữ hành mà đến các làng nghề thông qua sách hƣớng dẫn du lịch. Hiện nay, tỷ lệ khách đến làng nghề truyền thống Hà Tây qua các hãng lữ hành chiếm 38,83% tổng số khách và số khách tự tổ chức là 61,17%. Tỷ lệ này phần nào phản ánh đƣợc hiệu quả hoạt động của hệ thống công ty du lịch trong việc khai thác các điểm du lịch làng nghề truyền thống. Đối với ngành du lịch, số lƣợng khách du lịch đến điểm một cách tập trung thông qua thực hiện chƣơng trình du lịch trọn gói mang lại lợi ích nhiều hơn đối với khách du lịch đi lẻ, bất kể là khách du lịch quốc tế hay nội địa. Vì vậy để đẩy mạnh hiệu quả khai thác du lịch làng nghề trƣớc tiên cần đến lỗ lực của các công ty lữ hành và đại lý du lịch của tỉnh trong việc đẩy mạnh xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch trọn gói và mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm du lịch trên phạm vi toàn quốc.

Khách du lịch đến làng nghề thƣờng có nhu cầu chi tiêu trung bình. Có sự chênh lệch lớn trong mức chi giữa các đối tƣợng khách khác nhau: thấp nhất là học sinh, sinh viên (dƣới 50.000 VNĐ), sau đó đến ngƣời già đã nghỉ hƣu (50.000 - 100.000 VNĐ). Khách du lịch chi tiêu và sử dụng dịch vụ nhiều là những ngƣời ở độ tuổi trung niên (từ 35 - 55 tuổi) và khách quốc tế. Qua quá trình đi điều tra khảo sát có thể nhận thấy: Nếu nhƣ các mặt hàng thủ công đƣợc bày bán làm đồ lƣu niệm nhiều hơn nữa tại các làng nghề với mẫu mã và chủng loại đa dạng hơn thì khách du lịch sẽ sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền để mua sắm và ở lại điểm lâu hơn. Bình quân mỗi khách quốc tế đến làng nghề chi khoảng 21USD /1 ngày và khách du lịch nội địa là 180.000 VNĐ/1ngày. Khách du lịch chủ yếu chi vào việc mua các đồ lƣu niệm. Tỷ lệ dành cho các dịch vụ ăn uống, lƣu trú, vận chuyển và các dịch vụ bổ sung khác là thấp và tập trung vào các công ty du lịch ngoài điểm.

Khách du lịch quốc tế chủ yếu đến từ trung tâm du lịch Hà Nội và là các đối tƣợng thuộc các nƣớc Châu Á nhƣ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore...; các nƣớc Châu Âu nhƣ Hà Lan, Pháp, Canađa, Phần Lan...

và Châu Úc. Có thể nói lƣợng khách quốc tế của toàn tỉnh nhiều hơn khách nội địa do đặc điểm du lịch làng nghề có đặc tính hấp dẫn khách quốc tế . Khách du lịch Việt Kiều tuy có tỷ lệ khá thấp nhƣng sẽ là thị trƣờng đầy triển vọng nếu làng nghề có chính sách khuyến khích đối tƣợng khách này.

Các làng nghề mặc dù còn thiếu thốn về cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực nhƣng vẫn mang lại mức thỏa dụng cao cho nhu cầu tham quan, du lịch và mua sắm của khách. Vấn đền mà khách du lịch cảm thấy bức xúc nhiều là môi trƣờng tại các điểm làng nghề đang bị xuống cấp nghiêm trọng, các công trình hạ tầng thiếu thốn nhƣ chƣa có cơ sở lƣu trú du lịch, nhà vệ sinh công cộng và điểm xử lý nƣớc thải trong làng. Những yếu tố đƣợc khách đánh giá cao là thái độ thân thiện cởi mở của ngƣời dân địa phƣơng, hàng hóa tại điểm làng nghề thƣờng là rẻ và có chất lƣợng cao. Để tăng cƣờng khả năng cung ứng du lịch, làng nghề cần đẩy mạnh quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng và có sự nghiên cứu thấu đáo về nhu cầu của khách du lịch.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành với điểm du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây (Trang 52)